Nghiệp vụ trinh sát hình sự là gì

Quan hệ giữa đơn vị điều tra và đơn vị trinh sát trong hoạt động điều tra hình sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Tấn Châu, hiện tôi đang là sinh viên đai học tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động điều tra. Cho tôi hỏi, trong hoạt động điều tra vụ án hình sự thì cơ quan điều tra với lực lượng trinh sát có mối quan hệ như thế nào? Tôi phải tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Tấn Châu [tanchau*****@gmail.com]

  • Quan hệ giữa đơn vị điều tra và đơn vị trinh sát trong hoạt động điều tra hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Cụ thể là:

    Quan hệ giữa đơn vị Điều tra và đơn vị trinh sát là quan hệ phối hợp, hỗ trợ trong phát hiện, ngăn chặn, Điều tra, xử lý và phòng ngừa tội phạm.

    Hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự là hai loại hoạt động nghiệp vụ quan trọng của lực lượng Công an, có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau trong quá trình điều tra các vụ án hình sự. Trong đó:

    - Hoạt động điều tra được thực hiện nhằm mục đích tìm ra sự thật khách quan của tội phạm, có hay không có hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm. Các đơn vị điều tra được thành lập trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hoạt động điều tra hình sự là một hoạt động trong tố tụng hình sự và được ghi nhận trong Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 .

    - Hoạt động trinh sát là một hoạt động nghiệp vụ đặc thù chuyên biệt và có yêu cầu bí mật cao liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Các đơn vị trinh sát được thành lập trong Công an nhân dân thực hiện đấu tranh có hiệu quả với các loại hành vi phạm tội, nhất là đối với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy,... Hoạt động trinh sát chưa được ghi nhận trong Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, do đó, hoạt động trinh sát không phải là một hoạt động trong tố tụng hình sự.

    Quan hệ phối hợp giữa hoạt động trinh sát với hoạt động điều tra tố tụng trong điều tra vụ án hình sự nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án, góp phần xử lý các hành vi phạm tội đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không để oan sai, lọt tội phạm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quan hệ giữa đơn vị điều tra và đơn vị trinh sát trong hoạt động điều tra hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo thêm tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:

Cảnh sát hình sự là gì? Thẩm quyền của lực lượng cảnh sát hình sự? Nhiệm vụ, quyền hạn trong điều tra hình sự?

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi khi ra đường chúng ta thường bắt gặp nhiều hình ảnh các chiến sỹ cảnh sát nhân dân. Tuần tra làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội, vì bình yên cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về trách nhiệm và thẩm quyền mà nhà nước quy định cho các chức danh trong ngành này.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cảnh sát hình sự, hay cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội một bộ phận thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ: và thẩm quyền tiến hành các biện pháp trinh sát và một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để điều tra, khám phá nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động của bọn tội phạm về trật tự xã hội và các loại tội phạm trong lĩnh vực tệ nạn xã hội, góp phần bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Theo Quyết định số 5600/2004/QĐ – BCA[X13] ngày 30.9.2004 của Bộ trưởng Bộ Công an, Cảnh sát hình sự được sắp xếp lại về tổ chức và sáp nhập vào lực lượng cảnh sát điều tra Bộ Công an trực thuộc Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, với tên gọi Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội [gọi tắt là Cảnh sát Điều tra Tội phạm Hình sự].

Hệ thống tổ chức của cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội gồm: ở Bộ Công an có Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội [C45]; ở công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; ở công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; ở công an các phường trọng điểm của thành phố, thị xã, trạm công an, đồn công an có tổ cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Cảnh sát hình sự hay tên gọi đầy đủ là cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Một bộ phận thuộc lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Theo quy định của pháp luật hiện hành cảnh sát hình sự có nhiệm vụ và thẩm quyền. Tiến hành các biện pháp trinh sát và tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

  • Phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động của bọn tội phạm về trật tự xã hội,
  • Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa
  • Bảo vệ tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
  • Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Cảnh sát hình sự trong tiếng Anh là Criminal Police.

Định nghĩa cảnh sát hình sự trong tiếng Anh được hiểu như sau:

Criminal police or full name is police investigating crime of social order. A part of the Vietnamese People’s Public Security Force. Under current law the criminal police have duties and authority. Carry out reconnaissance measures and conduct a number of investigative activities in accordance with law.

– Preventing and preventing activities of criminals in terms of social order,

Xem thêm: Bảng lương của quân đội, công an, cảnh sát mới nhất năm 2022

– Protection of socialist property

– Protect the lives, legitimate rights and interests of citizens Maintain social order and safety.”

