Ngày Nhà giáo Việt Nam là thứ mấy

Vào ngày 20/11, các thế hệ học sinh trên cả nước thường tặng hoa và quà chúc mừng các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Nguồn gốc của ngày lễ hiến chương Nhà giáo Việt Nam

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris [thủ đô nước Pháp] lấy tên là FISE [Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục].

Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava [Varsovie – Thủ đô của Ba Lan] tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

Học sinh chăm chú nghe thầy giáo giảng bài [ảnh sưu tầm Internet]

Xúc động hình ảnh thầy cầm tay dạy trò viết từng nét chữ [ảnh sưu tầm Internet].

Học sinh tan lớp [ảnh sưu tầm Internet].

Cô giáo đưa học sinh vào hầm trú ẩn [ảnh sưu tầm Internet].

Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên [Thủ đô nước Áo], trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập [22/7/1951], Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.

Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.

Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] đã ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

[Tổng hợp trên Internet]

* Nguồn gốc của ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam
             Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris [thủ đô nước Pháp] lấy tên là FISE [Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục].
             Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava [Varsovie - Thủ đô của Ba Lan] tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương nhà giáo" gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
             Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đ
ồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
            Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên [Thủ đô nước Áo], trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

             Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập [22/7/1951], Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
            Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
            Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.
Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
         Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
         Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của
ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
​          * Ý nghĩa của Ngày nhà giáo Việt Nam

           Ngày 20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Điều này vô cùng phù hợp với một dân tộc hiếu học và truyền thống tôn sự trọng đạo như Việt Nam. Ngày 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình. Dù đang ngồi hay rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày 20/11, mọi người đều hướng đến thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà tốt đẹp đến thầy cô.

Ngày 20/11 hàng năm được công nhận là ngày Nhà giáo Việt Nam tại Quyết định 167-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 28/9/1982. Theo đó, năm 2021 là kỷ niệm 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Về nguyên tắc tổ chức các ngày kỷ niệm, tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định:

Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.

Trong đó, tại Điều 3 Nghị định này định nghĩa, tính theo số năm kỷ niệm, năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”, năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại. 

Như vậy năm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sẽ không được tổ chức lễ kỷ niệm. Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam có thể được tổ chức vào năm sau - năm 2022.

Mặc dù không được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm nay, tuy nhiên các trường có thể thực hiện các hoạt động thiết thực như tổ chức phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, đọc sách… hoặc các hoạt động ý nghĩa khác để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

Năm nay có tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11? [Ảnh minh họa]

Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức như thế nào?

Theo Điều 9 Nghị định 111 quy định về tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày Nhà Giáo Việt Nam sẽ được tổ chức như sau:

Tổ chức lễ kỷ niệm vào các năm tròn:

- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm.

- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:

Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.

- Về nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm, theo Điều 4 Nghị định 111, ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức một cách trang trọng nhưng phải an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Đồng thời không được tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.

- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

Lưu ý về trang phục của người tham dự:

- Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp, theo quy định của Ban Tổ chức.

- Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.

- Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương.

[căn cứ Điều 11 Nghị định 111 năm 2018]

Tổ chức hoạt động kỷ niệm vào các năm khác:

Với các năm khác không phải năm tròn, để chào mừng ngày 20/11, các trường học, cơ quan ngành giáo dục có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống và không tổ chức lễ kỷ niệm.

Về kinh phí tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam:

Kinh phí tổ chức lễ kỷ niệm, các hoạt động chào mừng ngày 20/11 được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Trên đây là quy định về việc tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ  1900.6192để được hỗ trợ.

>> Quy định về số tiết dự giờ của giáo viên như thế nào?

Theo dõi chúng tôi tại:

Brownbook

Video liên quan

Chủ Đề