Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Đông Nam Bộ áp dụng phương pháp chú yếu nào

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

       Những năm qua, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng, mà còn có nhiều bước tiến về phương thức nuôi, nhất là ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi.

    Tăng tốc

Trong những năm qua, nhờ không có dịch bệnh lớn xảy ra nên đàn gia cầm trên cả nước tăng trưởng mạnh.

     Theo Cục Chăn nuôi, đến cuối năm 2019, tổng đàn gia cầm đạt trên 481 triệu con; trong đó, đàn gà gần 383 triệu con, chiếm 79,5%; đàn thủy cầm gần 99 triệu con, chiếm 20,5%. Trong tổng đàn gà, gà thịt chiếm 79,9%, gà đẻ chiếm 20,1%. Đối với gà thịt thì gà công nghiệp trắng chiếm 23,4%, gà lông màu chiếm 76,6%.

     Trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm số lượng gia cầm trên cả nước tăng trên 10%, trong đó đàn gà tăng trưởng trên 11,5%, sản lượng thịt gia cầm tăng bình quân gần 11%/năm.

     Năm 2019 sản lượng thịt hơi của gia cầm đạt trên 1,3 triệu tấn, trong đó thịt gà chiếm 76%; trứng đạt trên 13,28 tỷ quả. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng đàn gia cầm trên cả nước đạt khoảng 510 triệu con, trong đó đàn gà khoảng 410 triệu con, chiếm 80% và 100 triệu con thủy cầm, chiếm 20%”.

     “Chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát chuyển sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, cho lợi nhuận ngày càng nhiều.

     Chăn nuôi gia cầm tại nhiều địa phương đã trở thành một trong những nghề sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất trong nông nghiệp, giúp xoá đói giảm nghèo bền vững”, Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định tại hội thảo nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi gia cầm vừa tổ chức tại Bình Định vào cuối tuần qua.

     Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm cũng tăng trưởng mạnh. Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện trên cả nước có khoảng 11.000 trang trại chăn nuôi gia cầm.

     Vùng có nhiều trang trại nhất là đồng bằng sông Hồng, chiếm đến 49,19%, tiếp đến là vùng Đông Nam bộ chiếm 18,21%, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 11,55%, vùng trung du và miền núi phía Bắc chiếm 8,45%, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 7,67%, thấp nhất là khu vực Tây Nguyên chỉ chiếm gần 5%.

     “Chăn nuôi trang trại là hình thức chăn nuôi quy mô tập trung, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp; có đầu tư lớn về chuồng trại, thiết bị chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ kiểm soát được dịch bệnh.

     Bên cạnh đó là hình thức chăn nuôi nông hộ đang tồn tại hầu khắp các địa phương trong cả nước. Hình thức chăn nuôi này có quy mô vừa và nhỏ, hầu hết sử dụng thức ăn hỗn hợp và tận dụng sản phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Con giống được sử dụng là giống ngoại, giống lai hoặc giống địa phương cho năng suất và giá thành sản phẩm không cao”, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết.

     Nhiều mô hình hiệu quả

     Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện chăn nuôi gia cầm có mức độ tăng trưởng lớn nhất trong các loại vật nuôi với đa dạng con giống. Người chăn nuôi biết dựa vào lợi thế vùng miền, tận dụng lợi thế của địa phương mà chọn giống gia cầm để nuôi; chiếm nhiều nhất là gà và vịt, sau đó là ngan, ngỗng, bồ câu, đà điểu…

     “Hiện cả nước có gần 70% tổng số xã, phường có chăn nuôi gia cầm với hơn 12 triệu hộ tham gia. Trong đó, có trên 65% số hộ nuôi gia cầm quy mô nhỏ lẻ, việc áp dụng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trong hình thức chăn nuôi này chưa nhiều.

     Vì vậy, việc xây dựng và tuyên truyền các mô hình khuyến nông có hiệu quả và bền vững là 1 trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác khuyến nông”, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho hay.

     Cũng theo bà Hạnh, trong 10 năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai 28 dự án và nhiệm vụ khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm với 11.431 hộ tham gia.

     Các dự án đã triển khai tập huấn kỹ thuật cho 17.095 lượt nông dân, ngoài ra còn tổ chức tham quan cho 12.295 nông dân để nhân rộng mô hình. Thông qua các mô hình, nông dân đã được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, nhờ đó làm tăng hiệu quả kinh tế từ 10 – 15% so với chăn nuôi đại trà.

     Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Hạ Thúy Hạnh đã dẫn chứng mô hình khuyến nông chăn nuôi gia cầm hiệu quả.

     Ví như mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ. Mô hình này đã tạo ra sản phẩm thịt gia cầm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chuỗi liên kết đã giúp người chăn nuôi an tâm đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

     Mô hình nói trên đã được triển khai tại các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh và Quảng Nam.

     Để đàn gia cầm thoát nỗi ám ảnh về dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại nhiều địa phương.

