Dự án đầu tư kinh doanh là gì

Dự án đầu tư là gì? Góp phần chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn [cho vay vốn] xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Sau đây là một số chia sẻ của Luật Hồng Minh về những điều cẩn biết của dự án đầu tư.

I. KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

  • Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
  • Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn; vật tư; lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
  • Trên góc độ kế hoạch hóa: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuôc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Xét theo góc độ này dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung [một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án].
  • Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.

II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

  • Mục tiêu phát triển thể hiện sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế xã hội.
  • Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư: đó là các mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích tài chính mà chủ đầu tư thu được từ dự án.
  • Các kết quả. Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.
  • Các hoạt động. Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và sự phân công trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
  • Các nguồn lực. Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.

III. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư

  • Đối với dự án đầu tư trong nước. Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B và C. Có hai tiêu thức được dùng để phân nhóm là dự án thuộc ngành kinh tế nào?; Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ ? Trong các nhóm thì nhóm A là quan trọng nhất; phức tạp nhất; còn nhóm C là ít quan trọng; ít phức tạp hơn cả. Tổng mức vốn nêu trên bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất; mặt nước; mặt biển; thềm lục địa; vùng trời [nếu có].
  • Đối với các dự án đầu tư nước ngoài: gồm 3 loại dự án đầu tư nhóm A, B và loại được phân cấp cho địa phương.

2. Phân theo trình tự lập và trình duyệt dự án:

Theo trình tự [hoặc theo bước] lập và trình duyệt, các dự án đầu tư được phân ra hai loại:

  • Nghiên cứu tiền khả thi. Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
  • Nghiên cứu khả thi. Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi.

3. Theo nguồn vốn:

  • Dự án đầu tư bằng vốn trong nước [vốn cấp phát; tín dụng; các hình thức huy động khác].
  • Dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài [nguồn viện trợ nước ngoài ODA và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI].

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: 

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: các công trình phải lập dự án đầu tư, dự án đầu tư, dự án đầu tư kinh doanh, dự án đầu tư là gì, dự án đầu tư mẫu, dự án đầu tư xây dựng, Khái niệm dự án đầu tư, lập dự án đầu tư, Những điều cần biết về dự án đầu tư, Nội dung chính của dự án đầu tư, Phân loại dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, yêu cầu của dự án đầu tư,

Đối với mỗi nền kinh tế, đầu tư là hoạt động quan trọng tạo ra của cải vật chất mới cho xã hội, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế. Vậy đầu tư là gì? Bài viết dưới đây Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề trên.

Đầu tư có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tương ứng từng góc độ tiếp cận, đầu tư sẽ có thể có những cách hiểu khác nhau.

Trong kinh tế học vi mô, đầu tư được hiểu là sự bỏ vốn ra cùng với các nguồn lực khác [máy móc, sức lao động, trí tuệ…] trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó để tạo ra hay khai thác sử dụng một tài sản nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai. Ở góc độ này đầu tư cũng có thể được hiểu là sự hi sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đạt được giá trị lớn hơn, dù có thể không chắc chắn trong tương lai.

Ví dụ: Việc mua máy móc, thiết bị, cây cối, nhà xưởng nhằm mục đích sản xuất được coi là đầu tư.

Ở góc độ tài chính, đầu tư là việc mua một tài sản với hi vọng sẽ tạo ra thu nhập hoặc sự đánh giá cao trong tương lai và được bán với giá cao hơn. Đầu tư cũng có thể được hiểu là chuỗi hành động chi của các chủ thể nhằm đạt được chuỗi hành động thu để hoàn vốn và sinh lợi. Theo nghĩa này, đầu tư không bao gồm các khoản tiết kiệm gửi tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Thuật ngữ đầu tư thường được sử dụng khi thực hiện một hoạt động có tính dài hạn và mức độ rủi ro cao.

Đầu tư trong cách hiểu của kinh tế học hướng tới sự gia tăng khối lượng tư bản hay năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong khi đó, đầu tư tài chính hướng tới sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản hiện có từ thể nhân, pháp nhân này sang thể nhân, pháp nhân khác.

Đầu tư cũng có thể hiểu là một hoạt động thương mại, tức là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bên cạnh các hoạt động thương mại khác như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại… Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 hướng đến khi quy định hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm là cả hoạt động đầu tư.

“1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Dù có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng tựu chung, các khái niệm về đầu tư đều giống nhau ở một điểm, đó là đều hướng tới sự gia tăng trong tương lai bằng việc hi sinh các nguồn lực ở hiện tại. Lợi ích đó có thể là lợi ích kinh tế hoặc lợi ích xã hội tùy vào mục đích thực hiện của hoạt động đầu tư. Để đánh giá sự gia tăng lợi ích của đầu tư, người ta có thể sử dụng các tiêu chí khác nhau. Trong sản xuất kinh doanh, người ta có thể dung tiêu chí lợi nhuận, được hiểu là sự chênh lệch giữa thu nhập đem lại với chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động đầu tư. Ở tầm vi mô, các tiêu chi như tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa [GDP], gia tăng số lượng việc làm, tài sản mới được tạo ra… lại thường được sử dụng.

Xét ở góc độ pháp luật, đầu tư là quyền của tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Để thực hiện đầu tư, các chủ thể này đem vốn, tài sản hợp pháp ban đầu để thực hiện hoạt động theo các hình thức được pháp luật quy định. Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành hướng đến việc điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời, hay còn gọi là đầu tư kinh doanh.

Khoản 8 Điều 3 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định về khái niệm đầu tư kinh doanh như sau:

“8. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.”

Kết hợp với Khoản 21 Điều 4 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 kinh doanh được hiểu là:

“21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”

Như vậy, đầu tư có thể được coi là khởi đầu của quá trình kinh doanh. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư sẽ trang bị cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Lúc này, hoạt động đầu tư được coi là nền tảng để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại khác. Hoạt động đầu tư kinh doanh chỉ được thực hiện theo các hình thức mà pháp luật cho phép.

Như vậy theo nghĩa chung nhất, đầu tư được hiểu là việc sư dụng vốn hay nguồn lực vào một hoặc một số hoạt động nhất định, dưới các hình thức nhất định nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận hoặc nhằm gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề