Ngân hàng trung ương có thể điều tiết tốt nhất đối với?

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Ngân hàng trung ương [có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ] là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.

Ngân hàng trung ương ra đời chính thức đầu tiên ở châu Âu, vào thế kỷ 17. Khi ấy, tiền mặt lưu hành vẫn chủ yếu dưới dạng vàng và bạc, tuy rằng, các tờ cam kết thanh toán [promises to pay] đã được sử dụng rộng rãi như là những biểu hiện của giá trị ở cả Châu Âu và Châu Á. Ngược lại 500 năm trước đây, Tổ chức Hiệp sĩ dòng Đền [Knight Templar] thời Trung Cổ sử dụng một cơ chế có thể nói là hình mẫu đầu tiên của Ngân hàng trung ương. Các giấy tờ cam kết thanh toán của họ được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người cho rằng các hoạt động này đặt nền tảng cơ bản cho hệ thống ngân hàng hiện đại. Cùng thời gian đó, Thành Cát Tư Hãn phát hành tiền giấy ở Trung Hoa, và áp đặt sử dụng loại tiền này bằng bạo lực nhằm thu giữ vàng bạc.

Ngân hàng trung ương đầu tiên là Ngân hàng Thụy Điển [Bank of Sweden] ra đời năm 1668 với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan. Ngân hàng Anh [Bank of England] ra đời tiếp sau đó năm 1694 bởi doanh nhân người Scotland là William Paterson tại London theo yêu cầu của chính phủ Anh với mục đích tài trợ cuộc nội chiến lúc đó. Ý tưởng về ngân hàng trung ương cũng được Marx ủng hộ trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản bằng việc đề xuất "tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước"[1]. Trước nhu cầu quản lý nền tài chính quốc gia, các ngân hàng trung ương trên thế giới lần lượt ra đời. Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ được thành lập theo yêu cầu của Quốc hội tại đạo luật mang tên hai nghị sĩ đệ trình là Glass và Owen [Glass-Owen Bill]. Tổng thống Woodrow Wilson ký đạo luật ngày 23 tháng 12 năm 1913.

Từ đầu thế kỷ XX, các ngân hàng trung ương đã hình thành tuy nhiên các ngân hàng này vẫn thuộc sở hữu tư nhân, sau cuộc khủng hoảng 1929-1933 thì mới trở thành ngân hàng sở hữu của nhà nước.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc [Tiếng Anh là People’s Bank of China – Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa] bắt đầu các chức năng ngân hàng trung ương năm 1979 cùng với chính sách cải cách kinh tế. Vai trò ngân hàng trung ương của nó được đẩy mạnh năm 1989 khi đất nước này chuyển đổi sâu sắc hơn sang nền kinh tế hướng xuất khẩu. Tới năm 2000, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã là một ngân hàng trung ương về mọi mặt, với cơ cấu và hoạt động có tham khảo Ngân hàng Trung ương châu Âu vốn là mô hình ngân hàng trung ương mới nhất, chi phối ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên mà vẫn để quyền quản lý kinh tế quốc gia cho các ngân hàng đó.

Ngân hàng trung ương liên quan đến bốn chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Chính phủ, quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ngân hàng trung ương nào cũng mang đầy đủ 3 chức năng này.

Phát hành tiền tệ

Ở phần lớn các nước, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ. Ở một số nước khác, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, còn tiền kim loại với tư cách là tiền bổ trợ thì do Chính phủ phát hành. Cục Dự trữ Liên bang – ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ – không có chức năng phát hành tiền, thay vào đó, Bộ Tài chính đảm nhiệm chức năng này. Cũng có thông tin cho rằng Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành đồng Đô-la, mà là do Cục Dự trữ Liên bang phát hành. Nhưng hiện nay, đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu, và họ đã phát hiện ra, thực chất Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mới có quyền phát hành tiền tệ, Chính phủ Mỹ không có quyền này.

Ngân hàng của các ngân hàng

Ngân hàng trung ương thực hiện công việc tái chiết khấu các hối phiếu đối với các tổ chức tín dụng, cấp vốn thông qua cho vay đối với các tổ chức này [đồng thời qua đây kiểm soát lãi suất]. [Xem thêm Chính sách lãi suất ngân hàng]

Ngân hàng trung ương còn mua và bán các giấy tờ có giá, qua đó điều tiết lượng vốn trên thị trường. [Xem thêm Nghiệp vụ thị trường mở]

Ngân hàng trung ương có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại mở tài khoản tại chỗ mình và các ngân hàng phải gửi vào tài khoản của họ 1 lượng tiền nhất định. Thông thường, lượng tiền này được quy định tương đương với 1 tỷ lệ nào đó tiền gửi vào ngân hàng thương mại, gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Trong trường hợp có tổ chức tín dụng gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng đó để cứu nó. Vì thế, ngân hàng trung ương được gọi là người cho vay cuối cùng.

Ngân hàng của Chính phủ

Ở nhiều nước, ngân hàng trung ương là người quản lý tiền nong cho Chính phủ. Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ở một số nước, chẳng hạn như ở Việt Nam, chức năng này do kho bạc đảm nhiệm.

