Mua sách acca photo ở đâu

Hôm nay cuối tuần và vừa bị sếp đá đít đi về vì tội ở lại làm trễ, mình quyết định ngồi viết về kinh nghiệm ACCA.

Đầu tiên phải giải thích ACCA là gì? Nói nôm na ngắn gọn, là một bằng cấp mà dân kế toán, kiểm toán thường hay học, hay thi và sẽ là một điểm cộng cho CV khi xin việc làm trong ngành kế kiểm, căn bản vì nó được công nhận, cũng bởi vì để có được nó, chứng tỏ rằng, bạn đã học qua một lượng kiến thức không ít, cho dù sau này có thể bạn sẽ quên đi, nhưng khẳng định rằng, bạn hiểu được bản chất và sẽ tiếp cận được vấn đề đó trong tương lai dễ dàng, cũng có nghĩa là bạn chịu được stress và áp lực trong giờ thi ngon lành thì đương nhiên sẽ chịu được áp lực công việc tương đương. :]]

Vui lòng tự đọc ở đây: //www.accaglobal.com/

Và đây là tỉ lệ đậu các môn ACCA trên toàn cầu:

//acca-advance.newsweaver.co.uk/114fy225f0a1tbxudu3188?i=2&a=5&p=49198833&t=17163124#rates

Nhìn hơi ghê chút nhưng không sao đâu.

ACCA QUALIFICATION EXAM PASS RATES

F1, Accountant in Business – 85%
F2, Management Accounting – 58%
F3, Financial Accounting – 63%
F4, Corporate and Business Law – 75%
F5, Performance Management – 37%
F6, Taxation – 50%
F7, Financial Reporting – 40%
F8, Audit and Assurance – 39%
F9, Financial Management – 41%
P1, Governance, Risk and Ethics – 49%
P2, Corporate Reporting – 48%
P3, Business Analysis – 46%
P4, Advanced Financial Management – 36%
P5, Advanced Performance Management – 28%
P6, Advanced Taxation – 34%
P7, Advanced Audit and Assurance – 40%

FOUNDATION LEVEL EXAM PASS RATES

Introductory Certificate in Financial and Management AccountingFA1, Recording Financial Transactions – 76%
MA1, Management Information – 76%

Introductory Certificate in Financial
and Management Accounting

FA2, Maintaining Financial Records –  68%
MA2, Managing Costs and Finances – 67%

Diploma in Accounting and Business
FAB, Accountant in Business – 74%
FMA, Management Accounting – 57%
FFA, Financial Accounting – 57%

Foundation Specialist exams
FAU, Foundations in Audit – 58%
FFM, Foundations in Financial Management – 63%
FTX, Foundations in Taxation – 77%

ACCA tự học có được không? 

Hẳn ở Việt Nam, nói ACCA ai cũng nghĩ đến chuyện đi học Smart Train hoặc FTMS [quá nổi tiếng, và cũng siêu tốn tiền]. Vậy tự hỏi, tự học có được không?

Đương nhiên là có, mình chưa bao giờ thấy cái mối liên quan giữa việc đi học và đi thi ACCA cả. Từ kinh nghiệm bản thân, mình có đi học F5, F7 và P2. Còn lại mình tự học. Và hiệu quả, đều đã đậu sau một lần thi, trừ môn F8 có thi lại 1 lần. :]]

Cá nhân mình thấy, F7 và P2 nếu có thể đi học được thì nên đi học, vì thực sự hai môn này rất hay và rất liên quan đến những gì sau này mình sẽ làm việc, và có những cái, đi học thì vỡ ra được nhiều điều hơn, mình học ở FTMS, đi học chỉ vì thầy dạy mình quá ư là kinh khủng, vừa dạy, vừa viết, vừa tính toán nhanh như một cái máy, khiến mình cảm thấy, cần phải cố gắng nhiều và nhiều hơn nữa. Thầy cũng tập cho mình cái khả năng tư duy, từng bước từng bước như thế nào trong lúc làm báo cáo. Và cái cảm giác cả tuần đi làm, cuối tuần đi học, thiệt sự cũng khá là hạnh phúc. Nói chung là Perfect.

Còn nếu điều kiện không cho phép, nhà xa, kinh tế hạn hẹp… thì tự học vẫn được thôi.

Học như thế nào?

