Mọc mụn ở cằm là dấu hiệu gì

Ăn gì để ngăn ngừa nếp nhăn?

Theo giới chuyên gia, mụn thường xuất hiện do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Dầu, tế bào da chết và bụi bẩn, vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến nổi mụn.

Mặt khác, mụn do nội tiết tố xuất hiện đầu tiên xung quanh miệng, cằm và đường viền hàm. Đây là những mụn do nội tiết tố đến và đi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Các nốt mụn thường xuất hiện trong thời kỳ rụng trứng hoặc ngay trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Tuy nhiên, ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đâu là nguyên nhân khiến cằm nổi mụn?

Mụn do nội tiết tố xuất hiện đầu tiên xung quanh miệng, cằm và đường viền hàm.

1. Mang thai: Một số lý do nội tiết tố khác gây ra mụn ở cằm có thể là do mang thai, dùng thuốc tránh thai và giai đoạn dậy thì. Trong khi nếu mụn ở cằm xuất hiện nhiều hơn, điều đó có thể cho thấy người đó đang bị PCOS [hội chứng buồng trứng đa nang] nặng.

2. Béo phì: Đó có thể là do tuyến giáp và buồng trứng đa nang hoặc thậm chí là do béo phì.

3. Kháng insulin: Nguyên nhân quan trọng khác là sự gia tăng yếu tố tăng trưởng insulin, tiêu thụ sữa dư thừa, thay đổi hệ vi sinh vật hoặc PH trên da.

4. Vệ sinh kém: Vi khuẩn và vệ sinh kém là những lý do phổ biến nhất gây ra mụn ở cằm, ngay cả chế độ ăn uống kém cũng có thể gây ra mụn như vậy, vì mụn ở cằm có liên quan đến ruột non và cho thấy sự tích tụ của độc tố.

Vi khuẩn và vệ sinh kém là những lý do phổ biến nhất gây ra mụn ở cằm.

Điều trị mụn ở cằm thế nào?

Giới chuyên gia đã tổng hợp một số mẹo đơn giản để điều trị mụn ở cằm:

1. Thuốc kháng sinh: Bằng đường uống, cả thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai đều được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát mụn trứng cá. Retinoids và sự kết hợp của benzoyl peroxide với adapalene, hoặc kem axit Azelaic là những cách tốt nhất để điều trị mụn ở cằm.

Đặc tính chống vi khuẩn của chúng giúp làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông đồng thời kiểm soát việc sản xuất dầu thừa. Điều này đảm bảo giảm đau và viêm, mụn của bạn sẽ nhanh lành hơn.

Không nên chườm đá trực tiếp lên da.

2. Massage bằng đá: Mụn ở cằm có thể khá đau, chườm đá sẽ làm giảm sưng tấy và đỏ. Tuy nhiên, không nên chườm đá trực tiếp lên da, hãy bọc viên đá trong một miếng vải và đặt lên vị trí trong vài phút. Không ấn quá mạnh vì có thể làm mụn nổi thêm.

3. Tránh kỳ cọ: Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết mạnh có thể làm rách bề mặt da và gây viêm thêm. Tránh các sản phẩm tẩy tế bào chết có xơ mướp, vỏ quả óc chó, muối biển hoặc đường trong thành phần chính của chúng.

4. Tránh trang điểm nhiều: Trang điểm có thể rất tốt trong việc che giấu mụn nhưng nó cũng có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nếu không được tẩy trang đúng cách khi mục đích của nó đã hết. Thay vào đó, hãy loại bỏ mọi dấu vết trang điểm trước khi ngủ. Sử dụng bông tẩy trang và tiếp theo là sữa rửa mặt dịu nhẹ.

5. Tránh chạm vào mặt: Tay bẩn và việc chạm vào mặt thường xuyên sẽ dẫn đến tích tụ nhiều vi khuẩn trên da. Việc bạn muốn nặn mụn thực sự khiến làn da trở nên trầm trọng hơn.

