Vai trợ của Hội Chữ thập đỏ trong nhà trường

 LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Quá trình đó đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân để cứu nước, thương yêu con người, thương yêu đồng loại, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khó khăn… Những đức tính đó đã trở thành truyền thống mà hàng ngàn đời nay, những thế hệ con người Việt Nam đã nâng niu, gìn giữ, đó là những giá trị tinh thần, tư tưởng, tâm lý như lòng yêu nước, tính cần cù, óc sáng tạo, trọng nhân nghĩa, kính thầy, yêu bạn, quan tâm giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn… những giá trị tốt đẹp đó có tác dụng củng cố, phát triển quan hệ xã hội, tạo ra sức mạnh cho con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống hiện tại để phát triển xã hội và hoàn thiện nhân cách. Có những phong tục tập quán, những thói quen không phù hợp với sự phát triển xã hội thì không thể coi đó là những truyền thống. Vậy, khi nói đến đạo đức truyền thống thường là nói đến những giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp, có ý nghĩa tích cực và được lưu truyền, dạy dỗ từ đời này qua đời khác.
          Để tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thì vai trò quan trọng của giáo dục hiện nay là giáo dục thế hệ trẻ nhiều hơn nữa về đạo đức, giáo dục các em biết đồng cảm, biết nhường cơm sẻ áo với những người khó khăn, cần sự quan tâm giúp đỡ. Chính nhờ bàn tay chia sẻ giúp đỡ của các em thì các em học sinh lại càng hiểu hơn giá trị của lòng nhân ái, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là “Thương người như thể thương thân”,“Một nắm khi đói bằng một gói khi no”…Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “ Một số biện duy trì và nâng cao hoạt động chi Hội Chữ Thập Đỏ ở Liên đội tiểu học Lý Thường Kiệt” bản thân tôi đã ấp ủ cũng như thực hiện trong nhiều năm qua, nhưng trong quá trình viết đề tài này, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể không có những thiếu sót, có những hạn chế nên tôi rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn cũng như góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh  đạt  kết  quả tốt  trong trường tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn!    

A – PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài Tổ chức Chi hội Chữ Thập Đỏ trong nhà trường luôn luôn giữ một vị trí quan trọng nhằm góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục và hình thành nhân cách cho các em học sinh. Các em biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác, các em biết tìm sự đồng cảm trong cuộc sống và từ đó cái thiện đần dần được hiện hữu ở từng các em. Đúng thế trong nhà trường, mỗi đội viên, mỗi nhi đồng ngoài việc học tập, lĩnh hội những kiến thức do thầy cô giáo truyền đạt trên bục giảng mà các em còn phải hòa mình vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các buổi học ngoại khóa, các hoạt động mang tính giáo dục truyền thống như: Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động của Chi hội chữ thập đỏ trong Liên đội… Quả thật là “ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi chúng ta đều có một cuộc sống riêng, một tiếng nói riêng, một số phận khác nhau bởi nó xuất phát từ nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau vì nhiều lí do: lí do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, vì phong tục cổ hủ của một số dân tộc thiểu số lấy vợ chồng sớm, có rất nhiều mảnh đời nhỏ bé chịu ảnh hưởng của chất độc da cam, bị khuyết tật bẩm sinh, bị mắc căn bệnh hiểm nghèo, có em bố mẹ bỏ nhau ở với ông bà, có em bố mẹ đi nơi xa làm kinh tế mới nên sự quan tâm của gia đình chưa  nhiều. Chính vì thế các em cần phải có sự quan tâm giúp đỡ  nhiều hơn nữa của các tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội, và đặc biệt hơn đó là sự đồng cảm và giúp đỡ của các bạn học sinh trong trường có cuộc sống khá giả hơn…

Xuất phát từ thực tế trên và để thực hiện tốt các cuộc vận động lớn mang tính nhân văn sâu sắc của dân tộc. Đồng thời giúp đỡ nhiều hơn nữa  cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trong học tập nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp duy trì và nâng cao hoạt động Chi hội Chữ Thập đỏ ở Liên đội tiểu học Lý Thường Kiệt” nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đội, Chi hội chữ Thập đỏ trong nhà trường.


II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
          1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, xây dựng một số biện pháp duy trì và nâng cao hoạt động Chi hội Chữ Thập Đỏ ở Liên đội tiểu học Lý Thường Kiệt qua các năm học để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và học tập.

          2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

a. Tìm hiểu các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. b. Phân tích những thực trạng và nguyên nhân để xây dựng Chi hội Chữ Thập Đỏ ở Liên đội tiểu học Lý Thường Kiêt –Xã EaMnang – CưMgar – Đăk Lăk ngày càng hoạt động có hiệu quả cao hơn. c. Đề xuất một số biện pháp hoạt động  Chi hội Chữ Thập Đỏ ở Liên đội tiểu học Lý Thường Kiêt – Xã EaMnang – CưMgar – Đăk Lăk.

          3. Đối Tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp duy trì và nâng cao hoạt động Chi hội Chữ Thập Đỏ Liên ở trường tiểu học Lý Thường Kiêt – Xã EaMnang – CưMgar – Tỉnh Đăk Lăk

           4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu thực trạng và  biện pháp trọng yếu để xây dựng hoạt động Chi hội Chữ Thập Đỏ Liên đội tiểu học Lý Thường Kiệt. Đề xuất một vài biện pháp để giúp đỡ nhiều hơn nữa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đúc rút bài học kinh nghiệm và giá trị thực tế của đề tài. Thời gian bắt đầu nghiên cứu: Từ tháng 9/2013 đến cuối tháng 3/2014

          5. Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp nghiên cứu văn bản và các chỉ thị. – Phương pháp điều tra – thực tế . – Phương pháp xây dựng kế hoạch.

– Phương pháp thống kê số liệu và xử lý số liệu.

– Phương pháp trò chuyện. – Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp.

– Phương pháp tổ chức tuyên truyền.

B. PHẦN NỘI DUNG 
I. Cơ sở lý luận 
1. Cơ sở khoa học  Vai trò và ý nghĩa của Hội Chữ thập đỏ nói chung và Chi hội Chữ thập đỏ nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, động viên, cổ vũ khơi dậy trong mỗi cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên nhi đồng, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân về chặng đường vẻ vang của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam từ ngày 23/11/1946 đến  nay,  từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp Hội đối với hoạt động nhân đạo trong thời kỳ mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhằm tạo ý thức đoàn kết, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam.

