Nêu một sở cải cách của Khúc Hạo sau khi lên làm Tiết độ sứ

Câu hỏi: Trình bày cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

Trả lời:

Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

– Với tình thế hoàn cảnh cấp bách, cộng với bản tính thương người nhân độ của mình, Khúc Thừa Dụ không thể ngồi yên đứng nhìn nhân dân lầm than trong thời buổi loạn lạc. Nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ nổi dậy khởi nghĩa.

Diến biếncủa cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

– Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình [Hà Nội], đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

– Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

– Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

Kết quả của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

– Thắng trận.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

– Đã lãnh đạo nhân dân lật ách thống trị của nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

– Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X, cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ

a] Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cuộccải cách của Khúc Hạo

- Cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu.

- Năm 905, Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ, tự xưng Tiết độ sứ.

- Năm 907, Khúc Hạo [con trai Khúc Thừa Dụ] nắm quyền Tiết độ sứ, tiến hành cải cách.

- Trong 10 năm [907 - 917], chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đặt nền móng cho chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc.

2. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ.

- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc.

- Từ Làng Ràng [Thanh Hóa], nghĩa quân nhanh chóng kéo về đánh chiếm, làm chủ Đại La. Quân Nam Hán đại bại, nền tự chủ của người Việt được khôi phục.

* Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ

+ Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình [Hà Nội].

+ Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ đã đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

+ Quân Nam Hán tại Tống Bình thất bại, viện binh của chúng cũng bị đánh tan tác.

+ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

* Kết quả:

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ thắng lợi có ý nghĩa:

- Lật đổ chính quyền đô hộ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Là sự kiện mở đầu cho thời kì độc lập hoàn toàn của dân tộc ta.

- Khẳng định tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, luôn sẵn sàng và có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc từ đời này sang đời khác.

3.Ngô Quyền và khúc tráng ca sông Bạch Đằng

a.Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền:

+ Điểm mạnh của kẻ thù: mạnh khi ở chiến thuyền, ta không phòng bị được trước.

+ Điểm yếu của kẻ thù: dễ thụ động, hoang mang, hoảng loạn, rối lòng quân khi gặp hiện tượng nào đó bị bất ngờ.

+ Thời điểm: Cuối năm 938, Lưu Hoàng Tháo đem thuyền chiến lăm le tiến vào bờ cõ nước ta

+ Địa điểm: Trên sông Bạch Đằng.

b. Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng

- Diễn biến:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông kéo vào nước ta theo đường biển. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị hoạch đánh giặc

+ Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

+ Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

+ Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

+ Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

+ Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo:

+ Quân ta chủ động:đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống.

- Ý nghĩa:chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1:Nội dung nào phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?

A. Do sự ủng hộ của nhân dân

B. Do sự suy yếu của nhà Đường

C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó

D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước

Câu 2:Đâu không phải chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?

A. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc

B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch

C. Lập lại sổ hộ khẩu

D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới

Câu 3:Ai là người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi?

A. Khúc Hạo

B. Khúc Thừa Mĩ

C. Dương Đình Nghệ

D. Ngô Quyền

Câu 4:Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng?

A. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài

C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ

D. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ

Câu 5:Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối?

A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc

B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân

C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh

D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui

Câu 6:Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:

A. đem quân sang đánh nước ta

B. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta

C. cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống

D. cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.

Câu 7:Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm chức gì ?

A. Thái thú

B. Đô úy

C. Tiết độ sứ An Nam đô hộ

D. Thứ sử An Nam đô hộ

Câu 8:Ngô Quyền từ vùng châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn vào thười gian nào?

A. Tháng 10/938

B. Tháng 11/938

C. Tháng 12/938

D. Tháng 1/938

Câu 9:Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng là gì?

A. An Nam quốc vương

B. Hoàng đế

C. Tiết độ sứ

D. Thái úy

Câu 10:Chiến lược đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét gì nổi bật?

A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.

B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù

C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

THỨ BẢY, 21/02/2015 09:09:43

Khúc Thừa Dụ là người có công mở nền độc lập, tự chủ cho dân tộc ta sau nghìn
năm Bắc thuộc và cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam

Năm Ất Sửu 905, chớp thời cơ chính quyền trung ương nhà Đường rệu rã, chính quyền đô hộ như rắn mất đầu, Hào trưởng Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ được dân chúng ủng hộ đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Tống Bình [Hà Nội], tự xưng là Tiết độ sứ, bắt đầu xây dựng một quốc gia tự chủ, thoát ách đô hộ ngoại bang.Trong bối cảnh chính quyền còn non trẻ, Khúc Thừa Dụ cho một phái bộ sang thần phục nhà Đường, thực hiện sách lược “nhu chế cương”. Năm Thiên Hựu thứ ba [906], nhà Đường phải chấp nhận sự việc đã rồi, đành công nhận Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ, còn phong thêm cho ông chức Đồng Bình Chương sự [tức là đại thần cực phẩm, cùng ngồi bàn việc quốc quân trọng sự]. Sinh thời, giáo sư Trần Quốc Vượng đã bình phẩm rằng, đây là một hành động khôn ngoan của Khúc Thừa Dụ, “cướp chính quyền một cách hòa bình để xây dựng một chính quyền tự chủ trong hoàn cảnh lịch sử ngày xưa”.Chủ trương hòa hoãn, mềm dẻo của Khúc Thừa Dụ bấy giờ đã tạo điều kiện cho nhân dân Đại Việt và họ Khúc có khả năng giữ vững chủ quyền dân tộc trong 1/4 thế kỷ, tránh nạn binh đao do nhà Đường có thể mưu đồ tái chiếm Đại Việt. Tuy mang danh một chức quan nhà Đường, thực chất Khúc Thừa Dụ đã trở thành người làm chủ đất nước. Ông được lịch sử đánh giá là người mở nền độc lập cho nước Đại Việt. Còn nhân dân tôn vinh là Khúc Tiên chúa, gọi là ông Vua độc lập.Năm Đinh Mão 907, Khúc Thừa Dụ qua đời. Người con trai là Khúc Hạo kế vị, tiếp tục đường lối ngoại giao với phương Bắc: lấy mềm mỏng, hòa hảo, lấy nhu, trí để thuận cương. Khúc Hạo không xưng vương, xưng đế để tránh gây sự chú ý của phương Bắc. Trong khi đó, ở Trung Hoa các tập đoàn quân phiệt xưng hùng xưng bá, sát phạt lẫn nhau…Lại nói, từ khi Chu Toàn Trung giết vua Đường Chiêu Tông, lập nên nhà Hậu Lương thì Trung Quốc rơi vào thời kỳ chia cắt và nội chiến kéo dài. Ở miền bắc, xuất hiện 5 triều đại: Hậu Lương [907 - 923], Hậu Đường [923- 935], Hậu Tấn [936-947], Hậu Hán và Hậu Chu, gọi là ngũ đại. Ở phía nam ra đời các nước: Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Tiền Thục, Sở, Hậu Thục, Mân, Kinh Nam, Nam Hán… Đó là thời kỳ “Ngũ đại, thập quốc" [năm đời, mười nước].Khúc Hạo thay cha đúng vào thời kỳ nhà Hậu Lương vừa thay thế nhà Đường [907]. Ông đã khôn khéo cho một phái bộ sang nhà Lương thần phục để giữ yên ổn phương Bắc, tập trung vào sửa sang chính sự nội trị, với mục tiêu cải thiện đời sống dân sinh. Ông đã sai con là Khúc Thừa Mỹ tới Quảng Châu làm “Hoan hảo sứ” [có tài liệu chép là “Khuyến hiếu sứ”] để kết hiếu, thực chất là thăm dò tình hình đối địch…Cùng với việc cải cách hành chính, kinh tế xã hội, như chia nước ta thành lộ, phủ, châu, giáp, xã, cho sửa lại chế độ điền tô, thuế và lực dịch… Khúc Hạo quan tâm tới quốc phòng, chú ý gìn giữ biên thuỳ. Ông biết lấy tình cảm để thu phục các hào trưởng miền biên viễn và xây dựng lực lượng bảo vệ đô thành, phòng thủ đất nước.Về nội trị, ông lấy khoan dung, giản dị, yên ổn và vui sống của chúng dân làm mục tiêu. Bốn trăm năm sau, nhà Trần phát triển thành chiến lược "Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước".Sau này các sử gia coi Khúc Hạo “là nhà cải cách đầu tiên của thời quân chủ Việt Nam".Như đã nói phần trên, ở phía nam Trung Quốc lần lượt ra đời 10 nước, tranh giành, xâu xé lẫn nhau. Trong số đó Nam Hán mạnh hơn cả, đã xâm chiếm cả một vùng rộng lớn để giương oai thanh thế. Nam Hán cắt đứt quan hệ bang giao với Hậu Lương ở phía bắc.Đầu năm 917, Lưu Cung lên ngôi hoàng đế Nam Hán. Khúc Hạo đã sai con trai Khúc Thừa Mỹ và Ngô Mân mang lễ vật sang mừng để kết tình bang giao. Cuối năm ấy, Khúc Hạo qua đời, người con trai là Khúc Thừa Mỹ nối ngôi, cai quản đất nước.Biết Lưu Cung tham vọng lớn, có dã tâm tráo trở, Khúc Thừa Mỹ có ý đề phòng, phái tướng lĩnh tâm phúc lên vùng thượng du liên kết với các tù trưởng các dân tộc thiểu số, tổ chức đội quân địa phương giỏi chiến đấu trong rừng núi. Ông cho thành lập các đội quân thám báo, giả làm người lái buôn, thâm nhập vùng quân Nam Hán dò tin tức.Tháng 10 năm Canh Dần 930, Nam Hán đem quân tiến đánh nước ta. Khúc Thừa Mỹ bị giặc bắt, giải về Quảng Châu.Chủ trương ngoại giao của họ Khúc từ thế kỷ 10 đã để lại cho đời sau những bài học quý giá trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong kháng chiến chống giặc Minh, thế kỷ 15, Nguyễn Trãi, nhà chính trị quân sự đã dùng ngòi bút viết thư gọi giặc đầu hàng, cùng lưỡi kiếm vung lên đánh đuổi quân xâm lược, kết thúc chiến tranh.Những năm đầu giành độc lập, nhờ chính sách ngoại giao mềm mỏng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã tranh thủ thời gian, củng cố phát triển lực lượng để kháng chiến trường kỳ chống Pháp thắng lợi…Nhà sử học Nhật Bản Tatsuro Yamamoto, trong cuốn “Lịch sử mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc từ sự trỗi dậy của dòng họ Khúc đến cuộc chiến Pháp - Thanh” [History of international relations between Vietnam and China- Tokyo 1975] đã nhận định: Trải qua các triều đại Khúc, Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê, Tây Sơn..., các danh nhân đối ngoại: Khúc Thừa Dụ, Lê Văn Thịnh, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Ngô Thời Nhiệm đã đem tài năng ngoại giao góp phần làm rạng danh đất nước. Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học từng nhiều lần khẳng định: Nếu nói đến người đầu tiên đặt nền móng ngoại giao ở Việt Nam, phải ghi công lao của họ Khúc.

THIÊN GIA TRANG

Video liên quan

Chủ Đề