Mục đích của việc so chuẩn và đối sánh năm 2024

Chuẩn đối sánh trong tiếng Anh là Benchmarking, là một công cụ phân tích dùng để xác định liệu các hoạt động chuỗi giá trị của công ty có cạnh tranh khi so sánh với các đối thủ và vì vậy cho phép giành thắng lợi trên thị trường.

Benchmarking là quá trình so sánh hiệu suất của các sản phẩm, dịch vụ hoặc qui trình của công ty đối với các công ty khác được coi là tốt nhất trong ngành. Benchmarking là một trong những kỹ thuật quản trị được sử dụng nhiều trong việc quản lý chất lượng.

Lợi ích của Benchmarking

Theo đánh giá của các doanh nghiệp đã áp dụng Benchmarking, phương pháp này mang lại nhiều lợi ích hơn nhiều lần so với chi phí bỏ ra. Nhờ phương pháp khoa học giúp các tổ chức có thể xác định được các quy trình nào cần phải cải thiện và các phương án ưu tiên các mục tiêu quan trọng,

Các lợi ích bao gồm:

  • Giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về cấu trúc chi phí và các qui trình nội bộ.
  • Giúp nhân viên thiết lập được các mục tiêu một cách tối ưu và các khoảng cách giữa các quy trình kinh doanh hiện tại trong tổ chức và hoạt động thực tiễn.
  • Giúp tăng cường sự quen thuộc đối với các chỉ số hiệu suất chính cùng cơ hội cải tiến trong toàn công ty.
  • Khuyến khích xây dựng nhóm và hợp tác vì lợi ích cạnh tranh.

Các cấp độ cơ bản của Benchmarking

Benchmarking có thể được chia ra làm 3 cấp độ cơ bản như sau:

  1. Cấp độ hoạt động [Process Benchmarking]: Điều này được áp dụng trong từng đơn vị kinh doanh riêng lẻ.
  2. Cấp độ chức năng [Performance Benchmarking]: Điều này được xem xét ở toàn bộ tổ chức, cấp độ này có thể sẽ giúp ích cho chúng ta khá nhiều cho tất cả các bộ phận bên trong tổ chức.
  3. Cấp độ chiến lược [Strategic Benchmarking]: Ở cấp độ này có sức mạnh ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới hệ thống và quá trình được thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức. Benchmarking giúp bạn có được lợi ích trong ngắn hạn và cả dài hạn.

Benmarking bao gồm các hoạt động gì?

Các doanh nghiệp thường tiến hành kiểm tra Benchmarking trên các mảng:

  • Chất lượng sản phẩm hoặc tính năng
  • Chất lượng của các dịch vụ cung cấp
  • Hiệu quả của quá trình hoạt động
  • Đo lường hiệu quả hoạt động và hiệu quả tài chính

Ví dụ Một công ty có thể đối sánh các đặc điểm kinh doanh riêng của mình so với các đặc điểm kinh doanh của các công ty khác.

Các đặc điểm có thể được so sánh trong benchmarking bao gồm hiệu quả tài chính như doanh thu thuần và thu nhập ròng, hiệu quả hoạt động như chu kì giao hàng và tỉ lệ phần trăm của việc giao sản phẩm đúng giờ, đặc điểm tổ chức như tỉ lệ bồi thường ở mức nhất định và tính năng sản phẩm như chất lượng và chi phí sản xuất của các sản phẩm cụ thể.

Chủ Đề