Mức điểm được cộng vào đại học năm 2022

Thiều Trang   -   Thứ hai, 18/04/2022 06:54 [GMT+7]

Dự thảo chỉ cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh trong năm thi tuyển sinh có hợp lý? Ảnh: Thiều Trang

Thí sinh tự do cảm thấy bị phân biệt

Trong dự thảo có 7 điểm mới đang được các thí sinh quan tâm, đặc biệt là vấn đề về ưu tiên theo khu vực tuyển sinh. Theo đó, mức điểm cộng ưu tiên khu vực sẽ được giữ nguyên, điểm cộng khu vực 1 [KV1] là 0,75 điểm; khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là 0,5 điểm và khu vực 2 [KV2] là 0,25 điểm. 

Tuy nhiên, điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp]. Thí sinh khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng không được tính điểm ưu tiên khu vực [như KV3]. Theo nhiều thí sinh, điểm mới này chưa thuyết phục, chưa đảm bảo công bằng cho thí sinh dự thi, còn phân biệt thí sinh thi năm này và năm khác.

Đã từng trượt nguyện vọng 1 do thiếu “vài phẩy”, vừa học đại học vừa ôn thi trong sự ngờ vực của tất cả những người xung quanh, em Trịnh Tiến Dũng [Yên Bái] cảm thấy buồn bã khi tiếp nhận thông tin trên. Với Dũng, 0,02 điểm cũng là một “gia tài”, chưa bàn đến 0,75 điểm ưu tiên KV1 - số điểm em được cộng theo quy chế cũ.

“Em đã từng nhốt mình trong phòng để cố gắng từng giây, từng phút, em quý trọng từng con số, thậm chí là 0,02 - điểm số khiến em trượt nguyện vọng 1. Em đã quyết định cho bản thân cơ hội làm lại để thay đổi thì em cũng mong muốn giữ quyền lợi dù là nhỏ nhất. Em biết rất nhiều bạn thuộc KV1, KV2-NT quyết định thi lại. Ở đây, các vấn đề như cơ sở vật chất, điều kiện học tập không thể bằng các bạn ở KV3. Những điểm cộng chính là sự cổ vũ, khích lệ chúng em, nó rất quan trọng” - Dũng bộc bạch.

“Những ai từng trải mới hiểu con số 0,1 quan trọng đến mức nào” - đó là tiếng thở dài của em Nguyễn Trọng Sơn [Thái Bình] khi kể về việc 2 năm liên tục trượt đại học vì thiếu 0,1 điểm. 

“Em công nhận những bạn thi lại có nhiều thời gian ôn tập và chuẩn bị hơn, nhưng quá trình ấy kiến thức bị rơi vãi, đa số là những bạn vừa học đại học vừa ôn thi, thậm chí là vừa làm vừa ôn luyện. Trong một cuộc cạnh tranh, không ai muốn đánh mất quyền lợi của bản thân. Điểm mới của quy chế đã gây ra sự bất bình đẳng, phân biệt học sinh đã tốt nghiệp THPT. Chúng em mong mỏi Bộ GDĐT xem xét và ghi nhận ý kiến từ những thí sinh tự do” - Sơn hy vọng.

Lý do thí sinh tự do không được cộng điểm ưu tiên khu vực?

Liên quan đến vấn đề thí sinh đã tốt nghiệp THPT khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng không được cộng điểm ưu tiên khu vực có bị thiệt thòi hay không, PGS-TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học [Bộ GDĐT] - cho biết, quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng hơn nữa cho các thí sinh xét tuyển vào đại học, cao đẳng [đối tượng thí sinh chuẩn bị dự thi tốt nghiệp và thí sinh đã tốt nghiệp có nhu cầu thi lần nữa để xét tuyển đại học, cao đẳng].

Lý do là các thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước sẽ có lợi thế, có cơ hội học tập, ôn luyện với thời gian nhiều hơn hẳn so với các thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp lần đầu.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp các thí sinh này đã chuyển đến các địa phương, thành phố có điều kiện tốt hơn, tập trung để ôn thi một số ít môn phục vụ xét tuyển vào đại học. Trong khi đó, các thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT [và xét tuyển vào đại học, cao đẳng tại năm tuyển sinh đó] phải học tập nhiều môn hơn và chịu áp lực nhiều hơn để vừa thi tốt nghiệp, vừa đăng ký xét tuyển vào đại học.