Ngân hàng trung ương còn làm đại diện cho Chính phủ khi can thiệp vào thị trường ngoại hối [xem Can thiệp tỷ giá].

  1. ^ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Phần II: Những người vô sản và những người cộng sản

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ngân_hàng_trung_ương&oldid=64175609”

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ [monetary policy] là quá trình quản lý cung tiền [money supply] của cơ quan quản lý tiền tệ [có thể là ngân hàng trung ương], thường là hướng tới một lãi suất mong muốn [targeting interest rate] để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. nhiều vân đề khác

Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp. Chính sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường.

Chính sách tiền tệ: Biến số tác động: Mục tiêu dài hạn:
Mục tiêu lạm phát Lãi suất của nợ qua đêm Cố định tỷ lệ lạm phát
Mục tiêu mức giá Lãi suất của nợ qua đêm Cố định mức giá
Tổng cung tiền Tốc độ tăng cung tiền Cố định tỷ lệ lạm phát
Cố định tỷ giá Tỷ giá Tỷ giá
Bản vị vàng Giá vàng Lạm phát thấp đo bằng giá vàng
Chính sách tổng hợp Thường là lãi suất Thường là tỷ lệ thất nghiệp + Lạm phát

Chính sách hướng tới mục tiêu lạm phát hiện đang sử dụng tại Australia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, the Czech Republic, Hungary, New Zealand, Norway, Iceland, Philippines, Poland, Sweden, South Africa, Turkey, và Anh Quốc.

Loại chính sách tổng cung tiền [monetary aggregates] được các nước tiên tiến sử dụng trong thập niên 1980s [gồm cả Hoa Kỳ].

Hoa Kỳ hiện tại đang sử dụng chính sách tổng hợp [mixed policy]. Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng từ những năm 1980s và nó còn có tên là "Taylor rule," theo đó đảm bảo rằng lãi suất của FED thay đổi thích ứng với các shock lạm phát và sản lượng đầu ra.

Gồm có 6 công cụ sau:

  • Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
  • Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán [cho vay] của các Ngân hàng thương mại.
  • Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
  • Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
  • Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
  • Tỷ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái.

Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ [ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ] sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở.

Thay đổi lãi suất chiết khấu

Xem bài chính về lãi suất chiết khấu

Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. vì MS= số nhân tiền* MB mà MB=C+R với C là lượng tiền mặt và R là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng, khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm sút làm tổng cung tiền giảm

Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Xem bài chính về dự trữ bắt buộc

Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi.

Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển.

Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở

Xem bài chính về nghiệp vụ thị trường mở

Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền.

Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền.

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của FED. Khi FED mua trái phiếu của công chúng, số đô-la mà nó trả cho trái phiếu làm tăng tiền cơ sở và qua đó làm tăng cung tiền. Khi FED bán trái phiếu cho công chúng, số đô-la mà nó nhận làm giảm tiền cơ sở và bởi vậy làm giảm cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách được Fed sử dụng thường xuyên nhất. Trên thực tế, FED thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường chứng khoán New York hàng ngày

Xem bài chính về Bẫy thanh khoản

Khi ở tình trạng bẫy thanh khoản, chính sách tiền tệ sẽ không phát huy hiệu lực.

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

Ở một nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ sẽ bị hạn chế sử dụng, bởi bất cứ sự thay đổi nào của cung tiền cũng làm thay đổi tỷ giá hối đoái.

Khi đầu tư không thay đổi theo lãi suất

Chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất, qua đó thay đổi đầu tư của xí nghiệp và điều chỉnh được tổng cầu. Đấy là giả thiết rằng đầu tư của xí nghiệp có phản ứng trước các thay đổi của lãi suất. Tuy nhiên, nếu đầu tư không phản ứng trước thay đổi của lãi suất, thì chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa. Sử dụng phép phân tích IS-LM cũng có thể thấy điều này. Khi đầu tư không phản ứng với lãi suất, đường IS trở nên thẳng đứng. Dù chính sách tiền tệ có làm dịch chuyển đường LM thế nào đi nữa, tổng cầu vẫn không thay đổi.

Ngoài ba loại hạn chế nói trên, nếu cơ quan hữu trách tiền tệ không được hoạt động độc lập, thì chính phủ có thể can thiệp vào việc phát hành tiền tệ [chẳng hạn khi cần bù đắp thâm hụt ngân sách], khiến cho hiệu quả của chính sách tiền tệ trở nên hạn chế.

  • Mankiw, Gregory N. [2002], Macroeconomics, Fifth Edition, Worth Publishers.
  • Mishkin, Frederic S. [2004], Economics of Money, Banking, and Financial Markets, Seventh Edition, Addison Wesley.
  • Đường LM
  • Phân tích IS-LM
  • Kinh tế học vĩ mô Keynes
  • Chủ nghĩa tiền tệ
  • Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới
  • Chính sách tài chính
  • Mô hình Mundell-Fleming

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chính_sách_tiền_tệ&oldid=67492050”

Video liên quan

Chủ Đề