Về chuyện tự học, mình thấy tự học theo sách BPP là chuẩn nhất. Mình bắt đầu đọc sách từ đầu mùa, căn bản thi ACCA có 2 đợt, tháng 6 và tháng 12. Mình thường bắt đầu đọc từ khi có kết quả mùa trước, có thể đợt nào lười thì đọc sau khi có kết quả mùa trước mấy tuần, nhưng căn bản thì vẫn chăm chỉ mà đọc. Thường, mình sẽ bắt đầu đọc sách bài học trước [Text book], đọc như đọc truyện vậy thôi, muốn ghi chú thì ghi chú theo một cái flowchart, từ phần nào tới phần nào phần nào, những phần đó có liên quan gì với nhau. Lần 1 đọc như đọc thơ đọc truyện, đọc một cách rất vô thức thôi, từ nào không hiểu thì tra từ điển.

Sau đó, mình sẽ lôi cuốn bài tập ra bắt đầu làm bài tập, đương nhiên đọc đề xong không biết làm rồi. Ha ha ha! :]] Khi đó mình mới quay lại cuốn bài học đọc lại cái phần liên quan đến bài tập đó, đọc xong thì thử giải bài tập đó, nếu giải không được thì xem đáp án. Mình không cảm thấy việc xem đáp án là chuyện không tốt, căn bản là sau khi làm hết, quanh lại vẫn còn nhớ cách làm là được rồi. Xem xong rồi ngồi làm lại.

Làm chừng một nửa số bài tập trong sách của phần đó, theo cách đó, mình lại quanh lại đọc text book lần nữa, lần này thì rõ ràng biết mình cần phải ghi chú cái gì và cái gì? Cái gì là phần quan trọng thường hay có trong đề thi… Lúc này, mình vừa đọc textbook, vừa tự làm tài liệu học cho bản thân luôn, nếu liên quan đến toán thì ghi lại công thức, các phương pháp giải khác nhau… Nếu là lí thuyết thì phải ghi lại những từ khoá, để đọc qua thì có thể nhớ mà ngồi viết lại.

Sau đó, mình thỉnh thoảng đem đống giấy bí kíp này ra ngâm qua ngâm lại cho nhớ chữ, vì thực ra thi cũng hỏi mình lí thuyết nhiều mà không nhớ thì coi như xong rồi đó.

Tiếp theo là đoạn đọc sách bài tập [Practice book] như đọc thơ. Cái lần đầu tiên mình đọc sách học như đọc thơ, bây giờ mình đọc sách bài tập như đọc thơ. Nếu nó là lí thuyết, mình sẽ đọc đề, phát ra những ý mình sẽ viết rồi ngồi đọc bài giải, vì bài giải nó sẽ có câu văn trau chốt hơn mình ngồi hì hụi viết, cái chính lại là cái ý, mình có phân tích, nhìn nhận được vấn đề như người ta hay không? Nhất là các môn lí thuyết như: F8, P1, P3 và P5 [các môn từ F1 đến F4 về trước mình không học nên không có ý kiến].

Nếu các môn đó là các môn liên quan đến bài tập, như F6, F7, F9, P2, P4. Chỉ có chăm chỉ làm bài tập thì mới nhận ra được cái bẫy của nó và mình cũng quen tay tính toán. :]] Nói thì nói vậy chứ hôm mình thi P4, bấm máy tính muốn rớt tay mà vẫn không hết phép tính, cho nên việc quen tay để nhận ra cần tính cái gì cái gì rất là quan trọng. Sau khi làm xong được một số bài tập, và cảm thấy tự tin, thì có thể đọc bài tập như đọc thơ rồi, tức là đọc đề và tự nghĩ trong đầu phải làm gì làm gì, và check lại đáp án. Cách này mình dùng khi không có nhiều thời gian, ngồi viết lách này nọ, có thể đọc trước khi ngủ, sáng thức dậy còn lười chưa xuống giường…

Ngoài ra, còn có một cái nữa là Technical Article trên các trang web của ACCA cho các môn học, cái này cũng cực kì hữu dụng cho việc đọc như đọc báo buổi sáng, chỗ nào không hiểu thì lại note lại và lôi sách ra nghiên cứu.

Tất cả đề, technical article có thể tìm ở đây: //www.accaglobal.com/gb/en/student/exam-support-resources.html

Nói chung kiểu học này dành cho những người bận rộn.

Sau đó, có vẻ như mình đã hiểu và nắm được cái gì là quan trọng, cái gì là hot topic của môn học, thì bắt đầu quay ra làm đề. Thường mình làm đề của 2-3 năm gần lại đây nhứt, làm đề một cách nghiêm túc và chăm chỉ, đủ bài đủ giờ, vì áp lực phòng thi cũng khá lớn, chỉ có 3 tiếng cho 3 hay 4 bài tuỳ môn, nhiêu đó cũng đã đủ stress rồi.

