Ngày rằm tháng giêng là ngày gì

Cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu được lưu truyền trong dân gian với nhiều giai thoại khác nhau. Theo T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên Tiêu, Tết Nguyên Đán cũng như nhiều ngày Tết khác của người Việt, đều có sự ảnh hưởng từ các tích truyện của Trung Quốc. Khi về đến Việt Nam, qua sự tiếp biến văn hóa, các phong tục, ngày lễ này đều có sự thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên, cũng trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, nước ta đồng thời có sự du nhập của Phật giáo, ảnh hưởng đến nhiều phương diện truyền thống, trong đó có ngày Tết Nguyên Tiêu. Nhờ sự hỗn dung văn hóa này, Tết Nguyên Tiêu cũng có ít nhiều sự biến đổi.

Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt

"Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa rất lớn. Vào ngày này, dân chúng lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Chính vì vậy mà vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc", T.S Đinh Đức Tiến cho biết.

Từ nghi thức Phật giáo này kết hợp thêm với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, từ đó, không gian thờ cúng của ngày Rằm tháng Giêng càng mang nhiều ý nghĩa hơn.

Thành tâm khấn vái cầu phúc, cầu an, cầu may mắn trong năm mới. Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" của người nông dân để bắt tay chuẩn bị một vụ mùa mới. Trước khi xuống đồng, người dân làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bởi vậy, từ lâu nay, mọi người luôn quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".

Cũng theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ [từ 11h trưa đến 1h chiều] là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng trong khoảng thời gian từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng.

Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

- Dọn dẹp ban thờ: Trước khi tiến hành cúng, gia chủ cần phải dọn dẹp ban thờ tỉ mỉ, cẩn thận. Khi làm việc này gia chủ chú ý không nên xê dịch bát hương. Trước khi lau dọn cần thắp một nén nhang xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn bàn thờ để cúng Rằm.

- Nên thắp hương theo số lẻ: Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

- Không dùng hoa quả giả: Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

- Gia chủ khi tiến hành cúng cần phải ăn mặc trang phục chỉnh tề, khi khấn cần thành tâm, không cười nói.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Tết Nguyên Tiêu là gì?

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 14 - 15 tháng Giêng Âm lịch. Có nhiều tài liệu cho thấy Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc. Câu chuyện bắt đầu với việc các cung nữ mỗi khi dịp Xuân đến lại nhớ nhà nhưng không thể ra cung thăm gia đình.

Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng 2023 sẽ diễn ra vào Chủ nhật 5/2.

Lúc này, một viên sủng thần của Hán Vũ Đế - Đông Phương Sóc đã cảm động trước tấm lòng của cung nữ và giúp đỡ cô. Ông tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi, và đưa ra kế sách là vua và hoàng tộc nên lánh nạn ngoài cung, trong khi trong cung sẽ được treo đầy lồng đèn giả cảnh lửa cháy lừa Hỏa thần.

Hán Vũ Đế đã chấp thuận kế sách này và từ đó, vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng. Phong tục này được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ, lan rộng đến Việt Nam. Tuy nhiên, ở nước ta, Tết Nguyên Tiêu có sự biến tấu khác biệt so với Trung Quốc.​​

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu diễn ra từ giữa đêm 14 [đêm trước trăng rằm] đến hết ngày 15 [đêm trăng rằm] của tháng Giêng âm lịch. Ở năm 2023, Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng sẽ diễn ra vào Chủ nhật, tức ngày 5/2/2023 [Dương lịch], thuận lợi cho mọi người đi chùa tỏ lòng thành kính.

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu

Ý nghĩa thực tế của dịp lễ rằm tháng Giêng được lưu truyền rất nhiều trong xã hội hiện nay. Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, “Nguyên” mang hàm ý thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, nhằm phân biệt với 2 dịp rằm lớn khác là Tết Trung Nguyên [Rằm tháng Bảy], Tết Hạ Nguyên [Rằm tháng Mười].

Dịp rằm tháng Giêng cũng là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo, nổi tiếng với câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.

Vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau đi chùa, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình, đồng thời, cầu mong may mắn, phước lành.

Tết Nguyên Tiêu tuy được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, nhưng cũng có sự biến hóa phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của nước ta.

Đối với người Hoa, đây là một lễ hội hoa đăng, họ sẽ thả đèn lồng cầu nguyện cho năm mới bình an. Trong khi đó, ở Việt Nam, vào dịp này, các Phật tử khắp nơi sẽ đi chùa lễ Phật nhằm cầu mong gia đạo bình an.

Các chùa cũng thường tổ chức Đàn Dược sư, tụng kinh Dược sư trong suốt tháng Giêng. Đồng thời, chùa kêu gọi các Phật tử cùng tụng niệm mong muốn phước báo an lành đến mọi người, mọi nhà.

Tết Nguyên Tiêu, Rằm tháng Giêng nên làm gì?

Ngày 14 hoặc 15 của Tết Nguyên Tiêu, Rằm tháng Giêng, người dân thường sẽ lên chùa lễ Phật để sám hối cho gia đình, bản thân, cầu mong bình an, gia tăng phúc thọ. Khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng, mọi người chỉ nên sắm lễ chay, ăn mặc nghiêm trang, kín đáo và thành tâm cầu khấn.