2. Thẩm quyền của lực lượng cảnh sát hình sự:

Căn cứ Điều 19 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Chúng tôi rút ra thẩm quyền của chiến sỹ cảnh sát hình sự được quy định như sau:

– Tuần tra giữ gìn trật tự an ninh xã hội, bảo vệ bình an cho cuộc sống của người dân

– Truy bắt các đối tượng gây rối, bảo vệ người dân, tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, trấn áp tội phạm

– Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của người dân hoặc các cơ quan báo chí, cơ quan cấp trên chỉ định và kiến nghị khởi tố nếu có đủ căn cứ.

– Nếu như khi tiếp nhận vụ việc không đủ thẩm quyền giải quyết . Thì phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền kèm theo các tài liệu liên quan.

– Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội. Thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Cảnh sát là gì? Sự khác nhau giữa Công an nhân dân và Cảnh sát nhân dân?

– Tiến hành điều tra các vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội và các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội

– Phối hợp với đội Điều tra tổng hợp thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng

– Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Các chiến sỹ cảnh sát hình sự cần đảm bảo tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, khách quan và toàn diện.

H thng t chc ca cnh sát hình sự được phân bổ như sau:

Tại Bộ Công an khi nói đến C45 ta có thể hiểu đây chính là cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội ở cấp cao nhất, cấp Bộ.

Ở công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Lực lượng cảnh sát hình sự có tên gọi là Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Như vậy cấp Phòng là tên gọi dành cho lực lượng cảnh sát hình sự. Công tác tại đơn vị hành chính cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

Công an quận, huyện, thị xã, thành phố. Trực thuộc tỉnh lực lượng cảnh sát hình sự có tên gọi là đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội

Ở công an các phường trọng điểm của thành phố, thị xã, trạm công an, đồn công an. Được gọi là tổ cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Xem thêm: 141 là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng 141?

3. Nhiệm vụ, quyền hạn trong điều tra hình sự:

Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an có nhiệm vụ quyền hạn như sau:

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

– Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh

Xem thêm: Cảnh sát đặc nhiệm là gì? Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm?

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.

– Hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh báo cáo Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự.

Mục đích của điều tra vụ án hình sự:

Hoạt động điều tra hình sự được coi như là một công cụ, phương tiện khám phá tội phạm. Điều tra được bản chất, tính chất quan trọng những sự việc tội phạm gây ra đến mức độ nào.

Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt của lực lượng cảnh sát nhân dân

Hoạt động điều tra hình sự giúp cho người có thẩm quyền có cái nhìn đúng đắn hơn về tính chất, mức độ, sự quan trọng của vụ án. Trên cơ sở đó đưa ra những chứng cứ về vụ án và điều tra một cách chính xác nhất.

Điều tra hình sự nhằm lấy lại công bằng và khách quan từ cả hai phía là người bị hại và người hại. Bên cạnh đó giải quyết và thu thập những chứng cứ quan trọng để xử lý và kết thúc vụ án một cách chính xác nhất.

Mục đích của việc điều tra hình sự cũng là để chứng minh xem tội phạm là do cố tình hay vô ý gây nên. Việc làm rõ hoạt động bằng cách điều tra giúp cơ quan tố tụng có thể đánh giá một cách chính xác mức độ nguy hiểm của phạm tội là gì, tạo cơ sở cho việc xét xử và định tội chuẩn xác nhất.

Vai trò của điều tra hình sự:

Chúng ta đã biết hoạt động điều tra hình sự là một trong những chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan đối với những trường hợp và hành vi phạm tội. Từ việc xác định và thông qua các chứng cứ đã thu thập được, áp dụng và thực hiện tốt nguyên tắc, làm đúng với quyền hạn và trách nhiệm trong thực tiễn, thực hiện quy định theo luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm; đem lại sự ổn định trong xã hội và giữ gìn an ninh trật tự của đất nước.

Đây là một công việc và một giai đoạn mang tính pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của người phạm tội nếu họ trong sạch. Điều tra kỹ lưỡng trước khi bước sang giai đoạn khởi tố và xét xử của Viện Kiểm sát và Tòa án, góp phần tăng lên cơ sở của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Kết luận: Cảnh sát hình sự giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều tra vụ án hình sự và góp phần giữ gìn trật tự, trị an xã hội. Ngày nay với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm ngày càng tăng cao và tinh vi, đòi hỏi lực lượng cảnh sát hình sự phải tích cực theo dõi và có thêm nhiều phương án để tiếp cận các đối tượng này.

Chủ Đề