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy:  “Người hội viên Chữ thập đỏ phải thật sự vì lợi ích của nhân dân mà phục vụ, không nên thiên về hình thức, tránh thái độ ban ơn”; phát triển hội viên gắn với thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, mỗi hội viên chọn và đăng ký một việc làm phù hợp. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng hội viên đủ số lượng và chất lượng. ..

Để phát huy truyền thống nhân ái quý báu của dân tộc Việt Nam thì Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến hoạt động nhân đạo. Hoạt động nhân đạo là chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước để xây dựng một xã hội Dân giàu – Nước mạnh – Xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Đúng vậy trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, người có hoàn cảnh nhằm giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Ngành giáo dục đã ban hành nhiều văn bản như: Thư kêu gọi của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT, chủ tịch Liên đoàn giáo dục Việt Nam ngày 24/9/2008, công văn số 9184/BGD- ĐT ngày 03/10/2008, công văn của Sổ GD&ĐT Tỉnh Đăk Lăk cũng như công văn số 1592/HD – BCĐ  ngày 07/09/2009 về việc thực hiện lời kêu gọi giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt là cuộc vận động lớn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịc Hồ Chí Minh:  mỗi tập thể cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo để góp phần làm vơi đi nỗi khó nhọc cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đây cũng là thể hiện một nghĩa cử cao đẹp của con người Việt Nam “ Lá lành đùm lá rách” “ Thương người như thể thương thân”  góp phần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của mỗi chúng ta.

2. Cơ sở thực tiễn:

Chi hội Chữ Thập Đỏ trong trường tiểu học Lý Thường Kiệt có vai trò thiết thực đến từng các em học sinh nghèo. Mỗi một thành viên trong Chi hội đều hiểu rõ từng mục đích và nhiệm vụ hoạt động của mình. Từng long gạo, từng cái áo, chiếc quần, đôi dép cũ, những đồ dùng học tập cho đến những món quà trị giá khác  được trao tận tay các em học sinh khó khăn là thiết thực nhất để động viên kịp thời các em, giúp các em đỡ mặc cảm, tự ty, các em có cơ hội hòa mình vào với mọi người, với cuộc sống xung quanh.

Trong nhà trường nói chung, trường tiểu học Lý Thường Kiệt nói riêng có rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt, các em luôn được sự quan tâm rất nhiều của Chi bộ Đảng, của lãnh đạo nhà trường và các ban nghành đoàn thể trong nhà trường cũng như toàn thể các em học sinh nhi đồng trong trường . Chính vì lẽ đó các đồng chí lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của trường luôn qua tâm trăn trở tìm mọi biện pháp hoạt động sâu rộng hơn để giúp đỡ các em. Bản thân tôi với danh nghĩa là một Ủy viên Chi hội chữ thập đỏ của xã, Chi hội trưởng Chi hội chữ thập đỏ trong nhà trường đã nhiều năm qua nên tôi hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của từng hoạt động, của từng việc làm đối với các em và cũng là nhiệm vụ quan trọng đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp tiếng nói chung thân thương về ngôi nhà nhân đạo Việt Nam.

II. Thực trạng và nguyên nhân
          1. Đặc điểm tình hình chung của Liên đội: Liên đội Lý Thường Kiệt năm học 2013-2014: – Tổng số học sinh: 571 học sinh – Nam: 299; Nữ: 272; Dân Tộc: 80; nữ dân tộc 34; học sinh khuyết tật, thiểu năng về trí tuệ: 06 . –  Học sinh hộ nghèo: 74; cận nghèo: 34; học sinh mắc bệnh hiểm nghèo 02.

2. Đặc điểm tình hình chung của Chi hội :

Chi hội chữ thập đỏ Liên đội Lý Thường Kiệt năm học 2013-2014: * Tổng số hội viên trong chi hội: 70 –         Hội viên là cán bộ giáo viên: 40, hội viên là đội viên nhi đồng: 30, hội viên  nữ: 45, hội viên là người đồng bào: 05. Hầu hết các thành viên trong chi hội là người địa phương, rải rác ở các thôn trong xã trong đó có Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, Hiệu phó, Ban chấp hành đoàn, Tổng phụ trách đôi, 100% hội viên giáo viên là đảng viên, cán bộ chủ chốt trong nhà trường. Các hội viên trong chi hội nhiệt tình trong mọi hoạt động, giàu lòng nhân ái, luôn giúp đỡ mọi người…

           3. Thuận lợi – khó khăn


           a. Thuận lợi: Chi hội luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu Nhà trường, của các cấp ban ngành đoàn thể, của Chi bộ trường, đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của các gia đình mạnh thường quân như gia đình cô Út Bàn ở Thôn 1a, gia đình chị Hậu Ly, chị Thu Quang, Chị Thanh…ở thôn 1b. Sẵn sang giúp đỡ khi chi hội cần. Liên đội Lý Thường Kiệt là liên đội thuộc khu vực 2, đời sống nhân dân tương đối ổn định, học sinh phần đa là người kinh, bố mẹ quan tâm đến học tập của con em mình , có Ban chỉ huy Liên đội cũng như các em chi đội trưởng của các chi đội đều là hội viên trong Chi hội, các em ngoan, nhiệt tình, luôn đi đầu  trong các phong trào để cho các em học sinh khác noi theo, Chi hội luôn được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện và hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho hội phát triển. Đội ngũ anh chị phụ trách là giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình, đặc biệt là các anh chị phụ trách lớp là đảng viên nên luôn nhiệt tình trong hoạt động Hội.

          b. Khó khăn:

Chi hội chữ thập đỏ trong nhà trường là một tổ chức nhỏ lẻ, số lượng hội viên tham gia nhiệt tình thì ít, kinh phí, quỹ hoạt động Hội thì hầu như không có, tổ chức hoạt động mang tính tự phát, tự nguyện là phần nhiều. Đầu năm học  nề nếp và các hoạt động của chi hội vẫn chưa đi vào ổn định. Phải mất một tháng sau mọi hoạt động của Hội mới đi vào hoạt động. Bởi vì rất nhiều hoạt động chuyên môn, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác… Hội viên là học sinh chiếm 50%, các em còn nhỏ, nhận thức của các em chưa sâu, thời gian các em dành cho hoạt động  khác nhiều hơn, các em còn thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể… Đội ngũ anh chị phụ trách thì quá bộn rộn với rất nhiều công việc chuyên môn của mình vì thế chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động Hội, một số anh chị phụ trách còn lỏng lẻo trong việc nắm bắt kỹ hoàn cảnh gia đình học sinh, chưa đi thực tế nhiều từng gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu để có ý kiến đề xuất, quan tâm giúp đỡ. Bản thân tôi làm Chi hội trưởng nhưng cũng chưa có nhiều kinh nghiệm để hoạt động, đôi khi còn lúng túng, thụ động trong công tác huy động và thu hút hội viên, cũng như các hoạt động tham mưu khác của chi hội….

         4. Thực trạng của vấn đề. 


Trước khi thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội Chữ thập đỏ trong Liên đội tiểu học Lý Thường Kiệt năm học 2013-2014 thì tôi tiến hành điều tra tìm hiểu thực trạng của vấn đề như sau:

Các bảng số liệu điều tra thực trạng:         
Ngay sau khi bước vào nghiên cứu đề tài tôi đã triệu tập một cuộc họp mở rộng Chi hội chữ thập đỏ cho 30 em học sinh là chi đội trưởng, chi đội phó, lớp trưởng, lớp phó của các lớp 3,4,5, các em này đều là thành viên trong Chi hội chữ thập đỏ của trường, cho các em xem một số hoạt động từ thiện ở Việt Nam và tôi đưa ra một hệ thống câu hỏi xoai quanh về các hoạt động của Hội sau một thời gian tôi thu  kết qua điều tra như sau:

[ Hệ thống câu hỏi trên có đáp án và phụ lục kèm theo ở phần cuối sáng kiến] * Nhìn chung các em có sự nhiệt tình nhưng vấn đề ở chỗ các em còn nhỏ,  nhận thức về hoạt động Hộ chưa có, các em hiểu còn lan man, rất nhiều em còn nhút nhát, thụ động, va chạm với các hoạt động tập thể chưa nhiều, bên cạnh đó Hội viên trong Chi hội là 30 em, con số này còn rất ít, thời gian để dành cho hoạt động Hội không nhiều…. * Ngoài việc tìm hiểu các em học sinh tôi còn gặp gỡ các thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm lớp mình để hỏi về tình hình học sinh và một số ý kiến thăm dò phụ huynh qua các lần phát động ủng hộ ở những năm về trước như sau: – Các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp phản hồi qua các lần phát động ủng hộ: + Học sinh nhiệt tình hưởng ứng: 60% + Học sinh chưa nhiệt tình hưởng ứng: 15% + Học sinh hưởng ứng nhưng phụ huynh chưa nhiệt tình giúp đỡ: 20% + 5% còn lại là nhiều lý do khác nhau.

* Hàng năm chi hội hoạt động chủ yếu dựa vào các cuộc vận động của ngành, của hội đồng Đội Huyện, của Chi Hội xã EaM’nang chứ vẫn chưa thực sự chủ động xây dựng nội dung, kế hoạch cho riêng chi hội mình vì thế mọi hoạt động của Hội đạt kết quả chưa như mong đợi cụ thể như năm học 2012 – 2013 Chi hội hoạt động cũng mang lại một số kết quả như sau:

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động của Chi Hội nêu trên cũng đã thấy được sự cố gắng không nhỏ của cả Chi hội trong suốt một năm. Và cuối năm Huyện hội cũng đã ghi nhận kết quả như sau:

           Bản thân tôi cũng được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tặng  thưởng và giấy khen hoàn thành xuất sắc công tác hội chữ thập đỏ 2 năm liền năm 2011 và năm 2012. Tuy được cấp trên ghi nhận về sự nỗ lực của Chi Hội nhưng tôi cảm thấy chưa bằng lòng về kết quả đó, vì thực tế Chi Hội có tổng số học sinh nghèo, cận nghèo, khuyết tật khá nhiều, mỗi lần quyên góp ủng hộ không thể chia đều hết 106 học sinh nghèo [ năm 2012 -2013], mà phải chia chéo nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt cũng không nhiều, mỗi suất nhiều cũng chỉ vài chục nghìn đồng… Hoạt động chi hội chữ thập đỏ là một hoạt động tự nguyện, tế nhị, khó nói…chính vì lẽ đó mà để tổ chức các hoạt động lớn như: Vui đón tết trung thu, ủng hộ trẻ khuyết tật, ủng hộ bão lụt, làm kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, quỹ vì học sinh nghèo,… thì Chi hội trưởng phải trực tiếp đứng ra vận động sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, nếu không thì sẽ không hoạt động được. Quỹ hoạt động của Chi hội không đáng kể, chỉ với tinh thần tự nguyện là chính, bên cạnh đó sự dìu dắt của Chi hội xã nhà hầu như không có, tự thân vận động. Vấn đề nề nếp của Chi hội  đầu năm học chưa ổn định tốt, phải mất nhiều thời để nắm bát tình hình và định hướng cho hoạt động. Bản thân tôi là giáo viên – TPT đội, kiêm công tác lao động và Chi hội chữ thập đỏ  vì thế công việc thì lại chịu trách nhiệm nhiều hơn, lớn và rộng hơn, bởi không chỉ riêng một lớp mà cả Liên đội, không chỉ toàn thể học sinh mà phải có trách nhiệm hướng dẫn, động viên, quan tâm, gần gũi, hỗ trợ cả đội ngũ anh chị phụ trách về nhiều mảng trong hoạt động  Chi đội, Đội…,nên TPT Đội khó có thể hoàn thành tốt mọi công việc. Một số hoạt động phong trào Hội còn cầm chừng, chỉ mang tính chất tổ chức cho có phong trào, hiệu quả chưa cao, như:  phong trào hũ gạo tình thương chưa nhiều, phong trào kế hạch nhỏ chỉ ở mức đạt chỉ tiêu  đề ra,  phong trào nuôi heo đất giúp bạn nghèo chưa nhiều…

* Qua quá trình điều tra một số thực trạng của Liên đội . Tôi đã gặp gỡ, trao đổi, tâm sự với Chi bộ, Ban giáo hiệu nhà trường , với các thành viên trong chi hội … Tôi nhận thấy rằng: Cần thiết phải có nhiều hình thức tuyên truyền, triển khai sâu rộng đến tất cả các thành viên trong chi hội, với các em học sinh và đặc biệt làm tốt công tác tham mưu, tập huấn để thu hút nhiều hơn nữa cho hoạt động từ thiện này…