Vào ngày này bạn nên đi làm việc thiện để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn.

Làm việc thiện không nhất thiết phải làm điều gì đó quá lớn lao, bạn có thể quyên góp tiền, thăm nuôi những hoàn cảnh khó khăn hoặc đơn giản chỉ là giúp đỡ những người xung quanh chúng ta.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, người ta thường phóng sinh cá chép, cá cảnh, chim ri,… Bạn nên chọn những nơi vắng vẻ, không có người săn bắt để đảm bảo những con vật này có thể sinh sống được khi bạn phóng sinh.

Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu, Rằm tháng Giêng còn là dịp để mọi người dọn dẹp bàn thờ và làm lễ cúng gia tiên,...Tuy nhiên chú ý tuyệt đối không xê dịch bát hương và nên thắp một nén hương, khấn xin Thần linh, tổ tiên về việc mình sẽ lau dọn bàn thờ để cúng Rằm tháng Giêng.

Sau đó, bạn hãy chuẩn bị hoa tươi và mâm cúng gia tiên một cách chu đáo để thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng. Đặc biệt, khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, đứng đắn. Tuyệt đối không được mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm...

Ngoài những việc kể trên, vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều nơi còn tổ chức hoạt động thả đèn hoa đăng để cầu may mắn, an nhiên và thành công trong suốt một năm tới cho bản thân và gia đình.

Kiêng kỵ điều gì trong ngày Tết Nguyên Tiêu, Rằm tháng Giêng?

Ngoài ra, trong ngày rằm tháng Giêng, người dân còn kiêng kỵ một số điều sau:

Để thùng gạo cạn đáy: Người xưa quan niệm rằng đầu năm mà thùng gạo trong nhà cạn đáy thì quanh năm sẽ đói kém.

Kiêng câu cá: Dân gian có quan niệm rằng nếu câu cá vào ngày trăng tròn sẽ dễ mang đến vận đen xui rủi.

Kiêng nói tục, chửi bậy: Nếu ngày rằm mà nói tục, chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi.

Trong ngày Rằm tháng Giêng, nên kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém, sẽ bị vận xui đeo bám.

Trước khi cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình cần lau chùi, dọn dẹp bàn thờ gia tiên cho thơm tho, sạch sẽ. Nên thắp một nén nhang khấn xin thần linh, tổ tiên về việc lau dọn.

Tuyệt đối không xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn bàn thờ. Các vật phẩm cúng được bày biện gọn gàng, đúng thứ tự, tránh đổ vỡ.

Hoa và trái cây dâng lễ cúng Rằm tháng Giêng là điều không thể thiếu. Các gia đình chú ý không dùng hoa, quả giả để dâng lên bàn thờ, đồng thời không dùng vật phẩm đã được sử dụng để cúng. Đây được coi là hành động bất kính, không thành tâm.

Bên cạnh đó, khi đặt tiền lên bàn thờ với hàm ý cầu xin tài lộc, cần lưu ý không sử dụng tiền giả hay không phải do mình làm ra.

Người xưa thường nói “đi lễ quanh năm không bàng ngày Rằm tháng Giêng” nhằm chỉ sự quan trọng của ngày này. Chính vì vậy, trong ngày này bạn nên kiêng để trẻ con khóc, bởi trẻ con khóc sẽ làm gia đình không may mắn, dễ xảy ra một số việc không mong muốn, vào ngày này cha mẹ không nên để con cái khóc nhiễu.

Ngày Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu được coi là thiêng liêng nhất trong năm, nên phần lớn người dân kiêng từ mồng 1 - mồng 10 không ăn những món ăn được cho là không may mắn, thậm chí có thể mang lại những xúi quẩy, xui rủi, mất tài lộc... đó.

Những thông tin trên đều là quan niệm dân gian, được truyền miệng từ đời này qua đời khác nên chỉ mang tính tham khảo. Cuộc sống ra sao là do mỗi người tự quyết định, không phải chỉ phụ thuộc vào vài điều kiêng kỵ ngày Rằm tháng Giêng.

Ngày rằm tháng Giêng nên kiêng gì?

Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng để tránh xui xẻo....

Không để bàn thờ bụi bẩn. Không để bàn thờ bụi bẩn. ... .

Không dùng hoa, quả giả ... .

Kiêng để có tiếng khóc trong nhà ... .

Không dùng đồ chay giả mặn. ... .

Không cúng thủ lợn. ... .

Kiêng kị một số món ăn Rằm tháng Giêng..

Tại sao phải cúng rằm tháng Giêng?

Rằm tháng Giêng còn là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng Bảy là Tết Trung Nguyên và rằm tháng Mười là Tết Hạ Nguyên.

Cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào thì tốt?

Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn. Ngoài ngày chính rằm [tức 15 tháng Giêng năm nay], thì ngày 14 âm lịch cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành cúng khấn.

Lễ rằm tháng Giêng là lễ gì?

Với người Việt Nam, rằm tháng Giêng cũng là ngày lễ quan trọng, chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên đán. Trong ngày này, nhiều gia đình thường lên chùa cầu an, cúng sao giải hạn, mọi nhà đều thắp hương và làm cơm cúng gia tiên, thần linh để tri ân và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.

Chủ Đề