6. Khám da liễu: Nếu các biện pháp khắc phục nhanh chóng tại nhà của bạn dường như không hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tiêm steroid hoặc uống kháng sinh để giải quyết tình trạng viêm và giải quyết một số vết sưng tấy của các mụn lớn hơn, Tiến sĩ Rogers [Hoa Kỳ] nói: ‘Nếu mụn nổi nhiều hơn gây khó chịu nghiêm trọng, thì có những loại thuốc khác có thể giúp làm sạch mụn nhanh hơn’.

Nếu mụn trở nên trầm trọng hơn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tiến sĩ Rogers lưu ý thêm: ‘Mụn nội tiết khó điều trị bằng thuốc bôi vì chúng là những nốt mụn sâu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu của mình về các lựa chọn điều trị. Bác sĩ của bạn có thể kê đơn có benzoyl peroxide cùng với thuốc kháng sinh để điều trị tại chỗ.

Tập thể dục thường xuyên, tại sao bạn vẫn tăng cân?


Bảo Hân Content
Tháng Mười 25, 2021
6520 lượt xem

Nhiều người thường nghĩ nổi mụn là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, mỗi vị trí mọc mụn đều phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy nổi mụn ở cằm là dấu hiệu của bệnh gì? Cùng tìm hiểu tại bài viết bên dưới nhé!

1. Nổi mụn ở cằm là gì?

Mụn mọc ở cằm là một bệnh lý về da thường phổ biến ở nam và nữ. Nổi mụn ở cằm không chỉ xuất hiện dưới dạng mụn trứng cá dạng nang [có bọc lớn, sưng đỏ, có mủ], mà có thể là mụn cám [mụn đầu trắng không bao giờ bị vỡ trên bề mặt], hoặc mụn đầu đen hay mụn ẩn. Tình trạng này hình thành bởi sự gia tăng sản xuất dầu trên bề mặt da.

Theo cơ chế tự nhiên, da luôn tự bài tiết ra một lớp dầu mỏng, phân bố trên bề mặt để giữ cho mặt luôn được mềm mịn và căng bóng. Trong trường hợp khi lượng dầu được sản sinh quá mức, khi kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết trên bề mặt da làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây chính là môi trường thuận lợi làm mụn xuất hiện.

Ngoài ra, cằm cũng là khu vực mà mọi người rất dễ chạm vào, ví dụ như dùng tay chống lên mặt. Việc này tình cờ làm da nhiễm thêm bụi bẩn và xuất hiện dầu nhờn.

Nổi mụn ở cằm là tình trạng bệnh lý phổ biến hình thành do lượng dầu trên da quá nhiều

2. Nguyên nhân nổi mụn ở cằm

Như đã đề cập ở trên, việc nổi mụn ở cằm cơ bản là do lượng bã nhờn trên da nhiều quá mức so với khả năng làm việc của lỗ chân lông. Nếu tế bào chết và bụi bẩn không được loại bỏ kịp thời, sẽ dẫn đến việc gây bít tắc bã nhờn tại các lỗ chân lông khiến mụn xuất hiện ở cằm.

Tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn P. Acnes xâm nhập được vào các ổ bít tắc lỗ chân lông, phát triển gây nên viêm nhiễm, sưng đỏ tạo thành mụn bọc, mụn mủ,…

Do vậy, việc nổi mụn ở cằm liên quan đến 3 yếu tố: dầu nhờn trên da quá nhiều, tế bào chết cùng bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông và vi khuẩn P. Acnes. Dưới đây là một số nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến nổi mụn ở cằm:

2.1. Do thay đổi nội tiết tố

Theo nghiên cứu, hormone Androgen trong cơ thể chính là nguyên nhân kích thích tăng tiết bã nhờn trên da. Loại hormone này được cơ thể sản sinh nhiều vào thời kỳ dậy thì của cơ thể [cả nam giới và phụ nữ] hoặc diễn ra trong thời kỳ kinh nguyệt [đối với riêng phụ nữ]. Do đó, chúng ta thường thấy mặt xuất hiện nhiều mụn nhất là mụn mọc ở cằm trong những giai đoạn này.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân nổi mụn ở cằm

2.2. Chế độ sinh hoạt không điều độ

Theo thống kê, những người có chế độ sinh hoạt: thức đêm, mất ngủ hay căng thẳng triền miên có tỷ lệ nổi mụn ở cằm cao hơn những trường hợp sinh hoạt điều độ.

