Mổ rút đinh nội tủy bao lâu đi được

TT - Tại sao mổ lấy đinh nẹp ra? Gãy xương nào, tuổi nào mới cần mổ? TS-BS Lương Đình Lâm - nguyên trưởng khoa chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy - cho biết:

Phóng to

TS.BS Lương Đình Lâm khám cho một em bé -Ảnh: K.S.TT - Tại sao mổ lấy đinh nẹp ra? Gãy xương nào, tuổi nào mới cần mổ? TS-BS Lương Đình Lâm - nguyên trưởng khoa chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy - cho biết:

- Nhiều trường hợp mổ lấy ra vô tội vạ. Đã có trường hợp đáng lẽ không cần mổ lấy ra, nhưng BS vẫn "mổ theo yêu cầu" để lấy một nẹp dài 15cm và sáu vít, BS đục mãi chỉ được ba vít và bẻ lấy một nửa cái nẹp rồi đóng lại! Trên nguyên tắc, với BN trên 16 tuổi thì không có chỉ định mổ lấy đinh, nẹp ra. Do các kim loại này đều được tinh chế nên không ảnh hưởng đến cơ thể.

Mổ lấy ra có thể bị: 1/ xương bám chặt vào không lấy ra được. 2/ mổ lần hai dễ gây nhiễm trùng hơn. 3/ gây sẹo nhiều hơn và gây đau đớn cho bệnh nhân. 4/ có khi làm tổn thương mạch máu, thần kinh. Cho nên với những sẹo cũ trên những gãy hở cũ, theo quy định muốn mổ lần hai là phải được tiêm phòng uốn ván trước khi mổ.

Ở BN dưới 16 tuổi, do xương còn đang phát triển mà một đoạn thì bị nẹp vít cố định, trong khi đoạn kế bên vẫn phát triển sẽ tạo nên một điểm yếu ngay đầu nẹp, khi gặp chấn thương có thể gây gãy xương, vì vậy người ta khuyên nên mổ lấy các phương tiện kết hợp xương, thường những đinh này người ta để lộ ra da để lấy dễ.

* Vậy lý do tại sao nhiều nơi mổ lấy ra?

- Có thể chưa đọc đến quy định chung của Hội Chấn thương chỉnh hình. Đôi khi do BN đòi mổ lấy ra, BS cứ mổ theo yêu cầu mà không giải thích, phân tích đầy đủ cho BN về tác hại của mổ lấy ra. Có BS mổ lấy dụng cụ để làm lại cho BN khác. Trước kia do thiếu thốn đinh nẹp đã đành, nhưng hiện nay vẫn còn nơi có thể làm chuyện này. Đinh nẹp mổ lấy ra là đồ bỏ, nhưng dùng lại cho BN khác và thu tiền.Trong khi BN lại không hề biết chuyện đinh nẹp tái sử dụng có thể dễ gãy do tính "mỏi" kim loại gây nên. Có những bộ cả chục ngàn USD dùng kết hợp xương trong nắn chỉnh vẹo cột sống thì càng không nên mổ lấy ra.

Có người đến phòng mạch tư để rút đinh nẹp ra, nếu thực hiện trong môi trường không đảm bảo vô trùng càng nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng hoặc gặp tai biến trong gây tê, gây mê... mà phương tiện cấp cứu không đủ, không xử lý được có thể làm tử vong.

* Có khi nào chỉ cần bất động xương mà BS lại chỉ định phẫu thuật, vừa gây tốn kém cho BN, lại phải thêm một lần mổ lấy đinh, nẹp ra?

- Nhiều lắm. Ví dụ vừa rồi tại hội thảo có nêu "kinh nghiệm mổ kết hợp xương đòn" trong khi tại BV Chợ Rẫy thì không cần mổ. Đấy là nguồn sống của một số nơi nên bất cứ cái gãy nào vào BV người ta cũng mổ tuốt! Các trường hợp chỉ cần bất động mà không phải mổ như: gãy ngang hai xương cẳng chân mà ít di lệch thì không mổ. Hoặc các gãy khác như gãy cánh tay, cẳng tay, bàn tay ít di lệch, ngón tay, gãy cẳng chân [đầu trên gần khớp gối] ít di lệch, gãy mắt cá ít di lệch, gãy xương bàn, ngón chân ít di lệch thì không mổ.

Đặc biệt là gãy xương mác, xương đòn và xương sườn là không cần mổ để kết hợp xương. Ở nước ngoài chưa bao giờ người ta mổ khi xương mác gãy vì không phải là xương trụ của cẳng chân, để tự liền hoặc cắt bỏ để ghép vào những nơi thiếu xương khác, nhưng ở VN một số nơi vẫn mổ! Tại BV Chợ Rẫy 2/3 số trường hợp gãy xương là được điều trị bảo tồn. Ngay trong các trường hợp đặc biệt của gãy xương đòn, xương sườn tỉ lệ mổ cũng chỉ < 1 %.

Trong bất cứ cuộc mổ nào cũng đều có những nguy cơ. Ngay khi mổ xương đòn cũng có thể gây biến chứng như: gãy đinh, gãy nẹp, trồi đinh, khớp giả... hơn là dùng băng số 8 để điều trị bảo tồn.Nếu mổ rút đinh nẹp ra lại buộc BN phải chịu thêm một cuộc mổ, phải làm đủ các xét nghiệm để mổ - ít ra hai ngày nếu làm nhanh, một ngày mổ, ba ngày để giảm đau hoặc có thể kéo dài hơn tùy người.

Chi phí mổ lấy đinh nẹp ra có khi từ 2-5 triệu đồng tùy BV công hay tư, đó là chưa kể thiệt hại do nghỉ việc, phải có người thân theo chăm sóc... Có trường hợp mổ rút đinh nẹp sớm [do xương chưa liền mà không đánh giá được] gây gãy xương nên phải tháo phương tiện ra, đặt cố định ngoài và chăm sóc vết thương cho đến khi hết nhiễm trùng, đợi khoảng sau một năm mới có thể mổ để kết hợp xương lần sau. Chúng tôi đã gặp trường hợp BN phải mổ đi mổ lại mất bốn năm.

Video liên quan

Chủ Đề