Nấm sợi là gì

Nấm ngoài da điều trị thế nào cho hiệu quả?

Nấm da là một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là những người sống trong môi trường ẩm ướt, chật chội, nhiệt độ nóng ẩm, kém vệ sinh. Bệnh có thể lây từ người sang người và dễ tái phát nếu không biết cách điều trị dứt điểm. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về cách điều trị nấm ngoài da hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh nấm ngoài da là gì?

Nấm ngoài da là một bệnh lý thường gặp ở nước ta do môi trường nóng ẩm thuận lợi cho các vi nấm phát triển. Các vi nấm ký sinh vào cơ thể người và phát triển gây bệnh. Nhiễm nấm gọi là nông, sâu hay hệ thống tùy thuộc vào tác nhân xâm nhập vào da, cơ quan nội tạng, dưới trung bì hay vào máu. Nấm ngoài da thuộc vào nhóm nhiễm nấm nông.

Nhiễm nấm nông gồm các loại nấm sau:

- Nấm sợi: Gồm các chủng Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton, thường gây nấm thân mình, nấm kẽ, da đầu, móng,

- Nấm men: Có Candida thường gây bệnh ở niêm mạc môi, sinh dục, mông, móng, và lang ben.

- Nấm mốc: Gây nấm đen [nấm da nigra] và nhiễm trùng móng.

Trong các loại, nhiễm nấm sợi là tình trạng phổ biến nhất trong cộng đồng. Bệnh có thể lây từ người sang người, từ động vật sang người thậm chí từ đất sang người. Trong đó, nấm lây từ người thường ít phản ứng viêm, còn lây từ động vật và đất phản ứng viêm diễn ra rất mạnh, biểu hiện lâm sàng thường nặng.

Đặt khám trước qua tổng đài 1900638367 hoặc quaứng dụng ISOFHCAREđể đượctiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

2. Các dạng nấm ngoài da

Nấm ngoài da thuộc nhóm nhiễm nấm nông, gồm rất nhiều dạng bệnh lý khác nhau như nấm móng, nấm kẽ, hắc lào, lang ben, Từ tác nhân gây bệnh có thể chia làm 2 nhóm lớn như sau:

a. Nhiễm nấm nông do nấm sợi

Nấm sợi có thể gây bệnh ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như nấm thân mình, nấm kẽ, nấm da đầu, nấm móng,... Nó sử dụng keratin làm chất dinh dưỡng nên rất có ái tính với keratin và không gây bệnh được ở những vùng bán niêm mạc hoặc niêm mạc.

Trong thượng bì, lớp hạt là lớp bắt đầu xuất hiện tiền chất hình thành keratin, vì thế nấm sợi chỉ ăn sâu đến tối đa là lớp hạt, tổn thương không vào sâu mà lan rộng ra ngoài tạo thành tổn thương ly tâm. Tùy vào nguồn lây và mức độ viêm mà người bệnh có những biểu hiện lâm sàng khác khau:

- Ngứa nhẹ vùng da bị nấm.

- Trên da xuất hiện hồng ban viền vảy trắng, tiến triển ly tâm.

- Trung tâm tổn thương sạch vảy.

- Có sẩn nhỏ mụn nước ở bờ viền.

- Nấm có thể lây nhiễm vào nang lông tạo thành u hạt Maiocchi.

- Khi điều trị không đúng cách, đặc biệt là có phối hợp corticoid bôi, tổn thương có thể mất điển hình.

b. Nhiễm nấm nông do Candida

Nấm Candida albicans chiếm đến 70 80% các trường hợp, nó thường hay biểu hiện ở niêm mạc [miệng, hầu họng, thực quản, sinh dục], da [kẽ, dương vật] và móng. Lâm sàng biểu hiện các mảng trợt da với viền vảy tróc mỏng, có nhiều sẩn vệ tinh.

Candida miệng gây viêm niêm mạc miệng cấp tính khiến trẻ bỏ ăn. Lâm sàng xuất hiện mảng đỏ da ở trong miệng, trên mảng đỏ da phủ đầy mảng bám nhầy, trắng, bong tróc.

Candida móng hay gặp ở những người làm công việc tiếp xúc nước nhiều, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển. Móng bị ly tách ở bờ gốc và đổi sang màu vàng hoặc xanh đậm, vùng da xung quanh móng bị tổn thương, sưng mủ và bốc mùi hôi thối.