Thực ra, việc thức đêm, mất ngủ, stress căng thẳng trong thời gian dài cũng gây mất cân bằng nội tiết. Cơ thể lúc này sẽ tự sản sinh ra hormone Cortisol để chống lại sự mệt mỏi và stress. Việc nổi mụn ở cằm nguyên nhân cũng xuất phát từ loại hormone này, làm tăng lượng dầu trên da, nhất là khu vực cằm. Từ đó, tạo môi trường hình thành mụn. 

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, stress sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể dẫn đến hình thành mụn

2.3. Chế độ ăn uống không hợp lý

Theo nghiên cứu, việc lạm dụng sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc các chất kích thích, có cồn sẽ ảnh hưởng đến ít nhiều đến gây mất cân bằng trong cơ thể. Từ đó, làm sản sinh bã nhờn nhiều trên da. Khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây nổi mụn ở cằm.

Chế độ ăn uống không hợp lý sẽ làm mất cân bằng sinh học, rối loạn hệ bài tiết từ đó xuất hiện mụn ở cằm

2.4. Do di truyền

Theo nhiều đánh giá, di truyền là yếu tố khách quan làm mụn xuất hiện. Cùng như các vị trí khác. mụn nổi ở cằm cũng vậy. Do đó, yếu tố này không thể phòng ngừa được. Lúc này, chúng ta cần có kế hoạch chăm sóc phù hợp nếu trong gia đình có người xuất hiện mụn.

Yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ 50% sự hình thành mụn

2.5. Không vệ sinh da sạch sẽ

Như đã biết, việc tiết nhiều dầu trên da, khi đó cơ thể không kịp đào thải sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Tuy nhiên, nếu da được vệ sinh sạch sẽ thông thoáng cả dầu nhờn và tế bào chết thì sẽ khó lên mụn được. 

Cằm là vùng giáp miệng, đây nơi thường xuyên dính bẩn thức ăn. Ngoài ra, thói quen sờ cằm, chống cằm, mân mê cằm cũng khiến vi khuẩn xâm nhập từ da lên vùng cằm. Do đó, bạn nên đảm bảo giữ vệ sinh tay và vùng cằm nhé. 

Việc vệ sinh da mặt không sạch sẽ làm cho vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết vẫn còn tồn đọng trên da và hình thành mụn

2.6. Chăm sóc da mặt không đúng cách

Việc lười rửa mặt, hoặc sử dụng sản phẩm rửa mặt không phù hợp, hoặc không vệ sinh da kỹ sau khi trang điểm sẽ ảnh hưởng tới việc làm sạch da không đảm bảo. Từ đó, khiến bụi bẩn cùng tế bào chết tích tụ nhiều trên da gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn. 

Đây là nguyên nhân không chỉ làm nổi mụn ở cằm mà bất kỳ vùng da khác trên khuôn mặt. 

Việc chăm sóc da mặt không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nổi mụn ở cằm

2.7. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Việc dùng mỹ phẩm chất lượng thấp, xuất xứ không rõ ràng sẽ khiến làn da của bạn đối mặt với nguy cơ bị kích ứng rất cao. Từ đó, có thể khiến da dễ bị kích ứng, đỏ rát và nổi nhiều loại mụn và nổi mụn ở cằm cũng không loại lệ.

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp không thể điều trị dứt điểm mụn mà còn làm tình trạng nghiêm trọng hơn

2.8. Tiếp xúc với các vi khuẩn từ bên ngoài

Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường như nóng ẩm, độc hại, bụi bặm, ô nhiễm,… khi kết hợp với môi trường nhiều dầu trên da sẽ hình thành mụn. Nếu không cẩn thận vệ sinh, che chắn còn làm tăng nguy cơ nổi mụn ở cằm nói riêng và trên mặt nói chung.

