Viết các phương trình hoá học của sc Cu, Zn với khỉ O2

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNGTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG TĨNHHỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNCẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019Tên sáng kiến: “Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viếtphương trình hóa học loại phản ứng trao đổi trong dung dịch”Tác giả sáng kiến: Dương Thanh TuyềnChức vụ: Giáo viênĐơn vị: Trường THCS Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương,tỉnh Vĩnh Phúc.HỒ SƠ GỒM CÓ:1. Đơn đề nghị công nhận Sáng kiến cấp huyện;2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.3. Giấy chứng nhận Sáng kiến cấp cơ sở.Tam Dương, năm 2019CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc----------------ĐƠN ĐỀ NGHỊCÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆNKính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Tam DươngTên tôi là: Dương Thanh TuyềnChức vụ [nếu có]: Giáo viênĐơn vị/địa phương: Trường THCS Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnhVĩnh Phúc.Điện thoại: 0974383136Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến huyện TamDương xem xét và công nhận sáng kiến cấp huyện cho tôi đối với sáng kiến/cácsáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây:Tên sáng kiến : “Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viết phương trìnhhóa học loại phản ứng trao đổi trong dung dịch”Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu tráchnhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.Xác nhận của Thủ trưởng đơn vịĐồng Tĩnh, ngày.... tháng 03 năm 2019Người nộp đơnDương Thanh TuyềnPHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNGTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG TĨNHBÁO CÁO KẾT QUẢNGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾNTên sáng kiến: “Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viếtphương trình hóa học loại phản ứng trao đổi trong dung dịch”Tác giả sáng kiến: Dương Thanh TuyềnTam Dương, năm 2019BÁO CÁO KẾT QUẢNGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN1. Lời giới thiệu: Học hóa học hiện nay không những học sinh học lý thuyết màcòn đòi hỏi học sinh vận dụng lý thuyết được học vào giải các bài tập lý thuyết,thực tiễn và đặc biệt là kĩ năng thực hành thí nghiệm.Giải toán hóa học và lập phương trình hóa học [PTHH] là hai nội dung rấtquan trọng đối với môn hóa học, tất cả các bài tập hoàn thành PTHH, tính toánvà chuyển đổi giữa các chất ... đều liên quan tới PTHH. Tuy nhiên học sinh bậcTHPT nói chung, học sinh lớp 8, 9 nói riêng thường rất lúng túng và không đúngtrong việc lập PTHH [cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sauphản ứng], dẫn đến việc tính toán hóa học bị sai liên quan đến phương trình hóahọc.Trong chương trình Hóa học phổ thông “phản ứng trao đổi trong dungdịch” chiếm một vị trí quan trọng từ THCS đến THPT liên quan đến nhiều câuhỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn đời sống hằng ngày như môi trường không khí,nước, đất, vệ sinh an toàn thực phẩm …Qua tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, đặc biệt là qua quá trình trựctiếp giảng dạy nhiều năm qua về phản ứng trao đổi trong dung dịch được đề cậpđến ở Bài 9 – Tiết 14 – Tính chất hóa học của muối – Phần II.Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay “là dạy họctheo phương pháp tích cực”, giúp học sinh tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo,rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác bạn bè, hoạt độngnhóm, đặc biệt là rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh. Khả năng vậndụng vào tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn đời sống. Tạoniềm tin và hứng thú trong học tập môn học.Khi lập PTHH cho các loại phản ứng nói chung và đặc biệt là lập PTHHloại phản ứng trao đổi, học sinh thường rất lúng túng, gặp nhiều khó khăn. Họcsinh đang tiến hành lập PTHH theo một cách máy móc, không hiểu bản chất củaphản ứng, chưa biết phản ứng nào xảy ra, phản ứng nào không xảy ra, các emchỉ biết lập PTHH một cách máy móc.Làm như thế nào để giúp học sinh lập được PTHH loại phản ứng trao đổichính xác và nhanh nhất là điều Học hóa học hiện nay không những học sinhhọc lý thuyết mà còn đòi hỏi học sinh vận dụng lý thuyết được học vào giải cácbài tập lý thuyết, thực tiễn và đặc biệt là kĩ năng thực hành thí nghiệm.Làm như thế nào để giúp khiến tôi băn khoăn trăn trở bấy lâu nay.Từ suy nghĩ đó, tôi đã chọn đề tài: “Các lỗi học sinh thường mắc phảikhi viết PTHH loại phản ứng trao đổi trong dung dịch” để nghiên cứu và thểnghiệm chuyên đề trong mấy năm học gần đây và kết quả đem lại là rất tốt.2. Tên sáng kiến: “Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viết PTHH loạiphản ứng trao đổi trong dung dịch”3. Tác giả sáng kiến:- Họ và tên: Dương Thanh Tuyền- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Khu 5 xã Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc- Số điện thoại: 0974 383 136- E_mail:. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thanh Tuyền5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình hóa học lớp 9, Hóa học THPT đềucó thể áp dụng.6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, [ghi ngày nào sớmhơn]: Thời gian: Từ tháng 1 năm 20187. Mô tả bản chất của sáng kiến:- Về nội dung của sáng kiến:1. Khái niệm:- Phản ứng trao đổi trong dung dịch là phản ứng hóa học, trong đó giữa hai chấttham gia phản ứng trao đổi thành phần phân tử cho nhau để tạo thành những hợpchất mới.- Đối với môn hóa học nói chung thì định nghĩa về phản ứng trao đổi trong dungdịch được phát biểu như sau: Phản ứng trao đổi trong dung dịch là phản ứng màkhông có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng.- Phương trình phản ứng trao đổi có dạng tổng quát:AB + CD → AD + CBA, B, C, D trao đổi vị trí cho nhau còn số oxi hóa của mỗi nguyên tốkhông thay đổi.2. Điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra:- Các chất tham gia phản ứng phải tan trong nước [trừ phản ứng giữa muối tácdụng với axit và axit tác dụng với bazơ].Ví dụ:BaSO4 + KCl → Không xảy raNa2SO4 + Fe[OH]2 → Không xảy ra- Phản ứng phải tạo thành chất kết tủa [chất không tan trong nước].Ví dụ:KCl+ AgNO3 → KNO3 + AgCl ↓2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu[OH]2 ↓- Phản ứng tạo thành chất điện ly yếu:+ Phản ứng tạo thành nước:Ví dụ 1:Ví dụ 2:NaOH + HCl → NaCl2Fe[OH]3 ++H2 O3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 6H2O+ Phản ứng tạo thành axit yếu [axit dễ bay hơi]:Ví dụ 1:Ví dụ 2:2NaCl +FeSH2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HCl ↑+2HCl→FeCl2 + H2S ↑+ Phản ứng tạo thành chất khí:Ví dụ 1:Na2SO3+2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2OVí dụ 2:CaCO3 + 2HCl→ CaCl2 + CO2 ↑ + H2O3. Một số loại phản ứng trao đổi thường gặp cấp THCS:3.1. Axit tác dụng với muối → Muối mới và axit mới.2HCl + CuS → CuCl2 + H2S ↑2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2OBaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên lưu ý và bổ sung cho học sinh kiếnthức sau: Một số muối sunfua như CuS, PbS, Ag2S, HgS không tan trong axitthông thường [HCl, H2SO4 loãng] nên axit yếu H2S đẩy được các muối này rakhỏi muối của axit mạnh.H2S + CuCl2 → CuS ↓ + 2HClH2S + Pb[NO3]2 → PbS ↓ + 2HNO33.2. Axit tác dụng với bazơ → Muối và nước.- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nói rõ cho học sinh biết loại phản ứngnày luôn luôn xảy ra, không cần xét điều kiện vì H2O là chất điện ly yếu.2HClH2SO4 ++Ca[OH]2 → CaCl2 + 2H2OBa[OH]2 → BaSO4 ↓+ 2H2O- Đối với axit yếu loại đa nấc, ví dụ H 3PO4 khi tác dụng với bazơ mạnh, ví dụNaOH thì tùy thuộc vào tỷ lệ số mol giữa H3PO4 và NaOH mà ta thu được mộtmuối hay nhiều muối, muối axit hay muối trung hòa.H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2OH3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2OH3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O3.3. Muối tác dụng với bazơ → Muối mới và bazơ mới.Ví dụ:CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu[OH]2 ↓FeSO4 + Ba[OH]2 → BaSO4 ↓ + Fe[OH]2 ↓NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 ↑+ H2O- Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên nói rõcho học sinh biết: Trường hợp kết tủa hiđroxit tạo ra là hiđroxit lưỡng tính nhưAl[OH]3, Zn[OH]2 … thì nó sẽ tan trở lại trong kiềm dư.Ví dụ 1:AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al[OH]3 ↓Nếu dư NaOH:Al[OH]3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2OVí dụ 2:ZnSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Zn[OH]2 ↓Nếu dư NaOH:Zn[OH]2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O3.4. Muối tác dụng với muối → Hai muối mới.NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓Lưu ý: Muối axit của axit mạnh được xem như một axit.Ví dụ:2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O3.5. Axit tác dụng với oxit bazơ → Muối và nước.- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nói rõ cho học sinh biết loại phản ứngnày luôn luôn xảy ra, không cần xét điều kiện vì H2O là chất điện ly yếu.CaO + 2HCl → CaCl2 + H2OFe2O3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 3H2O- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh: Fe 3O4 khi tácdụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành 2 muối:Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2OFe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2[SO4]3 + 4H2O3.6. Bazơ tác dụng với oxit axit.- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.Ví dụ:2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O- Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt khi giải bài toán tính theo PTHH thì giáoviên cần lưu ý cho học sinh:+ Oxit axit CO2, SO2 khi tác dụng với dung dịch bazơ đầu tiên tạo ra muối trunghòa và nước. Sau đó nếu còn dư CO 2 [hay SO2] thì nó tác dụng tiếp với muốitrung hòa và nước để tạo ra muối axit.Ví dụ: CO2 tác dụng vơi dung dịch NaOH2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O [1]Nếu dư CO2:Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3 [2]+ Oxit NO2 khi tác dụng với dung dịch bazơ thì phản ứng tạo thành 2 muối:2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O4NO2 + 2Ba[OH]2 → Ba[NO3]2 + Ba[NO2]2 + 2H2ONếu có mặt của O2:4NO2 + O2 + 4NaOH → 4NaNO3 + 2H2O3.7. Oxit axit tác dụng với oxit bazơ → Muối.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh biết điều kiện đểphản ứng thuộc loại này xảy ra: Một trong 2 oxit phải có một oxit mạnh [thuộcoxit bazơ mạnh hay oxit axit mạnh tương ứng].CaO + CO2 → CaCO3MgO + SO3 → MgSO43.8. Oxit axit tác dụng với dung dịch muối.Oxit axit tác dụng với dung dịch muối thì đầu tiên oxit đó tác dụng vớinước tạo ra axit tương ứng, sau đó axit tác dụng với muối theo điều kiện củaphản ứng trao đổi thuộc loại 3.2 ở trên.Ví dụ 1: Khi sục SO2 vào dung dịch Na2CO3:SO2 + H2O → H2SO3Na2CO3 + H2SO3 → Na2SO3 + CO2 ↑ + H2OVí dụ 2: Khi sục SO3 vào dung dịch BaCl2:SO3 + H2O → H2SO4BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl3.9. Oxit bazơ tác dụng với dung dịch muối.Đầu tiên oxit tác dụng với nước tạo thành bazơ kiềm tương ứng. Sau đóbazơ tác dụng với muối theo điều kiện của phản ứng trao đổi thuộc loại 3.3 ởtrên.Ví dụ 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Na 2O tác dụng với dungdịch muối CuSO4.Na2O + H2O → 2NaOH2NaOH + CuSO4 → Cu[OH]2 ↓ + Na2SO4Ví dụ 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho K 2O tác dụng với dung dịchmuối Al2[SO4]3.K2O + H2O → 2KOH6KOH + Al2[SO4]3 → 2Al[OH]3 ↓ + 3K2SO4Nếu dư KOH:KOH + Al[OH]3 → KAlO2 + 2H2O4. Những điều cần chú ý khi viết PTHH loại phản ứng trao đổi.a. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững tính tan của một số axit, bazơ vàmuối trong nước [sử dụng bảng tính tan].- Các chất ít tan, chất kết tủa:+ Hầu hết các axit tan trong nước trừ axit H2SiO3 [thực tế là SiO2.H2O].+ Đa số bazơ không tan trong nước trừ LiOH, NaOH, KOH, Ba[OH] 2,Ca[OH]2, NH4OH.+ Tất cả muối của kim loại Na, K; muối amoni NH 4+; muối axit đều tantrong nước.+ Hầu hết muối clorua [Cl-] tan trừ: AgCl, PbCl, CuCl.+ Hầu hết muối sunfat [SO42-] tan trừ: BaSO4, PbSO4, CaSO4, Ag2SO4.+ Muối nitrat [NO3-], muối axetat [CH3COO-] đều tan.+ Muối cacbonat [CO32-] hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loạikiềm và muối amoni.+ Muối sunfua [S2-] hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loạikiềm và muối amoni.- Lưu ý: Các trường hợp chất ít tan trong nước [hiđroxit, muối của axit yếu …]có thể tan trong axit mạnh. Nhưng muối của axit mạnh như BaSO 4, PbSO4,CaSO4, Ag2SO4 hoàn toàn không tan trong axit mạnh.- Một số muối không tồn tại trong dung dịch như: Fe 2[CO3]3, Al2[CO3]3,Fe2[SO3]3 ...b. Những điểm cần nhớ:- Một số axit mạnh thường gặp: H2SO4, HNO3, HCl, HBr, HI, HClO4,HCOOH- Một số axit trung bình thường gặp: H2SO3, H3PO4 …- Một số axit yếu thường gặp: H 2S, H2CO3, CH3COOH, NH4+ …các axithữu cơ…- Một số bazơ mạnh thường gặp tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm:NaOH, KOH, Ba[OH]2, Ca[OH]2 …- Một số bazơ trung bình thường gặp: Mg[OH]2, Cu[OH]2 …- Một số bazơ lưỡng tính: Al[OH]3, Zn[OH]2, Be[OH]2, …- Một số bazơ yếu: Dung dịch NH3, dung dịch amin …- H2SO4 loãng không đẩy được HCl ra khỏi dung dịch muối clorua, trái lạiH2SO4 đặc nóng với tinh thể NaCl thì được.- Một số axit yếu cũng có thể đẩy được axit mạnh ra khỏi dung dịch muốinếu muối tạo thành ít tan hoặc kết tủa:Ví dụ:H2S + CuSO4 → CuS ↓ + H2SO4- Người ta dùng H2SO4 đặc để đẩy axit yếu hoặc axit dễ bay hơi ra khỏidung dịch muối do H2SO4 bền không bay hơi [đây là phương pháp sunfat dùngđiều chế HCl, HF] nhưng tuyệt đối không dùng axit HNO 3 do axit HNO3 có tínhoxi hóa mạnh.- Bazơ kiềm mạnh mới tác dụng được với muối của bazơ yếu:Ví dụ:2KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe[OH]2 ↓Mg[OH]2 +NaCl → không phản ứng.5. Cách khắc phục và ví dụ cụ thể.5.1. Axit tác dụng với bazơ → Muối và nước.Giáo viên lưu ý cho học sinh tính chất này luôn luôn xảy ra, cả bazơ tanvà bazơ không tan đều tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.Trong đó, giáo viên đưa ra định nghĩa về phản ứng trung hòa khác trongSGK: Phản ứng trung hòa là phản ứng hóa học giữa dung dịch axit với dungdịch bazơ tạo thành muối trung hòa và nước.Ví dụ:HCl +H2SO4 +NaOH → NaCl+ H2OCu[OH]2 → CuSO4 + 2H2O5.2. Axit tác dụng với muối → Muối mới và axit mới.Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp đầu tiên trong chương trình hóahọc lớp 9. Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một sốvấn đề sau:- Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhauđể tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử H trong axit trao đổi với nguyên tử kimloại hoặc là hai gốc axit trao đổi cho nhau.- Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra: Ít nhất một trong hai sản phẩmsinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi.- Cần sử dụng bảng tính tan.Ví dụ 1.2HCl + CaCO3 → CaCl2 +H2SO4 + BaCl2CO2 ↑ + H2O→ BaSO4 ↓ + 2HCl2HCl + CuS → CuCl2 + H2S ↑HCl +Na2SO4 → Không xảy raVí dụ 2. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào phản ứng được với nhau? Giảithích và viết phương trình phản ứng xảy ra?a. HCl +c. H2SO4 +CuSO4 →b. H2S +Na2SO3 →CuCl2 →d. HNO3 + BaCl2 →Đối với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm vững cácvấn đề lưu ý như ở trên thì chúng ta sẽ giải quyết bài tập một cách đơn giản vànhanh chóng.Câu [a] và [d], phản ứng không xảy ra vì sản phẩm sinh ra không có chấtkết tủa hoặc là chất khí.Câu [b] và [c], phản ứng xảy ra như sau:H2S +H2SO4 +CuCl2 → CuS↓+2HClNa2SO3 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O5.3. Muối tác dụng với bazơ → Muối mới và bazơ mới.- Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp tiếp theo trong chương trình hóa họclớp 9 - ở bài 9 “Tính chất hóa học của muối”. Đối với loại phản ứng này, giáoviên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau:- Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạothành hợp chất mới: Nguyên tử kim loại trong muối và trong bazơ trao đổi chonhau hoặc là gốc axit của phân tử muối trao đổi với nhóm –OH của phân tửbazơ.- Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra:+ Hai chất tham gia phản ứng phải tan trong nước.+ Ít nhất một trong hai sản phẩm sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chấtdễ bay hơi.- Cần sử dụng bảng tính tan.Ví dụ 1.CuSO4+2NaOH → Na2SO4 +CaCl2NaCl++Cu[OH]2↓KOH → Không xảy raAl[OH]3 → Không xảy raVí dụ 2. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng [nếucó] khi cho:a.Dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOHb.BaSO4 vào dung dịch KOHc.NaNO3 vào dung dịch Ca[OH]2- Đối với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm vững các vấn đềlưu ý như ở trên thì chúng ta sẽ giải quyết bài tập một cách đơn giản và nhanhchóng. Riêng đối với câu [a] giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh trườnghợp nếu dư dung dịch NaOH. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên đưa rakiên thức này để bồi dưỡng học sinh khá giỏi.- Câu a. Xuất hiện kết tủa trắng dạng keo, sau đó một phần kết tủa bị tan nếudùng dư NaOH.AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl+ Al[OH]3↓Nếu dư NaOH:Al[OH]3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O- Câu [b] không có hiện tượng gì xảy ra, phản ứng không xảy ra vì muối BaSO 4không tan trong nước.- Câu [c] cũng không có hiện tượng gì xảy ra, phản ứng không xảy ra vì hai sảnphẩm sinh ra là Ca[NO3]2 và NaOH đều tan trong nước, không phải là chất kếttủa hay là chất khí.5.4. Muối tác dụng với muối → Hai muối mới.- Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp tiếp theo trong chương trình hóa họclớp 9 - ở bài 9 “Tính chất hóa học của muối”. Đối với loại phản ứng này, giáoviên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau:- Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạothành hợp chất mới: Nguyên tử kim loại trong hai muối trao đổi cho nhau hoặclà hai gốc axit của hai phân tử muối trao đổi với nhau.- Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra:+ Hai muối tham gia phản ứng phải tan trong nước.+ Ít nhất một trong hai muối sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễbay hơi.- Cần sử dụng bảng tính tan.Ví dụ 1.NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓FeCl3 + NaNO3 → Không xảy raCaSO4+BaCl2 → Không xảy ra5.5. Oxit bazơ tác dụng với dung dịch muối.- Đối với chương trình hóa học lớp 9 thì tính chất hóa học này không đưa ratrong bài “Tính chất hóa học của oxit bazơ” cũng như trong bài “Tính chất hóahọc của muối” nhưng theo tôi, trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thìđây là một kiến thức quan trọng mà giáo viên cần phải đưa ra giảng dạy.- Giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh: Đầu tiên oxit tác dụng với nước tạothành bazơ kiềm tương ứng. Sau đó bazơ tác dụng với muối theo điều kiện củaphản ứng trao đổi thuộc loại 6.3 ở trên.Ví dụ 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho CaO tác dụng với dung dịchmuối FeSO4.CaO + H2O → Ca[OH]2Ca[OH]2 + FeSO4 → Fe[OH]2 ↓ + CaSO4Ví dụ 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Na 2O tác dụng với dungdịch muối ZnCl2.Na2O + H2O → 2NaOH2NaOH + ZnCl2 → Zn[OH]2 ↓ + 2NaClNếu dư NaOH:2NaOH + Zn[OH]2 → Na2ZnO2 + 2H2O- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:Trên đây chỉ giới thiệu một số loại phản ứng trao đổi điển hình, những lỗihọc sinh thường mắc phải cũng như một số cách khắc phục mà tôi đưa ra trongquá trình giảng dạy môn hóa học lớp 9 cấp THCS. Đề tài được tôi áp dụng chotừng đối tượng học sinh trong một lớp cũng như cho các lớp có đối tượng họcsinh khác nhau. Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.Ngoài ra, lên cấp THPT các em còn gặp nhiều loại phản ứng trao đổitrong dung dịch, ví dụ dạng phản ứng trao đổi “ion” trong dung dịch cũng nhưmột số cách giải câu hỏi và bài tập về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.Trong suốt thời gian viết đề tài, tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảngdạy trên lớp để kiểm nghiệm đề tài và ngược lại. Trước tiên, cần giúp HS nắmvững một cách có hệ thống về các loại phản ứng trao đổi trong dung dịch thườnggặp trong chương trình hóa học lớp 9. Sau đó từng bước nâng dần kĩ năng, tậpdượt cho học sinh cách nhận dạng một phản ứng thuộc loại phản ứng trao đổi,biết được một phản ứng trao đổi muốn xảy ra cần những điều kiện gì, nhữngthành phần nào trao đổi cho nhau cũng như biết được những lỗi mà các thườngmắc phải khi lập PTHH thuộc loại phản ứng trao đổi trong dung dịch. Trong quátrình luyện tập và làm bài tập các em dần dần khắc phục được các sai lầm củamình. Những HS khá giỏi môn Hoá hứng thú tìm đến với các bài tập khó, biếtthêm một số kiến thức nâng cao ngoài SGK mà giáo viên đưa ra. Kết quả kiểmtra khả năng viết PTHH của học sinh được nâng dần lên.Tóm lại, đề tài này tôi chỉ nêu ra được một vài phương pháp khắc phục,mặc dù còn nhiều phương pháp hơn nữa, nhưng vì thời gian và kinh nghiệm cònhạn chế nên tôi chưa thể phát hiện thêm được các phương pháp khác nữa. Cuốicùng tôi rất mong sự đóng góp chân thành và thẳng thắn của quý đồng nghiệp vàcác em học sinh để tôi có thể sữa chữa bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả dạy học,đó là nguồn động viên và kinh nghiệm quý báu để giúp cho quá trình giảng dạycủa bản thân tôi sau này được tốt hơn.8. Những thông tin cần được bảo mật [nếu có]: Không9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:Lớp học; Bảng phụ [hoặc giấy A4]; Bút dạ; Phiếu học tập; Máy vi tính; Máychiếu; Sách giáo khoa.10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụngsáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử [nếu có] theo các nội dung sau:10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả:Trên cơ sở khai thác các nội dung như trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượnghọc sinh ở những lớp trực tiếp giảng dạy trong 3 năm gần đây.Đề ra: [Thời gian làm bài 20 phút]Câu 1. Viết các PTHH xảy ra [nếu có]:a. HNO3 +Cu[OH]2 →b. HCl+NaNO3 →c. BaCl2 +Na2SO4 →d. AlCl3 +KOH [dư] →e. HClCaSO3 →+g. Fe[OH]3 + NaCl →Câu 2. Nêu hiện tượng và viết PTHH khi cho:a. Kim loại Na vào dung dịch muối CuSO4.b. BaCO3 vào dung dịch axit H2SO4.Kết quả thu được như sau:Năm họcĐiểm 8 – 10 Điểm 6,5 - 7,5SL%SL%Điểm 5 - 6,5SL%Điểm < 5SL%2015 - 2016[Số HS: 125]15122822,43931,24334,41317,12228,92127,62026,41519,52633,81722,12124,62016 - 2017[Số HS: 76]2017 - 2018[Số HS: 77]Bảng số liệu trên là minh họa một phần cho sự thành công của chuyên đề,tỉ lệ học sinh yếu kém giảm dần còn tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên hàng năm.10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, bảnthân tôi thấy nó giúp cho mình được củng cố thêm về vốn kiến thức hóa học,tăng cường khả năng tự học tự bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao trình độchuyên