Mũi phế cầu nhắc lại sau bao lâu

 
  

   
 

 
 









  • Đang truy cập17
  • Hôm nay3,333
  • Tháng hiện tại41,966
  • Tổng lượt truy cập5,553,838

Bệnh nhiễm phế cầu là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh càng có nguy cơ mắc bệnh và để lại nhiều biến chứng. Để trẻ không mắc phải căn bệnh này, khi đến tuổi tiêm phòng cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy vắc xin phế cầu là loại vắc xin gì, nên tiêm khi nào, hiệu quả bao lâu,...?

1. Vắc xin phế cầu là loại vắc xin gì?

Một trong số các loại vắc xin ngừa phế cầu hiện nay là vắc xin Synflorix, nguồn gốc xuất xứ từ Bỉ. Vắc xin có khả năng phòng ngừa 10 chủng phổ biến nhất của phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ở trẻ từ 6 tuần - 5 tuổi.

Vắc xin phế cầu

Khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ gây ra nhiều căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ gặp các di chứng, thậm chí tử vong.

Bên cạnh loại vắc xin Synflorix còn có 2 dòng vắc xin phế cầu đang được sử dụng hiện nay là Pneumo 23 và Prevenar 13.

2. Các bệnh trẻ thường gặp khi không được tiêm vắc xin phế cầu

Vắc xin phế cầu được chứng minh có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm do phế cầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẹ chủ quan, chưa hiểu hết về dòng vắc xin này. Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu thì sẽ mắc những chứng bệnh sau:

Trẻ dễ mắc nhiều di chứng nếu không được tiêm vắc xin trị phế cầu

2.1. Bệnh viêm tai giữa

Khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào các ổ viêm ở vùng mũi họng sẽ lan qua vòi nhĩ. Gây ra tình trạng viêm, xuất hiện mủ và ứ đọng dịch nhầy trong tai khiến trẻ bị viêm tai giữa cấp.

Tình trạng này để lâu sẽ gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe phản xạ ở trẻ.

2.2. Bệnh viêm màng não

Vi khuẩn phế cầu xuất hiện ở vùng niêm mạc hầu họng sau đó lan qua các vùng hô hấp xung quanh. Trẻ mắc viêm màng não có thể gây tử vong hay để lại di chứng nặng khi không được điều trị kịp thời.

2.3. Bệnh viêm phổi

Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do lây lan từ những người nhiễm bệnh ở xung quanh. Bởi vi khuẩn phế cầu thường trú ngụ ở hầu họng người bệnh hoặc người bình thường. Sau khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ phát tán vi khuẩn ra ngoài môi trường sống. Đặc biệt trẻ có sức khỏe yếu, sức đề kháng yếu càng dễ bị nhiễm vi khuẩn và dẫn tới viêm phổi.

3. Lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ

3.1. Liệu trình tiêm

Với những căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra, các mẹ không nên chủ quan. Các mẹ nên dành thời gian tìm hiểu về vắc xin phòng ngừa bệnh do phế cầu đồng thời cập nhật các thời điểm lý tưởng để đưa trẻ đi tiêm. Dưới đây là lịch tiêm vắc xin phế cầu áp dụng cho trẻ khi đủ tuổi:

Vắc xin Synflorix thường được tiêm theo 3 giai đoạn

Cha mẹ cần cập nhật lịch tiêm cho trẻ

3.1.1. Đối với trẻ 6 tuần - 6 tháng

Trẻ 6 tuần - 6 tháng nên tiêm 2 liều với 1 trong 2 liệu trình như sau:

Liệu trình 3 liều cơ bản:

Đối với trẻ chưa từng tiêm vắc xin thì đây là liệu trình cần thực hiện để có kết quả tối ưu. Liều thứ nhất thường được tiêm khi trẻ đủ 6 tuần tuổi, cách 1 tháng sẽ tiêm tiếp liều 2. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 khoảng 1 tháng.

Liệu trình 2 liều cơ bản:

  • 2 liều cách nhau ít nhất 2 tháng

  • Liều nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng.

3.1.2. Đối với trẻ 7 - 11 tháng tuổi

Trẻ trong độ tuổi này nên áp dụng liệu trình tiêm 2 liều cộng thêm 1 lần nhắc lại. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên khoảng 1 tháng. Sau khi trẻ hơn 1 tuổi thì tiêm liều nhắc lại và cách liều thứ 2 khoảng 2 tháng.

3.1.3. Đối với trẻ 1 - 5 tuổi

Trẻ trong độ tuổi này áp dụng liệu trình tiêm 2 liều và mỗi liều nên cách nhau tối thiểu 2 tháng

3.2. Chống chỉ định khi tiêm vắc xin Synflorix

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh phế cầu cần thực hiện trên trẻ khỏe mạnh và đủ tuổi tiêm phòng. Một vài trường hợp bị chống chỉ định với vắc xin, bao gồm:

  • Trẻ nhỏ bị sốt đột ngột hoặc mắc các bệnh lý cấp tính không nên tiêm vắc xin.

  • Trẻ có các dấu hiệu dị ứng, phản ứng với bất kỳ thành phần nào chứa trong vắc xin phế cầu.

  • Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm.

4. Một vài tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Synflorix

Sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh phế cầu, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Bao gồm các dấu hiệu: Sốt, sưng đỏ và đau ở chỗ tiêm, chán ăn. Một vài dấu hiệu hiếm gặp như: Khóc nhiều, nôn, tiêu chảy, tụ máu hoặc chảy máu ở vùng tiêm và nổi ban.

Một vài tác dụng phụ không mong muốn khi tiêm vắc xin

Nếu các tác dụng phụ không gây nguy hiểm cho trẻ và mất sau vài ngày thì cha mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao đột ngột và có các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp chuyên môn, giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.

