Hướng gió tây tây nam là gì

Câu hỏi: Gió mùa hạ là gió gì?

Nội dung chính

  • 1. Định nghĩa và nguồn gốc gió mùa
  • 2. Nguyên nhân hình thành gió mùa
  • 3. Các loại gió mùa và đặc điểm từng loại:
  • Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A
  • Video liên quan

Trả lời:

* Gió mùa mùa hạ là gió mùa Tây Nam:

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.

- Hướng gió: Tây Nam

- Thời gian hoạt động: từ tháng 5 - 10.

- Đặc điểm - tính chất:

Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.

Giữa và cuối mùa hạ [từ tháng VI]: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm

* Ảnh hưởng:

- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.

- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về gió mùa nhé.

1. Định nghĩa và nguồn gốc gió mùa

Đây là một loại gió đổi hướng theo mùa, hướng gió được thay đổi gần như ngược chiều nhau giữa mùa đông và mùa hè. Thuật ngữ gió mùa [tiếng Anh là Monsoon] có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập “Mausim” có nghĩa là “mùa”. Gió mùa là một đặc trưng của khí hậu khu vực miền nam châu Á.

Do sự thay đổi của áp suất khí quyển mà vào mùa hè, gió mùa thổi từ biển vào đất liền từ hướng tây nam nên còn gọi là gió mùa Tây Nam, hay gió mùa mùa hè. Mùa đông, gió chuyển hướng từ đất liền thổi ra biển, vào nước ta từ hướng đông bắc nên còn gọi là gió mùa Đông Bắc, hay gió mùa mùa đông.

2. Nguyên nhân hình thành gió mùa

Nguyên nhân chính sinh ra gió mùa là sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương và sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu cầu theo mùa.

Về mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp, nên dải áp cao Sibir được hình thành, có trung tâm áp nằm giữa 40 – 600 vĩ độ Bắc, hoạt động với cường độ lớn. Gió thổi từ cao áp [xoáy nghịch] này về phía nam và đông nam qua Trung Quốc, Nhật Bản, hội tụ tín phong bắc bán cầu thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 150 – 200 tạo thành gió mùa đông bắc ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi vượt qua xích đạo [ở Indonesia] gió lệch hướng thành gió tây tiến về dải hội tụ nội chí tuyến, lúc này nằm ở 10 – 150 Nam

Về mùa hạ, chuyển động biểu kiến của mặt trời đi về phía bắc, đường hội tụ nội chí tuyến vượt lên phía bắc, các hạ áp hình thành do nhiệt trên các lục địa cũng di chuyển về phía bắc và hút gió tín phong từ phía nam xích đạo lên. Sau khi vượt qua xích đạo, do ảnh hưởng của lực coriolis, gió này chuyển hướng tây nam. Một số nơi, do sức hút lớn của các hạ áp lục địa, gió này chuyển hưởng đông nam.

3. Các loại gió mùa và đặc điểm từng loại:

*Gió mùa mùa đông:

- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, di chuyển theo hướng Đông Bắc nên gọi là gió mùa Đông Bắc.

- Phạm vi hoạt động và tính chất:

+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài ở miền Bắc; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Di chuyển xuống phía Nam, gió suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, tín phong Bắc bán cầu thổi hướng Đông Bắc hoạt động mạnh, chiếm ưu thế và gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

*Gió mùa mùa hạ:

- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10 với hai luồng gió thổi vào cùng hướng Tây Nam.

- Phạm vi và tính chất:

+ Nửa đầu mùa hạ[tháng 5 – 7]: khối khí chí tuyến vịnh Ben Gan [TBg] di chuyển hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc.

+ Giữa và cuối mùa hạ [tháng 6 – 10]: gió mùa Tây Nam [từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam] hoạt động. Vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

* Hệ quả:

- Tạo ra sự phân mùa khí hậu:

+ Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

- Giữa Tây Nguyên mưa mùa hạ và đồng bằng ven biển Trung Bộ mưa thu đông⟹ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

Gió mùa Tây Nam khi thổi đến Bắc Bộ có hướng

A. đông bắc.

B. đông nam.

C. tây bắc.

D. tây nam

Các câu hỏi tương tự

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của gió mùa và hướng các dãy núi đến sự khác biệt khí hậu giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên.

A. Đông bắc     

B. Đông nam

C. Tây bắc     

D. Bắc

Khu vực nam vùng phía tây Bắc Bộ có mùa hạ đến sớm hơn vùng phía đông Bắc Bộ, do nơi đây

B. gió tây nam đến sớm hơn

Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành

A. Đông bắc.

B. Đông nam.

C. Tây bắc.

D. Bắc.

Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành

A. Đông bắc

B. Đông nam

C. Tây bắc

D. Bắc

Vào giữa và cuối mùa hạ, dó áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành:

A. Đông bắc.

B. Đông nam.

C. Tây bắc.

D. Bắc.

Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng:

A. tây bắc.

B. đông nam.   

C. đông bắc.

D. tây nam.

Vào mùa hạ gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do

A. ảnh hưởng của Biển Đông.

B. ảnh hưởng của gió mùa.

C. bức chắn địa hình.

D. ảnh hưởng của gió mùa và bức chắn địa hình.

Hướng gió mùa ở nước ta là?

A.Mùa hạ hướng tây nam [hoặc đông nam], mùa đông hướng đông bắc

B.Mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc

C.Mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam

D.Mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam

Đáp án đúng A

Hướng gió mùa ở nước ta là mùa hạ hướng tây nam [hoặc đông nam], mùa đông hướng đông bắc, ở miền Bắc có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, ở miền Nam có hai mùa là mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

Việt Nam có hai mùa gió chính: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

– Gió mùa mùa đông: 

+ Từ tháng 11 đến tháng 4 Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc [thường gọi là gió mùa Đông Bắc].

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.

+ Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.

+ Trong thời gian này từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

– Gió mùa mùa hạ

+ Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta.

+ Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng [gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào].

+ Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam [xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam] hoạt động mạnh.

+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: Có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

+ Cuối mùa đông khối khí Xibia di chuyển về phía đông, qua biển nước ta đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân ở Đồng bằng sông Hồng.

+ Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại và bị đẩy lên cao, hơi nước ngưng tụ, gây mưa ở sườn tây, gió vượt qua sườn đông hơi nước đã giảm nhiều và nhiệt độ lại tăng. Gió hoàn toàn trở nên khô nóng.

Chủ Đề