 5. Thành công và hạn chế.
          a. Thành công: Bản thân tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong công tác hoạt động của chi Hội . Mọi hoạt động của Hội đóng góp tích cực cho sự nghiệp trồng người và vì thế luôn được được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành đoàn thể và  bậc phụ huynh… Tiếng nói của Chi hội trưởng  có giá trị hơn nhiều khi đứng trước tập thể và các em học sinh trong toàn Liên đội. Mối quan hệ giữa Chi hội trưởng với Ban giám hiệu, với các ban ngành đoàn thể, các quý bậc phụ huynh và toàn thể học sinh gần gũi, thân thiện hơn…

          b. Hạn chế:

Đặc điểm tâm tâm lý học sinh tiểu học, các em còn nhỏ, nhận thức chưa sâu, các em dễ nhớ nhưng lại mau quên, mau chán…nên các em chưa tích cực,  tham gia chưa hiệu quả. Bản thân chưa giành nhiều thời gian tìm hiểu về hoạt động của Hội. Một vài phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến với hoạt động Hội và phong trào thiếu nhi nên các em cũng không có động lực tham gia nhiệt tình…

6. Mặt mạnh, mặt yếu.


          a. Mặt mạnh: Hoạt động Chi hội mang tính nhân đạo, tuyên truyền dễ hiểu và dễ thực hiện, mang lại ý nghĩa cụ thể cho từng học sinh nên dễ chạm đến trái tim mọi người. Chi hội luôn được sự ủng hộ và quan tâm, chỉ đạo của Chi Bộ, ban chấp hành công Đoàn,  sự quan tâm tạo mọi điều của đồng chí hiệu trưởng nhà trường. Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, toàn thể các em đội viên nhi đồng nhiệt tình trong công tác phong trào của Hội góp phần tích cực vào công tác giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Đội ngũ anh chị em trong chi Hội  còn trẻ, năng động, nhiệt tình, và rất nhiều anh chị  là người của địa phương gần trường nên được coi là điểm mạnh để hoàn thành công tác của Chi hội. 85% học sinh  người kinh, đa số phụ huynh quan tâm đến công tác Hội. Liên đội nằm trên trục chính, giao thông đi lại thuận tiện, kinh tế của nhân dân ngày càng ổ định hơn. Đây là hoạt động xuất phát từ trái tim, từ tình thương, mang tính nhân văn sâu sắc nên luôn luôn được cộng đồng ủng hộ. Bản thân tôi cũng cảm thấy ấm áp hơn, hạnh phúc nhiều hơn khi tham gia làm công tác này. Chi hội chữ thập đỏ cũng đã hoạt động có hiệu quả và nhiều năm được công nhận và được Ủy ban nhân dân huyện CưMgar tặng giấy khen. Bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác phong trào nên phần nào có chút kinh nghiệm lại chịu khó học hỏi, làm việc  khoa học, có hiệu quả cao.

          b. Mặt yếu:

Phương thức sinh hoạt hội chưa thực sự đổi mới và chưa có chiều sâu. Đầu tư cho công tác tuyên truyền của Hội chưa nhiều. Học sinh phần đa là thuần nông nên các em phần nào cũng phải dành thời gian cho việc phụ giúp gia đình…

d. Nguyên nhân và các yếu tố tác động:

Nhận thức về hoạt động nhân đạo của các em học sinh trong Chi hội còn hạn chế, chưa thể tự mình tham gia tốt các hoạt động  phong trào của nhà trường. Nhận thức của một bộ phận phụ huynh học sinh cho rằng nhà mình cũng nghèo không cần ủng hộ ai cả, la mắng học sinh suốt ngày xin tiền ủng hộ, ủng hộ gì mà nhiều thế… Thời gian để tổ chức hoạt động sinh hoạt Chi hội không nhiều, chỉ có tranh thủ khoảng thời gian trước khi vào lớp và lúc ra chơi hoặc lúc tan học để có thể đi thăm hỏi điều tra thực tế gia đình học sinh tìm cách giúp đỡ… Quỹ hoạt động Chi hội hầu như không có nên muốn sắm sửa trang phục riêng cho hội viên không có, tổ chức nhiều hoạt động lớn trong năm còn gặp nhiều khó khăn, liên quan đến kinh phí … Hội trưởng chi Hội chưa tạo ra các mô hình mới để hoạt động Hội, mối quan hệ và sự kết hợp với các ban ngành đoàn thể ngoài xã hội chưa nhiều nên cũng khó khăn trong công việc…

III. Các giải pháp thực hiện.


1.     Mục đích của giải pháp, biện pháp: Tiếp tục củng cố công tác Chữ thập đỏ trong trường học, đẩy mạnh các hoạt động hướng thiện góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn camhr khó khăn nhiều hơn nữa để phần nào làm vơi đi sự thiệt thòi của các em.

2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Khi đã nắm bắt rõ được thực trạng của Chi hội, thì việc đầu tiên phải vạch ra những kế hoạch cần và đủ  cho mọi hoạt động Chi hội đạt được kết quả thực chất, vì thế tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động Chi hội chữ thập đỏ trong Liên đội Lý Thường Kiệt như  sau:

* Nhóm biện pháp lập kế hoạch và tham mưu:

– Ngay từ đầu năm học tôi trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm lớp nắm bắt đầy đủ tình hình thực tế của Liên đội và Chi hội  sau đó lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng hành động. Sau đó  xin ý kiến chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường  và tiến hành kiện toàn lại ngay ban chấp hành của Chi hội để thay mặt Chi Hội điều hành mọi nề nếp của Hội. Cụ thể là: Triệu tập cuộc họp, mời toàn thể các hội viên trong Chi hội họp phiên đầu tiên của Chi hội mình. Thông qua buổi họp này thông báo đến toàn thể hội viên về thực trạng của Hội hiện nay, thông qua phương hướng hoạt động Hội trong năm này, thông qua các danh sách, các hộ gia đình, các em học sinh nghèo, các em học sinh khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh gia đình của các em với toàn thể hội viên  để thảo luận và nắm bắt học sinh nào hoàn cảnh ra sao, Chi hội có trách nhiệm đi thực tế gia đình hỏi thăm, động viên rồi sau đó chia ra các hoạt động cụ thể theo từng tháng ví vụ: Tháng 9 Chi hội tập trung vào phong trào “Ba đủ”, “Hũ gạo tình thương” “Áo trắng tặng bạn”…  bằng cách vận động quyên góp từ các cơ quan ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các gia đình mạnh thường quân trong xã, 70 hội viên của chi hội  và toàn thể h/s trong trường quan tâm ủng hộ, giúp đỡ. – Sau khi được sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường, với danh nghĩa làm phó bí thư Chi bộ, hội trưởng Chi hội CTĐ của trường tôi bám sát kế hoạch của Phòng giáo dục về “Phong trào 3 đủ” giúp đỡ học sinh nghèo – sau đó tôi lập kế hoạch xin ý kiến của Ban giám hiệu, thông qua buổi họp hội đồng hàng  tháng nhằm thăm dò ý kiến, tìm sự đồng tình của đội ngũ giáo viên, từ đó vận động giáo viên và học sinh ai có quàn áo trắng cũ, giầy dép, cặp, bút thước, áo lạnh cũ của con em mình mang đến chi hội để tìm địa chỉ thích hợp giúp đỡ kịp thời.

* Biện pháp tuyên truyền :

Bản thân tôi giành nhiều thời gian tìm hiểu các văn bản, các tài liệu hướng dẫn về hoạt động của Chi hội, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ban ngành phát động, nắm bắt tình hình của Chi hội để triển khai. Đẩy mạnh việc tuyên truyền các hoạt động của Hội, các tấm gương người tốt việc tốt tiêu biểu  trên chương trình phát thanh măng non của Liên đội, các buổi chào cờ, các buổi hoạt động ngoại khóa  nhằm thu hút “ Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Vòng tay bè bạn”, phong trào “ Giúp bạn nghèo vượt khó”, “ Vì bạn nghèo”, phát huy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Tôi xin ý kiến chỉ đạo của nhà trường, của Chi Hội chữ thập đỏ xã nhà  lập kế hoạch về công tác tuyên truyền hoạt động hội, tranh thủ thời gian lúc đầu buổi học, lúc ra chơi, trong những giờ chào cờ đầu tuần, trong các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt sao nhi cũng như trong các đợt tổ chức phát thanh măng non của Liên đội. Chi hội chuẩn bị tài liệu để tuyên truyền chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền Luật hoạt động Chữ thập đỏ, Luật nhân đạo quốc tế, Điều lệ Hội, phong trào Chữ thập đỏ, ý nghĩa và việc làm này như thế nào. Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ của Hội, của công dân việt Nam. Tuyên truyền về truyền thống tương thân, tương ái “ Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” để các em hiểu được nghĩa cử cao đẹp của công việc mình làm, giúp các em hiểu thêm về truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc mình. Kêu gọi toàn thể hội viên, các em học sinh trong toàn trường hãy bớt một phần chi tiêu, tận dụng những quần áo cũ giúp đỡ các em học sinh đang gặp khó khăn. Bám sát vào kế hoạch, lời kêu gọi của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Tỉnh Đak Lak số 19 ngày 20/9/2013 về việc ủng hộ, giúp đỡ đồng bào bị bão lũ do cơn bão số 08 gây ra, và lời kêu gọi ủng hộ nhũng người bị khuyết tật của tỉnh …nhằm tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể hội viên và các em học sinh tích cực hưởng ứng, giúp đỡ một cách kịp thời… Nhân dịp họp phụ huynh đầu năm Chi hội tham mưu vói Hiệu trưởng, với các thầy cô giáo chủ nhiệm lồng ghép tuyên truyền kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ, sự chia sẻ, cảm thông của phụ huynh để mỗi lần phát động nhờ vào phụ huynh sẽ có két quả như ý muốn. Tuyên truyền để khẳng định sự cần thiết phải thành lập Chi hội Chữ thập đỏ, nhằm tập hợp các tổ chức xã hội tham gia hoạt động từ thiện để giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống cho các gia đình đang khốn khó. Làm tốt công tác Chữ thập đỏ trong nhà trường nhằm động viên khích lệ các em góp phần thúc đẩy phong trào học tập đạt kết quả cao, phát huy nội lực để phối hợp với các tổ chức trong xã hội hướng vào nhà trường. Phối hợp với Chi bộ đảng, tổ chức Đoàn, Đội tuyên truyền và giáo dục lòng nhân ái trong tuổi trẻ học đường, thành lập đội “ Thiếu niên xung kích Chữ thập đỏ”. Phối kết hợp vơi nhân viên y tế của nhà trường thường xuyên tuyên truyền  phòng, chống dịch bệnh; tổ chức các hoạt động về nước sạch và vệ sinh môi trường; đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, cấp thuốc miễn phí phục vụ học sinh. Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể giáo viên học sinh những địa chỉ cần giúp đỡ như: + Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó + Giúp các bạn tật nguyền và mồ côi + Giúp người già không nơi nương tựa + Giúp các nạn nhân nhiễm chất độc da cam + giúp đỡ bạn mắc phải bệnh hiểm nghèo…

* Biện pháp thu hút hội viên tham gia . 