5. Lý do nên tiêm vắc xin phế cầu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Tiêm vắc xin là dịch vụ đòi hỏi cơ sở tiêm phòng phải đảm bảo an toàn và được thực hiện bởi người có chuyên môn. Bởi tiêm vắc xin không đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng khó lường.

Tiêm vắc xin an toàn tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Thay vì đau đầu tìm kiếm các dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu. Cha mẹ có thể tham khảo dịch vụ tiêm vắc xin tại Bệnh viện của chúng tôi. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên 23 năm kinh nghiệm, hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO: 15189:2012.

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu theo yêu cầu của mỗi cha mẹ. Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm theo lịch tiêm chủng hoặc đặt lịch hẹn tiêm dịch vụ để tiết kiệm thời gian.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về dịch vụ tiêm vắc xin phế cầu, cha mẹ liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 24/24: 1900 56 56 56.

Vắc-xin Synflorix phòng các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu gây ra, được chỉ định tiêm cho trẻ khi trẻ được 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và tùy theo từng giai đoạn tuổi sẽ có phác đồ và số mũi tiêm phế cầu khác nhau.

Vắc-xin Synflorix là vắc-xin của Bỉ, được chỉ định tiêm cho trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi để phòng ngừa các bệnh gây ra do phế cầu Streptococcus pneumoniae, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết. Synflorix có tác dụng chủng ngừa đối với các vi khuẩn có týp huyết thanh nằm trong thành phần của vắc-xin. Ngoài ra vắc-xin còn ngăn ngừa viêm tai giữa cấp gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzae không định týp.

Một số lưu ý về thời điểm tiêm vắc-xin Synflorix phòng phế cầu cho trẻ như sau:

  • Độ tuổi tiêm: 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.
  • Số mũi vắc-xin cần tiêm phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ đến tiêm mũi đầu tiên. Tiêm càng muộn số mũi tiêm sẽ ít hơn nhưng để có kháng thể sớm cho trẻ thì chúng ta cần tiêm phòng cho trẻ càng sớm càng tốt [có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi]. Bởi vì, trẻ em có thể nhiễm phế cầu ngay từ giai đoạn sơ sinh nên để phòng bệnh tốt nhất, gia đình nên cho con tiêm càng sớm càng tốt trong độ tuổi 6 tuần – 5 tuổi
  • Nên hoãn tiêm vắc-xin phế cầu nếu trẻ đang sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính hay trẻ bị tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi ≥ 40 mmHg.

Trẻ trước khi tiêm chủng cần đảm bảo điều kiện về sức khỏe

2.1. Trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:

Liệu trình tiêm 3 liều cơ bản [Liệu trình 3 + 1]:

  • Mũi 1: có thể từ tròn 6 tuần tuổi [từ 42 ngày tuổi trở lên]
  • Mũi 2: sau mũi đầu tiên 1 tháng [tối thiểu 28 ngày]
  • Mũi 3: sau mũi số 2: 1 tháng [tối thiểu 28 ngày]
  • Mũi 4: Cách mũi thứ 3 tối thiểu 6 tháng [thường tiêm sau 1 tuổi, kháng thể sẽ đạt tối ưu hơn].

Một số quốc gia có thể áp dụng lịch tiêm chủng như sau:

  • Mũi 1: Khi 2 tháng tuổi;
  • Mũi 2: Khi 4 tháng tuổi;
  • Mũi 3: Khi 6 tháng tuổi;
  • Mũi nhắc lại: Cách 6 tháng kể từ mũi 3.

Liều đầu tiên của liệu trình tiêm 3 + 1 có thể bắt đầu từ lúc trẻ được 6 tuần tuổi. Khoảng cách giữa 3 mũi đầu tiên tối thiểu là 1 tháng, liều nhắc lại ít nhất 6 tháng kể từ mũi thứ 3. Trẻ sinh non [từ 27 tuần thai] vẫn có thể áp dụng theo liệu trình này.

2.2. Trẻ từ 7 – 11 tháng [chưa từng chủng ngừa vắc-xin phòng phế cầu trước đó]

  • Mũi 1: Ngày trẻ tiêm, khi trẻ được 7 tháng tuổi trở lên;
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng [tối thiểu 28 ngày]
  • Mũi nhắc lại: Tiêm vào năm tuổi thứ 2, cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.

2.3. Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi [chưa từng chủng ngừa vắc-xin phòng phế cầu trước đó]

  • Mũi 1: Trong độ tuổi chỉ định;
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.

Vắc-xin Synflorix được sản xuất bởi hãng Glaxo Smith Kline [GSK] của Bỉ. GSK là một trong những công ty nghiên cứu, sản xuất và cung ứng dược phẩm & vắc-xin lớn nhất trên thế giới, phân phối hơn 2 triệu liều vắc-xin hàng ngày đến hơn 170 quốc gia. 40% trẻ em toàn cầu được chủng ngừa với ít nhất một loại vắc-xin là sản phẩm của GSK. Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm chủng, đảm bảo chất lượng của vắc-xin cũng như an toàn khi tiêm chủng luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại GSK.

Phòng khám đa khoa Hạnh Phúc là địa chỉ tin cậy cho các bậc cha mẹ khi đưa con đi tiêm chủng

Hiện nay rất nhiều cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng vắc-xin Synflorix cho trẻ. Phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo trẻ được khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm chủng, được tư vấn rõ ràng về vắc-xin và phác đồ tiêm, được theo dõi phản ứng sau tiêm và được hướng dẫn chăm sóc cho trẻ tại nhà tốt nhất. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lựa chọn cơ sở tiêm chủng tin cậy để đảm bảo chất lượng của vắc-xin luôn ổn định.

Video liên quan

Chủ Đề