Tiếp xúc bụi bẩn, ô nhiễm,… có thể làm lượng dầu trên da tăng nhanh làm hình thành mụn

2.9. Sức đề kháng suy giảm

Khi hệ miễn dịch đủ mạnh, khả năng xâm nhập sâu của vi khuẩn và bụi bẩn vào da sẽ bị ức chế. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ nổi mụn ở cằm.

Nếu hệ miễn dịch yếu khiến vi khuẩn sẽ xâm nhập dễ dàng hơn. Khi có điều kiện thuận lợi, sẽ sinh sôi phát triển hình thành các loại mụn sưng viêm như mụn bọc, mụn mủ ở cằm và trên mặt.

Sức đề kháng giảm cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn nổi ở cằm

3. Bị mụn ở cằm là dấu hiệu của bệnh gì?

Đối với chúng ta, việc nổi vài nốt mụn trên khuôn mặt là điều không còn quá xa lạ. Theo các chuyên gia về thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, mỗi vị trí mụn trên mặt phản ánh những bệnh lý khác nhau của cơ thể. 

Theo bản đồ mụn [Face Mapping] thì vị trí của mụn trên từng vùng má, trán, tai, cằm, mũi,… sẽ có mối quan hệ mật thiết với một cơ quan bên trong cơ thể. Khi mụn nổi tại vị trí nào sẽ báo hiệu cơ quan tương ứng đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy nổi mụn ở cằm là dấu hiệu của bệnh gì?

3.1. Đối với nữ giới

Việc nổi mụn dưới cằm có thể bạn đang gặp các bệnh sau:

  • Bệnh phụ khoa, buồng trứng có vấn đề

Theo các bác sĩ da liễu, khi cơ thể bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa lúc này làm rối loạn nội tiết tố. Đây là nguyên nhân khiến mọc mụn ở cằm. Nếu không xác định được nguyên nhân cốt lõi mà chỉ sử dụng các biện pháp trị mụn tại nhà hoặc tự ý dùng thuốc thì sẽ khiến mụn không thuyên giảm, thậm chí còn làm tình trạng mụn nặng hơn.

  •  Thận hoạt động không đồng đều

Quá trình làm việc của thận không ổn định cũng là tác nhân gây nên tình trạng mụn mọc dưới cằm. Chính vì nguyên nhân này, các bác sĩ khuyên rằng bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và hạn chế dùng các chất kích thích [rượu, bia, cafe,…].

Nữ giới nổi mụn ở cằm phản ánh bệnh phụ khoa, rối loạn nội tiết tố và thận

3.2. Đối với nam giới

Nếu đối với nữ giới phản ánh bệnh lý về phụ khoa và thận, còn việc nổi mụn ở cằm nam giới một phần do rối loạn chức năng gan. Chức năng gan hoạt động kém khiến cho khả năng bài tiết yếu đi, không kịp chuyển hóa các chất độc và đào thải ra ngoài cơ thể. Điều đó, khiến cho mụn xuất hiện và phát triển mạnh.

Mụn nổi tại cằm còn phản ánh việc rối loạn chức năng gan ở nam giới

4. Bỏ túi lời khuyên hữu ích khi bị nổi mụn ở cằm

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân của việc nổi mụn ở cằm, sau đây là 6 lời khuyên của các chuyên gia da liễu về tình trạng này.

4.1. Làm sạch da mặt

Nên nhớ, hãy giữ cho da mặt luôn sạch sẽ, tuyệt đối không sờ tay lên vùng da mụn ở cằm hay bất cứ vị trí nào. Đặc biệt, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý nặn mụn tại nhà. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm dành riêng cho da mụn. Để vệ sinh da mặt, bạn nên lựa chọn sản phẩm có thành phần phù hợp và tương thích với tình trạng da của mình để tránh kích ứng, sưng đỏ thậm chí làm mụn nghiêm trọng. 

Thêm một lưu ý, đừng quên tẩy trang sạch trước khi ngủ hoặc sau khi trang điểm, để loại bỏ lớp dầu thừa, bụi bẩn trên da.

Làm sạch bụi bẩn, tế bào chết giúp da trở nên sạch sẽ và tránh hình thành nổi mụn ở cằm

4.2. Tẩy tế bào chết cho da

Việc duy trì thói quen tẩy tế bào chết cho da từ 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp da thông thoáng không gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời, việc hấp thụ các dưỡng chất có trong những sản phẩm chăm sóc da cũng tốt hơn. 

Lúc này, da sẽ trở nên mịn màng, căng bóng, khỏe mạnh và tránh được sự tấn công của vi khuẩn.

Việc tẩy tế bào chết trên da thường xuyên sẽ giúp da thông thoáng, hạn chế bít tắt lỗ chân lông

4.3. Thoa kem dưỡng da

Sử dụng kem dưỡng da hàng ngày có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết, giúp da không bị khô ráp, bong tróc, thêm khỏe đẹp và căng tràn sức sống. 

Việc thoa kem dưỡng da sẽ cung cấp dưỡng chất, tạo độ ẩm cho da, làm da căng bóng và khỏe mạnh hơn

4.4. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Như đã phân tích ở trên, việc ngủ không đủ giấc, hay thức khuya là những yếu tố khiến cho làn da của bạn dễ bị nổi mụn ở cằm. Vì vậy, bạn cần đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày và tránh thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái, để tránh không rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.

Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần luôn thoải mái là biện pháp hữu hiệu giúp da của bạn khỏe mạnh hơn

4.5. Tập thể dục mỗi ngày

Việc tập thể dục mỗi ngày có lợi ích vô cùng tuyệt vời. Nó vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, vừa làm tăng cường sức đề kháng giúp làn da của bạn khỏe đẹp và rạng rỡ hơn và tránh được các tác nhân làm nổi mụn ở cằm.

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng sức đề kháng bảo vệ làn da trước những tác nhân hình thành mụn

4.6. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da

Nên tích cực bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong các khẩu phần ăn hàng ngày, để hỗ trợ điều hòa bài tiết từ bên trong cơ thể. 

Hạn chế sử dụng nhiều đồ cay nóng, hay những loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường và chất kích thích. Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì chức năng thận và gan hoạt động tốt.

Bổ sung ray, củ, quả có lợi sẽ giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố và giảm thiểu nổi mụn ở cằm

Theo các chuyên gia tại Viện thẩm mỹ DIVA, việc nổi mụn ở cằm không quá nghiêm trọng. Do đó, bạn có thể điều trị tại nhà hoặc đến các cơ sở da liễu uy tín để thực hiện. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp bạn loại bỏ tình trạng nổi mụn ở cằm.

Viện thẩm mỹ DIVA – Hệ thống viện thẩm mỹ uy tín nhất Việt Nam, tự hào sở hữu phương pháp làm đẹp hiện đại với công nghệ tiên tiến cùng không gian đẳng cấp, đem lại cho khách hàng trải nghiệm bậc nhất khi đến làm đẹp. Với liệu trình điều trị mụn chuyên sâu và chuyên biệt, sẽ giúp bạn đánh bay tận gốc tình trạng mụn, trả lại làn da mịn màng không tì vết cho bạn.

Nổi mụn ở cằm là tình trạng khá phổ biến. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề mọc mụn ở cằm. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan tự ý điều trị tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế uy tín. Nếu bạn mong muốn cải thiện tình trạng mụn ở cằm, liên hệ ngay hotline 1900 6689 để được chuyên gia Viện thẩm mỹ DIVA tư vấn liệu trình phù hợp nhé.

Bài viết liên quan:

Tin Cùng Chuyên Mục

Tháng Tám 15, 2022

Mục Lục Bài ViếtI. Mụn ẩn dưới da là gì? Dấu hiệu nhận biếtII. Mụn ẩn thường xuyết hiện ở đâu?III. Những nguyên nhân phổ biến khiến mụn ẩn dưới da hình thành1. Sử dụng sữa rửa mặt kém chất lượng, không phù hợp2. Thói quen chăm sóc da không đúng cách3. Nhiễm khuẩn từ […]

XEM THÊM

Tháng Bảy 1, 2022

Mục Lục Bài Viết1. Tảo biển là gì? Thành phần và công dụng của tảo biển1.1. Giới thiệu tảo biển1.2. Lợi ích của tảo biển2. Tảo biển có thật sự trị mụn không?2.1. Các tác nhân gây ra tình trạng mụn2.2. Uống tảo biển trị mụn – Có hay không?3. Nên uống tảo biển hay […]

XEM THÊM

Tháng Sáu 22, 2022

Mục Lục Bài Viết1. Sữa rửa mặt cho da dầu mụn nhạy cảm Laneige Multi Deep Clean Cleanser2. Sữa rửa mặt cho da dầu mụn nhạy cảm lỗ chân lông to Cerave Foaming Facial Cleanser3. Sữa rửa mặt cho da dầu mụn nhạy cảm Cetaphil Gentle Skin Cleanser4. Sữa rửa mặt cho da dầu mụn […]

XEM THÊM

Tháng Sáu 16, 2022

Mục Lục Bài Viết1. Tại sao nên dùng sữa rửa mặt trị mụn ẩn2. Top 5 sữa rửa mặt trị mụn ẩn tốt nhất hiện nay2.1. Sữa rửa mặt trị mụn ẩn Cetaphil2.2. Sữa rửa mặt trị mụn ẩn La Roche – Posay2.3. Sữa rửa mặt trị mụn ẩn Neutrogena2.4. Sữa rửa mặt trị mụn […]

XEM THÊM

Tháng Sáu 16, 2022

Mục Lục Bài Viết1. Sữa rửa mặt trị mụn Cerave2. Sữa rửa mặt Cetaphil Gentle Cleanser3. Sữa rửa mặt dành cho da mụn Vari hope True Ac Teatree Intensive Cleansing Foam5. Sữa rửa mặt trị mụn Innisfree Volcanic Pore Foam6. Sữa rửa mặt trị mụn Senka Perfect Whip7. Sữa rửa mặt trị mụn Sakura Deep Purifying Cleansing Foam8. Sữa […]

XEM THÊM

Tháng Sáu 14, 2022

Mục Lục Bài Viết1. Nguyên nhân dùng sữa rửa mặt Cerave bị nổi mụn1.1. Dùng sữa rửa mặt Cerave bị nổi mụn do bạn mua sản phẩm kém chất lượng1.2. Dùng sữa rửa mặt Cerave bị nổi mụn do dùng sai loại1.3. Thành phần của sữa rửa mặt Cerave chứa hoạt chất gây kích ứng […]

XEM THÊM

Tháng Sáu 14, 2022

Mục Lục Bài Viết1. Những thông tin cơ bản về sữa rửa mặt Cerave cho da dầu mụn1.1. Thành phần của sữa rửa mặt Cerave cho da dầu mụn nhạy cảm1.2. Công dụng của sữa rửa mặt Cerave cho da dầu mụn1.3. Quy cách đóng gói sữa rửa mặt Cerave cho da dầu mụn2. Cách sử […]

XEM THÊM

Tháng Sáu 13, 2022

Mục Lục Bài Viết1. Mụn lưng là gì?2. Nguyên nhân gây ra mụn lưng3. Mụn lưng xuất hiện ở độ tuổi nào và bao giờ thì hết?4. Các điều trị mụn lưng hiệu quả, đơn giản4.1. Sử dụng Salicylic Acid trị mụn lưng tại nhà4.2. Sử dụng BHA để điều trị mụn lưng4.3. Điều trị […]

XEM THÊM

Tháng Năm 10, 2022

Mục Lục Bài Viết1. Bật mí thực đơn Eat Clean cho da mụn hiệu quả trong 7 ngày2. Những lưu ý khi áp dụng thực đơn Eat Clean cho da mụn2.1. Thực phẩm không nên bổ sung trong thực đơn Eat Clean cho da mụn2.2. Thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho da […]

XEM THÊM

Video liên quan

Chủ Đề