môn. Qua đó nắm bắt được kịp thời những nội dung kiến thức mà họcsinh còn hổng, những sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong việc PTHHloại phản ứng trao đổi nói riêng cũng như đối với môn Hóa học nói chung. Từđó có phương án khắc phục, giảng dạy một cách phù hợp cho từng đối tượnghọc sinh mà mình phụ trách. Một phản ứng trao đổi có thể xảy ra hay không vànếu xảy ra thì ta lập PTHH như thế nào? Vấn đề đặt ra là giáo viên phải hướngdẫn và định hướng cho học sinh lựa chọn cách nhận dạng cũng như cách khắcphục đơn giản, dễ hiểu và bản chất nhất mới đem lại hiệu quả cao. Trong thực tếgiảng dạy, tùy vào chất lượng cụ thể của mỗi lớp mà tôi khai thác đề tài này vớimức độ, cách thức khác nhau và kết quả đem lại là rất tốt; đa số học sinh lớp 9hiểu được bản chất của phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi xảy racũng như biết được một số cách khắc phục sai lầm khi lập PTHH thuộc loạiphản ứng trao đổi. Đối với học sinh khá và giỏi có thể biết thêm một số dạng bàitập khó hơn, mới hơn.Đề tài này có ý nghĩa thiết thực không những cho học sinh và giáo viên bộmôn trong nhà trường mình giảng dạy mà nó còn là một tài liệu chuyên môn bổích cho đồng nghiệp cùng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đại trà, chấtlượng học sinh khá, giỏi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì thế, giáoviên cần hướng dẫn cho học sinh các dạng bài tập, các câu hỏi, các PTHH từthấp đến cao, từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm ra sự tíchcực, tò mò, tự lực học tập ở học sinh, gây sự hứng thú giúp học sinh phát huynăng lực sáng tạo, nhớ lâu hơn các kiến thức đã học.Không có phương pháp nào là vạn năng, tùy vào học sinh cụ thể của lớp mìnhgiảng dạy mà lựa chọn, khai thác cho phù hợp11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụngsáng kiến lần đầu [nếu có]:Số Tên tổ chức/cáTTnhân1Trường THCSĐồng TĩnhĐịa chỉPhạm vi/Lĩnh vựcáp dụng sáng kiếnĐồng Tĩnh - Tam DươngVĩnh PhúcCác lỗi học sinh thường mắcphải khi viết PTHH loại phảnứng trao đổi trong dung dịchĐồng Tĩnh, ngày .... tháng 03năm 2019Đồng Tĩnh, ngày .... tháng 03 năm 2019Thủ trưởng đơn vịTác giả sáng kiếnDương Thanh TuyềnTRƯỜNG THCS ĐỒNG TĨNHHỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾNCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcĐồng Tĩnh, ngày .... tháng 03 năm 2019GIẤY CHỨNG NHẬNSÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNGSố:/CN-SKTHCSĐTCăn cứ kết quả họp Hội đồng chấm sáng kiến trường THCS Đồng Tĩnh,ngày …./03/2019.HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾNTRƯỜNG THCS ĐỒNG TĨNH, CHỨNG NHẬN:Bà: DƯƠNG THANH TUYỀNChức vụ : Giáo viênĐịa chỉ: Trường THCS Đồng Tĩnh - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh PhúcLà tác giả của sáng kiến: “Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viếtPTHH loại phản ứng trao đổi trong dung dịch”1. Thời gian sáng kiến được áp dụng: Tháng 1 năm học 20182. Tóm tắt nội dung sáng kiến:- Nêu lên được những cơ sở lý luận của việc lập PTHH trong quá trìnhdạy và học.- Nêu ra được những lỗi, sai lầm mà học sinh thường mắc phải và cáchkhắc phục cho mỗi loại phản ứng trao đổi trong dung dịch.- Hệ thống hóa những kiển thức cơ bản cho từng loại phản ứng trao đổi.- Đề xuất các biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ [nhóm] chuyên mônnhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường THCS Đồng Tĩnh trong những nămtiếp sau.3. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến:Sáng kiến kinh nghiệm dễ áp dụng, có khả năng áp dụng rộng rãi. Khiđược áp dụng đã có hiệu quả rõ rệt. Hiệu quả giảng dạy của giáo viên, nhất làGV trẻ cao hơn trước khi áp dụng...4. Kết quả công nhận của Hội đồng đạt loại: ………..CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNGKim Đức Chính

Video liên quan

Chủ Đề