     Hộ chăn nuôi tham gia mô hình được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học với 3 nguyên tắc: Cách ly và kiểm soát người vào ra khu chăn nuôi; vệ sinh và khử trùng chuồng trại với các tài liệu đã được soạn thảo sao cho nông dân dễ làm theo với sự hỗ trợ của Tổ chức Nông- Lương Liên hiệp quốc [FAO] tại Việt Nam.

     Đặc biệt, mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh hướng đến xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và hanh thông trên thị trường tiêu thụ.

     “Tính đến hiện tại trên địa bàn cả nước có 2.000 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên cạn được công nhận an toàn dịch bệnh với bệnh đăng ký. Trong đó, có 145 cơ sở do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ triển khai, chiếm 7,25% trong tổng số cơ sở được công nhận trên toàn quốc”, bà Hạnh, cho hay.

Nguồn: nongnghiep.vn

khó khanwq:

Trước hết, hệ thống sản xuất chưa đồng bộ, chưa có sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ. Giá sản phẩm còn cao, chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi. Vì vậy, nhiều sản phẩm chất lượng tốt vẫn chưa được người dùng biết đến và tin tưởng sử dụng.

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến giá thành cao là thức ăn nhập khẩu, con giống hoặc thuốc thú y. Hơn nữa, quy mô sản xuất còn nhỏ và vừa nên chưa thể áp dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất, chất lượng.

Tiếp đến, các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi ở nước ta chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này đi xuất khẩu. Ngược lại, các sản phẩm từ nước ngoài dễ dàng nhập khẩu về Việt Nam với quy mô lớn, sản phẩm chất lượng và giá thành lại rẻ hơn.

Nhiều hộ dân vẫn còn thờ ơ trong việc quản lí con giống và kiểm soát dịch bệnh. Điều này kìm hãm sự phát triển của các giống vật nuôi và không cho chất lượng sản phẩm cao.

Có thể nói ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Tuy nhiên vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy nhà nước và các chủ trang trại cần phải nỗ lực không ngừng để có thể phát triển một cách tốt nhất có thể.

khắc phục:

Với sự phát triển của khoa học, thay vì sử dụng các giải pháp truyền thống trong quản lý chăn nuôi thì doanh nghiệp nên bắt đầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào công cuộc quản lý chăn nuôi.

Trong đó, hệ thống ERP ngành chăn nuôi đang được khá nhiều trang trại và doanh nghiệp chăn nuôi ứng dụng để tự động hóa các hoạt động trang trại như: cập nhật tình hình quản lý, tình trạng vật nuôi, đo lường và phân tích các hoạt động vật nuôi cũng như tinh giản khâu sản xuất. 

  • Quản lý thông tin trang trại: Chia chuồng trại theo dãy, nhóm, quản lý gia súc trong chuồng, trại.
  • Quản lý sữa, thức ăn, tiêm phòng: Thống kê năng suất sữa, quản lý khẩu phần thức ăn, tiêm thuốc theo định kỳ.
  • Quản lý cá thể vật nuôi: Tìm kiếm nhanh gia súc theo tên, số tai, tình trạng vật nuôi,…
  • Tính giá thành chăn nuôi: tính giá thành vật nuôi theo từng giai đoạn sơ sinh, trưởng thành, sau khi đẻ,…
  • Theo dõi, đo lường mọi hoạt động của trang trại: theo dõi mọi thông tin liên quan đến chuồng trại như mức độ sinh trưởng, phát triển của từng vật nuôi, phát hiện mầm bệnh,… hỗ trợ công tác quản lý cho chủ trang trại toàn diện hơn.
  • Hỗ trợ nghiệp vụ kế toán: nhập xuất vật tư hàng hóa, thu chi, phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý, chi phí khác, … và phân bổ các chi phí này giống như hệ thống kế toán khác.

 thuận lợi:

Các loài gia súc lớn như con trâu và con bò không chỉ nuôi để lấy thịt. Chúng còn được tận dụng sức kéo trong việc cày cấy hoặc vận chuyển hàng hóa.

Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như gà, lợn, thủy cầm thì có thể nuôi bằng những lương thực có sẵn như cỏ, bèo, giun.

Hiện nay, hình thức trang trại chăn nuôi đang chiếm ưu thế và có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng. Hướng tới một nền công nghiệp xanh bền vững.

  • Hiện nay, một số loại gia súc lớn như trâu, bò không chỉ nuôi lấy thịt mà còn được nông dân tận dụng sức kéo trong việc cày cấy hay vận chuyển hàng hóa.
  • Các loại gia súc, gia cầm nhỏ như gà, lợn, thủy cầm,… được tận dụng lương thực có sẵn như cỏ, giun, bèo… để nuôi, giúp tiết kiệm tối đa chi phí.

- Hình thức trang trại chăn nuôi đang có xu hướng tăng lên. Áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, hướng đến nền công nghiệp xanh bền vững.

- Nhiều mặt hàng đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như: gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa….

Video liên quan

Chủ Đề