Nếu đợt đó mình cũng bận rộn, thường mình sẽ cầm đề đi vòng vòng, đọc đề xong, tự phác ra kết quả và đọc đáp án, hiệu quả với các môn lí thuyết, nhưng với các môn bài tập thì cũng tốt luôn nếu bạn đã có hiểu biết về quy trình, quy luật của những con số trong kế toán thì có thể ngồi đọc như đọc thơ được rồi.

Cuối cùng, những ngày sắp thi, thường là những ngày vô cùng quan trọng, mình thường nghỉ phép hoặc nghỉ hè, ngồi ôm sách đọc lại đống lí thuyết kết hợp với cái bí kíp mà mình soạn ra đợt trước, vừa lật sách như lật báo ảnh, vừa đọc cái bí kíp đó, chỗ nào muốn rõ hơn thì dừng lại ở sách và ngồi đọc qua một chút. Bước này là để nhớ lí thuyết để ứng dụng và làm bài tập, vì lí thuyết cũng chiếm phần quan trọng.

Mình đọc đề chừng 2 ngày, ngày thứ 3 mình sẽ ngồi đọc đề lần nữa, dù là đề đã làm rồi hay chưa làm [đề của 2-3 năm trở lại đây]. Và thử làm, ít nhất cũng nên tập thử làm 2 lần. Khi đọc đề, tự mình phác hoạ ra phải làm gì viết gì, khi nào cảm thấy khá tự tin rằng những vì mình nghĩ ra sẽ giống kết quả. Vậy là bạn đã kết hợp lí thuyết và thực hành một cách hiệu quả, và đương nhiên, sử dụng vô cùng tốt trong kì thi.

Nếu có thời gian, ngày thứ 4 và thứ 5, kết hợp giữa sách học, sách bài tập, tập giấy ghi chút và đề, gọi là làm một cái nồi mix mấy cái tài liệu đó với nhau, mà đúc kết được cái nào quan trọng, ý nào cần nhớ, bài tập dạng nào phải làm như thế nào, là chuẩn. Nếu thực hiện mấy bước đọc sách như đọc thơ ở trên, bước này chắc chắn bạn sẽ tự ngộ ra nó như thế nào.

Ngoài ra, cũng rất tốt nếu bạn có người học cùng, trao đổi, và làm bài tập chung chẳng hạn, nhưng nếu không có thì cũng không sao? Cụ thể mình tự học P3, P4, P5 một mình rồi đi thi thôi.

Khi đi thi, tâm lí vô cùng cẩn thận sẽ giúp bạn vượt qua kì thi tốt.

Nhưng cuối cùng mình muốn nói, cái cần vẫn là sự quyết tâm và kiên trì, mỗi ngày, Nếu chăm chỉ và đủ quyết tâm, không chỉ ACCA hay bất cứ bằng cấp nào, là điều quá khó khăn. Có điều con người mình hay lười biếng, bị những thứ khác dụ dỗ, nên đâm ra làm cái gì cũng không tới đích cuối. Cái việc đọc sách như đọc thơ lần đầu tiên đó, làm bạn cảm thấy hứng thú với môn đó, và khi có có hứng thú rồi, thì sẽ cảm thấy muốn học! 🙂

Nói chứ lúc đó, mình còn có vụ vẽ mặt cười đầy sách ACCA, với cả, tính tiền thi lại quy ra kem [ice cream], để có động lực mà ngồi đọc sách!!! Ha ha ha! 

ACCA đối với mình mà nói, bây giờ hơi giống phổ cập giáo dục cho dân kế kiểm, nhưng nội dung chương trình thì quả thực vô cùng hữu dụng khi đi làm, nhất là nếu như bạn làm trong công ty nước ngoài, bạn hiểu được cái họ nói, mà biết hỏi họ những câu excellent question để hiểu thêm về công ty hay công việc mình đang làm.

Tài liệu học ở đây: //drive.google.com/drive/u/0/folders/0Bzk_6PFLIHVMUnM3Ny01bTc0d0U

Folder: BPP 2014-2015

//drive.google.com/drive/u/0/folders/0Bzk_6PFLIHVMNDh2cGg0TE5EakU

P.S: Viết sau khi đi thực tập 2 tuần, cảm thấy những gì đã học quả rất hữu dụng. 🙂

Video liên quan

Chủ Đề