Củng cố, kiện toàn Ban chấp hành Chi hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng uỷ viên. Tập trung củng cố sức mạnh của các Hội viên ở các khối lớp 3; 4 và 5 , Chi Hội cho các em nói lên những suy nghĩ của mình khi các em làm việc tốt trước cuộc họp, trước giờ chào cờ, hoặc sau khi lễ trao quà kết thúc, hoặc cho em được nhận quà nói lên suy nghĩ [ có sự định hướng của Chi hội], để các em nói lên niềm vui và hạnh phúc khi làm việc thiện… nhằm thu hút đông đảo học sinh lắng nghe. Mỗi lần Chi hội tổ chức thăm hỏi thực tế gia đình học sinh hoặc đến tận nhà tặng quà là Ch hội tham mưu với lãnh đạo nhà trường điều động một số Hội viên cùng với các em học sinh của lớp khác cùng đi, các em chúng kiến việc làm đó, hiểu nó thì mới thu hút được các em tự nguyện tham gia… Chi hội thường xuyên tuyên truyền Chi hội Chữ thập đỏ trong nhà trường không chỉ có cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh mà còn có cả Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể và những người có lòng hảo tâm với nhà trường đều có thể tham gia và phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể của nhà trường để làm tốt công tác Hội. Chi hội tổ chức Thu –  chi rõ rãng, cụ thể, có sự chứng kiến của mọi người, khen thưởng động viên kịp thời với các tập thể, cá nhân có tấm lòng hảo tâm, có nhiệt huyết với công việc. Hàng tháng có sự báo cáo, tổng hợp về nhà trường và với Chi Hội của xã nhà. Đây là hoạt động hết sức tế nhị, khéo léo, mang tính động viên, nhắc nhở, chứ không mang tính chê bai, khiển trách… nên cần đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và sở thích của các em học sinh, gặp gỡ phụ huynh cho con em tham gia vào hoạt động này để chia sẻ, động viên tìm sự đồng cảm…, tránh làm mất thời gian học tập và sinh hoạt của học sinh là hội viên, tuyệt đối không làm ảnh hưởng việc học tập của các em. Chi hội  khoanh vùng cho các hội viên trong chi Hội theo dõi làm việc tại chỗ ở của mình để tiện  hiểu hoàn cảnh và giúp đỡ kịp thời, không phân công chồng chéo, thiếu khoa học sẽ làm hội viên tham gia lúng túng tự ty… Từ đó mới thu hút được nhiều hội viên tham gia.

* Nhóm biện pháp tăng cường sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể và gia đình “mạnh thường quân”:

Ban chấp hành Chi hội gặp gỡ trao đổi, nêu ra những ý kiến cần được chỉ đạo, tham mưu giúp đỡ, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn.  Kêu gọi sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể ở địa phương ví dụ như: Muốn tổ chức tốt “ Ngày hội vui đón Tết Trung Thu” cho học sinh toàn trường thì đòi hỏi phải có kinh phí tiền triệu, nếu như chỉ chi trong quỹ Đội không thì  hoạt động khác sẽ bị ngừng lại bởi không còn kinh phí. Chính vì lẽ đó mà cần phải  tham mưu với các ban ngành trong trường, chi Đoàn xã, hội phụ nữ xã, các gia đình mạnh thường quân hỗ trợ thêm để làm tốt việc này. Trong nhiều năm qua tôi đã huy động sự ủng hộ và tổ chức thành công “Hũ gạo tình thương”, phong trào “Vòng tay bè bạn”, “ Ngày hội vui đón Tết Trung Thu”, … cho toàn thể học sinh của trường, tôi lên kế hoạch và chương trình cụ thể, xin ý kiến chỉ đạo của Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường, liên hệ đội múa Lân ở chùa Tây Trúc về biểu diễn cho các em miễn phí, …Ngày hội diễn ra vui vẻ được ban ngành đoàn thể khen ngợi, báo đài truyền thanh huyện nhà đưa tin… Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong HS và GV, vận động quyên góp kịp thời với những hoàn cảnh quá khó khăn. Bản thân các thầy cô giáo trong chi hội đã có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia đóng hội phí đầy đủ và đều đặn, tích cực tham gia hưởng ứng trong các đợt vận động quyên góp giúp các em hs có hoàn cảnh đặc biệt. Hàng năm Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường luôn có nhiều hình thức để phát động các phong trào giúp bạn nghèo vượt khó. Cùng với Hội PHHS trong nhà trường vận động các cơ quan đơn vị, Hội, đoàn thể và các PHHS có những hỗ trợ, ủng hộ tích cực cho quỹ khuyến học của nhà trường trong từng năm học để hoạt động của chi hội ngày càng có hiệu quả cao. Chủ động gây quỹ hội nhằm tuyên dương khen thưởng các em học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập, trợ cấp học bổng cho những hs nghèo học khá, giỏi. Cải tạo điều kiện dạy và học trong nhà trường; hỗ trợ các hoạt động giáo dục, tham mưu với Huyện Hội, Hội đồng đội huyện, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm giúp đỡ, tặng quà, bánh kẹo, xe đạp cho học sinh nghèo học giỏi, vượt khó v.v… Qua các mối quan hệ, liên hệ, tìm kiếm các gia đình “mạnh thường quân” trong xã giúp đỡ, ủng hộ có hiệu quả.

 3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp:

Căn cứ vào kế hoạch và sự chỉ đạo sát sao của hội chữ thập đỏ xã nhà, sự chỉ đạo của Đảng ủy, của Chi bộ và ban giám hiệu nhà trường, hội đồng Đội huyện CưMgar… Giành nhiều thời gian, tâm huyết hơn nữa cho hoạt động Chi hội. Lập kế hoạch xuyên suốt cho từng tuần, tháng, năm học. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do  Huyện hội tổ chức hàng năm. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo, vân động mọi người giúp đỡ để Chi hội có vị thế trong nhà trường. Chi hội trưởng cùng với BCH Chi hội nắm bắt đầy đủ tình hình thực tế của trường,  nhìn thấy rõ các mặt mạnh, mặt yếu, những việc làm được và chưa làm được  để từ đó có biện pháp khắc phục. Tổ chức tập huấn xem phim tài liệu về những hoạt động tình nghĩa, những tấm lòng hảo tâm, những hoàn cảnh đáng thương trong cuộc sống nhằm tìm thấy sự đồng cảm của các thành viên trong Chi Hội. Tạo mối quan hệ hài hòa, thân thiện nhiều hơn nữa giữa Chi Hội với anh chị phụ trách và toàn thể các em học sinh trong nhà trường. Biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với các em học sinh nhiệt tình trong hoạt động Chi Hội. Nâng cao ý thức phê và tự phê bình, có như vậy mới dám mạnh dạn đúc rút kinh nghiệm và sửa sai.

         4. Mối quan hệ giữa các biện pháp và giải pháp:

Các biện pháp và giải pháp nêu trên luôn quan hệ khăng khít  với nhau, quan hệ song hành với nhau, và cần phải có sự kết hợp đồng bộ, đơn giản hóa để dễ thực hiện.