“Với dự kiến quy định mới, tất cả các thí sinh thuộc khu vực ưu tiên đều được hưởng ưu tiên 1 lần, như vậy là công bằng cho mọi thí sinh” - PGS Nguyễn Thu Thủy khẳng định.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề trên, cô Trịnh Thị Hương - Giáo viên THPT tại Thanh Hóa - cho rằng, thực tế cho thấy có nhiều thí sinh thi lại sống ở vùng khó khăn, vì vậy vẫn nên ưu tiên cộng điểm cho các em. Và để đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh, khi cộng điểm không nên phân biệt thí sinh chuẩn bị dự thi tốt nghiệp và thí sinh đã tốt nghiệp THPT.

“Học sinh ở độ tuổi này rất nhạy cảm, chỉ 0,1 hay 0,25 điểm cũng là động lực để các em phấn đấu, là sự khích lệ tinh thần từ ngành Giáo dục dành cho các em. Vì vậy, kính mong Bộ GDĐT xem xét và lắng nghe ý kiến học sinh, giáo viên để có sửa đổi phù hợp” - cô Hương nêu bày tỏ.

Cập nhật : 14/02/2022 4:25:00 SA

Điểm ưu tiên trong thi THPT quốc gia là vấn đề được nhiều bạn học sinh quan tâm để có ưu thế về điểm số trong cuộc đua vào các trường đại học. Sau đây là chính sách ưu tiên theo khu vực, theo đối tượng mời quý vị đón đọc

Điểm ưu tiên chính là mức điểm mà Nhà nước ưu ái các học sinh, nhất là các học sinh thuộc diện đặc biệt. Điểm ưu tiên chính là mức điểm thí sinh được cộng thêm vào số điểm thi thực tế của mình và nó được coi là 1 căn cứ để các đơn vị giáo dục xét trúng tuyển. Tuy nhiên, không phải ai cũng thuộc diện được điểm ưu tiên mà những trường hợp được điểm ưu tiên đều phải thuộc diện quy định của pháp luật hoặc nằm trong khu vực ưu tiên.

Câu trả lời là Có. Vậy cách cộng điểm ưu tiên như thế nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo dưới đây để nắm được điều này bạn nhé.

Nếu thí sinh thuộc một trong các đối tượng và khu vực dưới đây, điểm cộng của thí sinh sẽ được tính như sau:

  • - Nhóm ưu tiên 1: Được cộng 2 điểm
  • - Nhóm ưu tiên 2: Được cộng 1 điểm
  • - Khu vực 1: Được cộng 0,75 điểm
  • - Khu vực 2: Được cộng 0,25 điểm
  • - Khu vực 2 - NT: Được cộng 0,5 điểm
Ví dụ:Nếu thí sinh A là đối tượng thuộc nhóm ưu tiên 1 và ở khu vực 1 thì sẽ được cộng tổng điểm ưu tiên là 2 + 0,75 = 2,75 điểm.

Tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 16/2021/TT-BGDĐT quy định, có 2 nhóm đối tượng ưu tiên khi xét tuyển đại học. Trong đó: - Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú [trong thời gian học THPT hoặc trung cấp] trên 18 tháng tại Khu vực 1 [KV1] gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

- Đối tượng 02: Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen;

- Đối tượng 03:

+ Thương binh, bệnh binh, người có "Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;" + Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1; + Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên; + Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định.

- Đối tượng 04:

+ Thân nhân liệt sĩ; + Con thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; + Con bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; + Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên; + Con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh" mà người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh" bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên; + Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; + Con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; + Con của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng. - Đối tượng 05: + Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học; + Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng ở khu vực khác; + Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi hay ĐKXT;

- Đối tượng 06:

+ Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01; + Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; + Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%.

- Đối tượng 07:

+ Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ GDĐT quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện; + Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; + Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm; + Y tá, dược tá, hộ lý, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, người có bằng trung cấp dược đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào nhóm ngành sức khỏe;

Lưu ý: Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất.



Cách xét điểm ưu tiên theo khu vực

Khoản 4 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học nêu rõ, thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó.

Nếu trong 3 năm học THPT [hoặc trong thời gian học trung cấp] có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Đồng thời, điểm ưu tiên theo khu vực được áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm tuyển sinh. Trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú Theo điểm b khoản 4 Điều 7, các trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú là - Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; - Học sinh các trường, lớp dự bị ĐH; - Học sinh có hộ khẩu thường trú [trong thời gian học THPT hoặc trung cấp] trên 18 tháng tại: + Các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; + Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135; các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT [hoặc trung cấp] tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn; - Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn.

Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.

Căn cứ khoản 4, 5 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, các khu vực tuyển sinh được phân chia như sau:

Được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu vực 2 [KV2-NT]

Nông thôn [KV2-NT] được cộng 0,5 điểm, bao gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;

- Khu vực 2 [KV2]

Được cộng 0,25 điểm, bao gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương [trừ các xã thuộc KV1];

- Khu vực 3 [KV3]

Kông được cộng điểm ưu tiên, bao gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

Video liên quan

Chủ Đề