Nên học khoa học máy tính hay kỹ thuật máy tính

Đó là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều thí sinh khi đến xin tư vấn và đăng ký xét tuyển tại Phòng Tuyển sinh trường Đại học Đại Nam. Vậy, ngành Khoa học máy tính và ngành Công nghệ thông tin khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Phân loại các chuyên ngành đào tạo máy tính bậc đại học của ACM

Năm 2005, Hiệp hội máy tính quốc tế ACM [Association for Computing Machinery] chia các chương trình đào tạo ngành máy tính bậc đại học thành 5 chuyên ngành như sau:

  • Kỹ thuật máy tính [Computer Engineering]: thiên về đào tạo lý thuyết và ứng dụng liên quan đến thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính.
  • Khoa học máy tính [Computer Science]: thiên về các lý thuyết và ứng dụng của máy tính như lý thuyết tính toán, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật [IoT], khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn.
  • Công nghệ phần mềm [Software Engineering]: lý thuyết và ứng dụng các công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình, công cụ sản xuất phần mềm.
  • Hệ thống thông tin [Information System]: lý thuyết và ứng dụng máy tính trong việc quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tổ chức
  • Công nghệ thông tin [Information Technology]: triển khai ứng dụng máy tính trong các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống.

Mỗi một trong năm chuyên ngành máy tính nêu trên đều có đặc thù riêng. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta thường hiểu Công nghệ thông tin [IT – Information Technology] là bao gồm cả 5 chuyên ngành nói trên. Do sự phát triển nhanh của công nghệ máy tính, đến năm 2020, Hiệp hội máy tính quốc tế bổ sung thêm 2 chuyên ngành nữa là Cybersecurity [An ninh mạng] và Data Science [Khoa học dữ liệu].

Theo khung phân loại của Hiệp hội máy tính quốc tế ACM, công nghệ thông tin thì thiên hơn về việc triển khai, vận hành, duy trì, bảo trì các hệ thống máy tính, còn khoa học máy tính thì phân tích, thiết kế, phát triển ra các hệ thống máy tính. Theo các số liệu về thống kê nghề nghiệp thì mức lương trung bình của ngành khoa học máy tính cao hơn ngành công nghệ thông tin vì đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng hơn, và cũng có nhiều tác động tới kinh tế xã hội hơn.

Về chương trình đào tạo

Các chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính giúp sinh viên hiểu rõ máy tính hoạt động như thế nào, trên cơ sở đó ứng dụng trong việc phân tích, thiết kế, phát triển các hệ thống phần mềm. Trong khi đó, hầu hết các chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin tập trung trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng các công cụ phần cứng và phần mềm để tích hợp, triển khai các giải pháp đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý thông tin cho các tổ chức, cá nhân.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học Đại Nam được xây dựng trên cơ sở tuân thủ theo các chuẩn nội dung khuyến cáo của Hiệp hội máy tính quốc tế ACM [Association for Computing Machinery] và ITSS [Chuẩn Nhật Bản]. Đây là những tiêu chuẩn cao cấp nhất về đào tạo cho ngành Khoa học máy tính.

Về thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo của ngành Khoa học máy tính kéo dài từ 4,5 - 5 năm, ngành Công nghệ thông tin 4 năm.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Khoa học máy tính nhận được bằng Kỹ sư Khoa học máy tính. Sinh viên ngành Công nghệ thông tin nhận bằng Cử nhân Công nghệ thông tin [4 năm]. Để nhận bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin, sinh viên phải học thêm từ 6 – 12 tháng.

Cơ hội việc làm

Bảng dưới đây là Top 10 công việc sinh viên ngành Khoa học máy tính có thể làm việc sau khi ra trường và mức lương tương ứng. Số liệu khảo sát cho thị trưởng Nhật Bản và Hoa Kỳ [thống kê bởi Cục thống kê lao động Hoa Kỳ].

STT

Vị trí công việc

Mức lương trung bình năm

1

Kỹ sư Phát triển phần mềm

$107,510

2

Kỹ sư Quản trị dữ liệu

$93,750

3

Kỹ sư phần cứng máy tính

$117,220

4

Kỹ sư phân tích hệ thống máy tính

$90,920

5

Kỹ sư kiến trúc sư mạng máy tính

$112,690

6

Kỹ sư phát triển Web

$73,760

7

 Kỹ sư phân tích bảo mật thông tin

$99,730

8

Kỹ sư khoa học máy tính và dữ liệu

$122,840

9

Kỹ sư quản lý hệ thống thông tin và máy tính

$146,360

10

Giám đốc dự án

$88,896

Mức lương sau khi tốt nghiệp tại Việt Nam

Mức lương của ngành Khoa học máy tính phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn” và đặc biệt được ưu ái ở các nước phát triển. 98% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 - 15 triệu.

Sinh viên ngành Khoa học máy tính hệ chất lượng cao định hướng thị trường Nhật Bản sẽ có cơ hội làm việc tại Nhật Bản với mức lương cạnh tranh hơn.

Mức lương của Cử nhân Công nghệ thông tin mới ra trường dao động khoảng từ 9 - 12 triệu/ tháng. Mức thu nhập này sẽ tăng  theo năng lực và kinh nghiệm.

Nên học Khoa học máy tính hay Công nghệ thông tin?

Việc lựa chọn ngành học Khoa học máy tính hay Công nghệ thông tin nên dựa vào năng lực sở trường của thí sinh. Tuy nhiên, các thí sinh có thể tham khảo những ưu thế khi theo học ngành Khoa học máy tính để đưa ra lựa chọn.

  1. Thứ nhất, Khoa học máy tính là “chìa khóa” để bứt phá trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, Chuyển đổi số, Đô thị thông minh bền vững trên thế giới và ở Việt Nam. Ngành khoa học máy tính bao gồm nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán xử lý dữ liệu, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dữ liệu lớn phục vụ mọi mặt của kinh tế- xã hội.
  2. Thứ hai, hiện nay ở Việt Nam có rất ít trường đào tạo ngành Khoa học máy tính [miền Bắc hiện mới chỉ có 7 trường đại học đào tạo] trong khi ngành Công nghệ thông tin thì rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa, cơ hội việc làm của ngành Khoa học máy tính sẽ lớn hơn, mức lương cũng cao hơn
  3. Thứ ba, mức điểm chuẩn của ngành Khoa học máy tính luôn gần như cao nhất trong nhóm ngành kỹ thuật. Do vậy, kỹ sư Khoa học máy tính ra trường luôn được các doanh nghiệp săn đón.
  4. Thứ tư, Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin là 1 trong 2 lĩnh vực ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất. Trong 10 năm qua, nhu cầu nhân lực về Khoa học máy tính, CNTT tăng gấp 04 lần và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Có nên học Khoa học máy tính tại Đại học Đại Nam?

Năm học 2022-2023, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Khoa học máy tính [mã ngành 7480101].

Với chương trình đào tạo ứng dụng, sinh viên ngành Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam được trải nghiệm môi trường làm việc của doanh nghiệp và được hun đúc tinh thần khởi nghiệp sáng tạo công nghệ ngay khi ngồi ghế giảng đường. Sinh viên được trải nghiệm, thực hành, xử lý tình huống thực tế và thực học theo hướng trang bị kiến thức thực hành về công nghệ máy tính.

Đặc biệt, sinh viên ngành Khoa học máy tính Đại học Đại Nam được đào tạo định hướng thị trường Nhật Bản với lớp chất lượng cao định hướng thị trường Nhật Bản, lớp định hướng thị trường Nhật Bản do Công ty FIMO cấp học bổng [cam kết tiếng Nhật đạt chuẩn N3++ và Kỹ năng mềm Nhật Bản], cam kết việc làm sau khi ra trường.

Bên cạnh đó, sinh viên có thể lựa chọn vào lớp tiếng Anh để có những lựa chọn công việc tại thị trường các quốc gia sử dụng tiếng Anh.

Chương trình Kỹ sư Khoa học máy tính của DNU bao phủ các lĩnh vực quan trọng gồm: Trí tuệ nhân tạo [Artificial Intelligence], Học máy [Machine Learning], Deep Learning, Computer Vision, Xử lý và phân tích hình ảnh, Khai phá và phân tích dữ liệu, Công nghệ dữ liệu lớn,…

  • Hết năm thứ I, sinh viên nắm vững kiến thức về dữ liệu, cấu trúc cơ sở dữ liệu, lập trình hướng đối tượng, thành thạo lập trình Python.
  • Hết năm thứ II, sinh viên thành thạo lập trình cho những bài toán Trí tuệ nhân tạo, Phân tích dữ liệu cơ bản.
  • Hết năm thứ III, sinh viên có khả năng quản lý và phân tích dữ liệu lớn, lập trình các thuật toán, phương pháp nâng cao Trí tuệ nhân tạo, Phân tích dữ liệu.
  • Hết năm thứ IV + V, sinh viên lập trình thành thạo các thuật toán, phương pháp trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chọn 1 trong các định hướng chuyên ngành như Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Thị giác máy tính, Xử lý tiếng nói… Sẵn sàng triển khai các ứng dụng cho các ngành khác nhau, như: Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế, Tính toán khoa học thần kinh, Tin sinh học, Robot, Điều khiển tự động, Giám sát môi trường,…
  • Sinh viên được cấp chứng chỉ tương ứng với chuẩn đầu ra từng năm học và được đảm bảo đầu ra về tiếng Nhật, tiếng Anh.

Ngoài ra, sinh viên Đại học Đại Nam sẽ được trải nghiệm môi trường học tập hiện đại, năng động và thân thiện. Hàng năm, các bạn sẽ được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao… Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.

>>>  Đăng ký xét tuyển tại: TẠI ĐÂY

Ban Truyền thông

Video liên quan

Chủ Đề