          5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề cần nghiên cứu: 

Qua nhiều năm nghiên cứu  và thực hiện các biện pháp cụ thể như trên tại trường tiểu học  Lý Thường Kiệt xã EaMnang, huyện CưMgar,  Chi hội đã khắc phục được nhiều khó khăn và giúp đỡ được rất nhiều học sinh nghèo trong nhà trường cụ thể như năm học 2013-2014 này, mặc dù mới chỉ có từ tháng 9 đến nay Chi hội đã mang lại nhiều niềm vui và những nụ cười như sau:

Từ một số biện pháp nêu trên tôi điều tra ngẫu nhiên các hội viên là học sinh trong Chi hội nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, việc làm và sự cần thiết phải có Chi hội chữ thập đỏ trong trường tiểu học Lý Thường Kiệt thu lại kết quả như sau.

* Đối với quý thầy cô giáo là hội viên trong Chi hội: Các thầy cô luôn quan tâm và nhiệt tình ủng hộ, đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực dễ làm. Trong đó xuất hiện rất nhiều quý thầy cô giáo ủng hộ nhiều cho học sinh nghèo của mình qua nhiều đợt phát động tiêu biểu như cô: Phạm Thị Lương Bí thư chi bộ, cô Võ Thị Thanh Thủy, Cô Cao Thị Tuấn chủ tịch công đoàn, cô Nguyễn Thúy Vui đã cho học sinh nghèo và cả phụ huynh của học sinh tới 20 bộ quần áo cũ và mới, 10 đôi dép cũ và một số đồ dùng khác, đặc biệt cuối năm 2013 Cô Vui đã ủng hộ 500.000 đồng cho các hộ gia đinhg nghèo của Tỉnh gửi theo đường bưu điện…, cô Ngô Mộng Thùy, Cô Nguyễn Thị Như Hoa chủ nhiệm lớp 4b, 3d  cho học sinh tiền nộp học, cho 5 chiếc cặp còn mới cho học sinh mình, tiêu biểu như cô Nguyễn Thị Xuân chủ nhiệm lớp 2a, Cô Nguyện Thị Thảo chủ nhiệm lớp 1c thường xuyên kèm cập học sinh giỏi, học sinh yếu nhưng không lấy đồng nào, thậm chí cho các em ăn cơm, đưa đón trở về nhà khi gia đình bận việc…Bên cạnh đó có rất nhiều các em học sinh là Hội viên tiêu biểu trong các hoạt động ủng hộ, có những phong trào các em ủng hộ tới 30.000 đồng đến 50.000 đồng/một đợt phát động cụ thể như em Thúy Huyền lớp 4c,em Bích Ngọc 2a,.. em Quanh Nhật lớp 4a ủng hộ 4 kg gạo trong khi đó Chi  hội phát động từ 2 đến 3 loong/1 em/ một đợt…. Động viên các đồng chí đoàn thanh niên trong Chi Đoàn  nhà trường đã tham gia, hưởng ứng nhiệt tình phong trào hiến máu nhân đạo, có 3 đồng chí tham gia và 1 đồng chí được hiến. [ Thầy Nguyễn Khánh Phương – Giáo viên –  thành viên Chi hội]. Chi hội đặc biệt thu hút và được sự đồng tình ủng hộ của gia đình cô Út Bàn thôn 1a, chị Thanh, Chị Thu, Chị Trang, Anh Danh cơ khí thôn 1b, Chị Lệ, anh Hậu ở thôn 1a thường xuyên ủng hộ và giúp đỡ Chi hội với  số tiền lên tới 2 triệu đồng cho cá hoạt động tặng quà, vui tết trung thu nhiều năm nay… Theo lời kêu gọi của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Tỉnh Đak Lak số 19 ngày 20/9/2013 về việc ủng hộ, giúp đỡ đồng bào bị bão lũ do cơn bão số 08 gây ra với tổng số tiền vận động là: 1.500.000 đồng, Chi hội đã nộp toàn bộ về Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Tỉnh Đak Lak, bên cạnh đó Chi hội vận động cán bộ gióa viên nhân viên quyên góp ủng hộ quỹ hỗ trợ trẻ em khuyết tật của Tỉnh với số tiền 1.600.000 đồng đã nộp đủ theo địa chỉ yêu cầu [ Ngân hàng thương mại cổ phần công thương CưMgar… Chi hội phát động ủng hộ em Vòng Thị Thúy học sinh lớp 1d, gia đình hộ nghèo,  hiện ở thôn 3 EaM’nang bị bệnh máu trắng, [ Phải đi chuyền máu liên tục], tổng số tiền quyên góp giúp  đỡ gần 3.000.000 đồng để phần nào vơi đi nỗi đau buồn của gia đình và em, giúp em tiết tục đến trường.

* Chi hội tổ chức các hoạt động từ thiện đạt kết quả sau đây:

Chi hội tham mưu tốt với Ủy ban nhân dân xã kết hợp với Chủ Trì chùa Tây Trúc ở thôn 1b – EaM’nang tặng cho em Tường Vy lớp 5c, em Hiếu, em Kiều  lớp 3d. Mỗi em 01 chiếc xe đạp, mỗi xe trị giá 1.000.000 đồng, bên cạnh đó ngay từ đầu năm học Chi hội tham gia tích cực phong trào làm kế hoạch nhỏ thu vượt chỉ tiêu nộp về Hội đồng Đội huyện và chính số giấy vụn đó đã mua được 02 chiếc xe đạp mỗi chiếc trị giá 1.000.000 đồng trao cho em Đạt lớp 5e và em Huyền lớp 4d tại thôn 3 phân hiệu 2 của nhà trường. Đây là món quá ý nghĩa nhất mà 2 em không ngờ tới. Bên cạnh những hoạt động tình nghĩa nói trên, đối với công tác “ Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, các hoạt động giáo dục truyền thống Chi hội cùng Liên đội luôn luôn trú trọng và quan tâm. Chi hội, Liên đội, Đoàn thanh Liên và Chi bộ Đảng hàng năm tổ chức thăm viếng, đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ huyện nhà nhân ngày 22/12, ngày 27/7 và thường xuyên thăm hỏi tặng quà cho các gia đình chính sách, các cô chú thương bệnh binh của xã với tổng số tiền hằng năm từ 400.000 đến 500.000 đồng [ tương ứng với 5 suất quà]. Từ những biện pháp trên …..Những kết quả đạt được   như trên đó là một sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể quý  thầy cô giáo và các em học sinh trong Chi hội cũng như trong nhà trường  cho nên Chi Hội cũng sẽ luôn giữ vững Chi Hội xuất sắc  cấp huyện, được Huyện Hội khen

6. Bài học kinh nghiệm.


Qua quá trình thực hiện đề tài  “ Một số biện pháp duy trì và nâng cao hoạt động Chi hội chữ thập đỏ ở trường tiểu họcLý Thường Kiệt” và kết quả đạt được tôi nhận thấy một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động công tác Hội như sau: – Phải có kế hoạch cụ thể và tham mưu kịp thời. – Tuyên truyền sâu rộng, mang tính thường xuyên, liên tục để tìm sự đồng cảm và thu hút mọi người hành động. – Tạo một sự đồng thuận cao giữ lãnh đạo nhà trường, các ban ngành đoàn thể và với toàn thể học sinh trong liên đội. Mở lớp tập huấn, xem phim tài liệu, thời sự thường xuyên để tích lỹ kinh nghiệm. – Áp dụng lời dạy của Bác “ Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Vì thế phải tế nhị, nhẹ nhàng, không gây phiền nhiễu, áp lực đến các hội viên và toàn thể mọi người vì thế  tôi nhớ mãi. – Làm việc công minh, rõ ràng và có đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời . – Người làm công tác quản lý nói chung, người làm hoạt động phong trào nói riêng thì cần phải có năng lực quản lý nhất định, ngoài sự hiểu biết cao thì cần phải có kế hoạch  làm việc khoa học, hiệu quả, đúng lúc, đúng chỗ… – Nắm bắt đầy đủ các thông tin, các kế hoạch hoạt động một cách chắc chắn để khi thực hiện sẽ không phải lúng túng. – Cần có sự kết hợp nhiều yếu tố để làm tốt nhiệm vụ, dù là làm việc lớn  nhỏ.

– Đào tạo hội viên thường xuyên để tạo nguồn cho năm sau.

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận chung của đề tài: Trong các năm học gần đây Chi Hội chữ thập đỏ trường  tiểu học Lý Thường Kiệt đã thực hiện đày đủ các hoạt động trọng tâm của Hội, Chi Hội  đã bám sát vào chương trình hoạt động trong suốt  năm học, đặc biệt là bám sát vào các cuộc vận động lớn của Huyện Hội, của ngành giáo dục và của Hội Đồng Đội huyện CưM’gar triển khai về. Tham gia tích cực các hoạt động lớn do Chi  Hội xã EaM’nang tổ chức. Chi Hội đã nhận thấy giá trị thực tiễn của từng hoạt động, từng món quà, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ, các anh chị phụ trách nhiệt tình và tâm huyết hơn, làm việc hài hoà hiệu quả hơn, các em học sinh đội viên thì luôn luôn hưởng ứng, tham gia tích cực mọi phong trào đạt hiệu quả cao. Không khí hoạt động thi đua trong nhà trường sôi nổ hẳn lên, các em tham gia nhiều về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ bạn nghèo, tham gia ủng hộ bão lụt, ủng hộ trẻ em khuyết tật ngày càng đạt kết quả cao,… Hoạt động Chi Hội chữ thập đỏ trong trường tiểu học Lý Thường Kiệt là một chỗ dựa tinh thần, thân thiện và ấm áp nhất cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn…và đây cũng là nhiệm vụ quan trọng mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quan tâm để làm tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chi hội tăng cường hơn nữa về việc gắn với Hội viên một địa chỉ nhân đạo sẽ  tích cực góp phần vào việc “ Xây dựng trườmh học thân thiện, học sinh tích cực”, đúng  với  lời kêu gọi “ Ngành ngành làm việc thiện – nhà nhà làm việc thiện – người người làm việc thiện” thì chác chắn sẽ xoa dịu nỗi đau phần nào trong xã hội và cũng là để tiếp nối truyền thống quý báo từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam “ Hiền lành – chịu khó – cao thượng và đầy chất nhân văn”.

II. Kiến nghị:


          * Đối với Huyện hội: – Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các Chi hội tích cực tham gia và làm tốt mọi hoạt động nhân đạo trong nhà trường và tại địa bàn huyện nhà. – Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, tập huấn, gửi tài liệu về các Chi hội nghiên cứu để có phương hướng Chi hội CTĐ hoạt động chính xác, hiệu quả. – Công tác khen thưởng, động viên kịp thời sẽ khích lệ nhiều cho hoạt động Hội

* Đối với hội đồng đội  huyện:


          – Tăng cường công tác kiểm tra giám sát. – Quan tâm nhiều hơn nữa đến với học sinh nghèo.

* Đối với địa phương:  

– Các cấp lãnh đạo địa phương cần quan tâm nhiều hơn đối với các phong trào các trường. – Cuối năm học, địa phương nên có kinh phí khen những hội viên hoạt động  tích cực phong trào CTĐ. – Đẩy mạnh việc tuyên truyền trên thông tin đại chúng, đài phát thanh của xã về mọi hoạt động của Chi hội cho nhân dân biết . –  Ban chấp hành đoàn xã phơi kết hợp với chi hội của trường để tạo sự đồng thuận và nhất chí cao.

* Đối với phụ huynh học sinh: 

– Tích cực ủng hộ nhiều hơn nữa cho hoạt động Chi Hội. – Tạo điều kiện tốt nhất để con em tham gia một cách thoái mái và tự nguyện.

 * Đối với Nhà trường:

– Ban giám hiệu quan tâm, Chi bộ nhà trường tạo mọi điều kiện hơn nữa để Chi Hội  hoạt động. – Chi Đoàn trường phát huy vai trò chỉ đạo và nâng đỡ cho Hội. – Ở trường các hoạt động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần duy trì liên tục, phải mang đúng ý nghĩa nhân đạo, phải đẩy mạnh tuyên truyền để mọi thành viên tự nguyện tham gia. – Giáo viên chủ nhiệm cần nắm cụ thể đối tượng học sinh, thăm hỏi gia đình có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên hơn, Đảng viên, giáo viên luôn đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường, làm gương sáng cho học sinh noi theo.

* Đối với  học sinh:

– Học sinh phải có tinh thần trách nhiệm với gia đình, bản thân và xã hội, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt và trau dồi rèn luyện nhân cách. Tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, vận động bạn bè làm tốt mọi hoạt động của Chi hội phát động.

   Duyệt của ban giám hiệu                                                                             EaM’nang, ngày 9 tháng 3 năm 2014


Người thực hiện

Trịnh Văn Thế

Video liên quan

Chủ Đề