3. Điều trị nấm ngoài da như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều thuốc trị nấm được bán trên thị trường, tuy nhiên khi bị nấm ngoài da, bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả và an toàn tối đa. Các thuốc điều trị nấm da gồm có thuốc bôi ngoài da và thuốc uống với tác dụng ưu thế lên những loại nấm riêng biệt.

a. Thuốc bôi

Thuốc bôi là dạng thuốc được ưa chuộng để điều trị nấm vì dễ sử dụng, ít tác dụng phụ và hiệu quả cao. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà ta lựa chọn thuốc bôi sao cho phù hợp, sau đây là một số thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng:

- Cicloprox olamine: Loại thuốc này tác dụng lên cả hai loại nấm sợi và nấm men.

- Imidazole: Thuốc cũng tác dụng lên cả hai nhóm nấm.

- Nystatin: Chỉ có hiệu quả trên nấm men, đặc biệt là nấm Candida.

- Allylamine, Terbinafine: Thuốc chỉ hiệu quả trên nấm sợi, ít hiệu quả đối với nấm men và không có tác dụng đối với Candida.

Cách bôi thuốc:

- Vệ sinh vùng da nhiễm nấm và lau sạch trước khi bôi.

- Lấy một lượng thuốc vừa đủ, thoa đều lên da, cách viền tổn thương hoặc viền sẩn vệ tinh từ 2 3 cm, bôi xoắn ốc từ ngoài vào trong.

- Sau khi bôi thuốc, rửa tay sạch sẽ để tránh lây dính thuốc sang những vùng da khác.

- Bôi thuốc một ngày hai lần, thường vào buổi sáng và tối.

- Thời gian bôi kéo dài từ 2 4 tuần.

- Sau khi tổn thương lành, nên bôi thuốc thêm 1 2 tuần để tổn thương sạch và không tái phát.

b. Thuốc uống

Đối với những trường hợp nhiễm nấm nặng hoặc diện tích tổn thương quá rộng không phù hợp với việc bôi thuốc ngoài da, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc trị nấm đường uống.

Thuốc trị nấm nhóm azoles: Có hiệu quả trên cả nấm sợi và nấm Candida:

- Itraconazole.

- Fluconazole.

- Voriconazole.

Các thuốc chỉ hiệu quả trên nấm sợi:

- Griseofulvin.

- Terbinafin.

Các thuốc chỉ hiệu quả trên Candida:

- Nystatin.

- Flucytosine.

- Amphotericin B.

- Caspofungin.

Tùy thuộc vào mức độ nặng và tác nhân nấm gây bệnh mà thời gian điều trị của mỗi người có thể khác nhau. Thuốc đường uống thường có một số tác dụng không mong muốn và chống chỉ định riêng, vì thế, bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị mà cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để có thể điều trị bệnh an toàn, triệt để, tránh tái phát. Bạn nên đến thăm khám tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện Da liễu Hà Nội,... để được tư vấn và kê đơn tốt nhất.

4. Cách chăm sóc da để phòng nấm

Các thói quen sinh hoạt hàng ngày và vệ sinh cá nhân đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc dự phòng nấm ngoài da cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Thực hiện những việc làm sau đây sẽ giúp bạn tránh phải đối mặt với căn bệnh phiền phức này:

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, giữ cho da khô ráo.

- Chăm sóc các kẽ tay, kẽ chân và các nếp để tránh bị nấm kẽ.

- Sử dụng khăn riêng, không dùng chung quần áo với người khác.

- Hạn chế đi chân trần trên đất.

- Giặt tất, khăn và đồ lót với nước nóng > 60oC.

- Sử dụng dung dịch kháng khuẩn.

- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để nâng cao sức đề kháng.

- Không lạm dụng kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch.

- Điều trị tốt các bệnh da và hệ thống có sẵn.

- Nếu nguồn lây nghi ngờ từ động vật thì nên điều trị cho động vật.

Tóm lại, nấm ngoài da là một bệnh lý phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở những vùng nóng ẩm. Điều trị nấm không chỉ là dùng thuốc mà còn cần phải vệ sinh môi trường và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có như vậy mới có thể điều trị bệnh triệt để và tránh tái phát về sau.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về cách điều trị nấm ngoài da hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý này, hãy liên lạc với ISOFHCARE. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp và kết nối bạn với những bệnh viện, y bác sĩ tốt nhất.

Cẩm nangISOFHCAREcung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội vàHướng dẫn khám bệnh tuyến trung ươngvới những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh

Chuyên mục:

Bệnh lý da liễu

ISOFHCARE | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 17/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề