Mở đầu bài thuyết trình triết học

“Xin chào các bạn. Cảm ơn bạn đã đến tham dự. Hôm nay tôi muốn nói về việc…”

Bạn có cảm thấy quen thuộc và nhàm chán không nào?

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu ngồi vào ghế của khán giả?

Điều duy nhất làm cho bài thuyết trình này trở nên nhàm chán hơn, không hấp dẫn? Hãy kết hợp nó với một số slide toàn văn bản mà người trình bày sẽ đọc cho bạn. hic!!!

Nỗi sợ nói trước công chúng đối với phần đông chúng ta

Dưới đây là 8 cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng bạn có thể sử dụng ngay. Giúp bạn thể hiện sự tự tin và làm cho bài phát biểu của bạn lôi cuốn hơn.

Cách số 1: “Tôi sắp chia sẻ với các bạn những bí mật…. mà chưa có ai từng nói cho các bạn”

Tại sao điều này hiệu quả?

Vì thể hiện một lời hứa không thể cưỡng lại mà khán giả khó có thể bỏ qua.

Cách số 2: “Ai trong số các bạn thích/ mong muốn..”

Tại sao điều này hoạt động? Vì câu hỏi chờ được trả lời vì vậy sẽ thu hút sự chú ý từ khán giả. Ai cũng có mong muốn và kỳ vọng vào điều gì đó.

Kỹ năng thuyết trình tự tin có thể học & thay đổi được

Cách số 3: “Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao ..?”

Tại sao điều này hiệu quả?

Vì nó thể hiện sự đồng cảm với khán giả. Ví dụ, “Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bạn đã nỗ lực rất nhiều mà vẫn chưa đạt được thành tựu hay kết quả nào đáng kể?”

Cách số 4: “Bạn sẽ đang lãng phí thời gian của mình nếu tiếp tục…”

Tại sao điều này giúp mở đầu thuyết trình ấn tượng?

Vì nó khiến khán giả chú ý với nỗi sợ họ đang sử dụng thời gian của mình cho những thứ không cần thiết. Thời gian là tài sản vô cùng quý giá.

Cách số 5: “Đây là những gì mà .. chắc chắn sẽ trông giống như năm tới”

Tại sao điều này hiệu quả?

Nó đề cập tới sự thay đổi hoặc đe dọa thay đổi, gây được chú ý của khán giả.

80% chúng ta sợ nói trước đám đông hơn cả cái chết

Cách số 6: “Đây là lý do vì sao tôi đã làm cho vợ / chồng tôi vô cùng tức giận”

Tại sao điều này giúp bài thuyết trình lôi cuốn?

Nó hứa hẹn về một câu chuyện thú vị là không thể cưỡng lại

Cách số 7: “Vô số những lỗi/ sai lầm/ thất bại mà doanh nghiệp/ các cuộc họp/ buổi thuyết trình/ đào tạo/ xã hội…tôi đã mắc phải…”

Tại sao điều này hoạt động?

Khuyến khích sự tham gia tham gia thông qua lời hứa thành công ngầm bằng cách tránh thất bại.

Hãy là chính mình. Bạn không cần “diễn” để trở thành ai khác

Cách số 8: “Đây là 3 dấu hiệu cảnh báo bạn cần…”

Tại sao điều này hoạt động: Tôi có ổn không? Tôi có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào không? Tôi phải lắng nghe! Tôi phải chú ý!

Hãy thử các cách mở đầu này để có một bài thuyết trình ấn tượng trước khản giả. Hãy chia sẻ cùng tôi cách bạn đã áp dụng và cảm nhận về nó nhé.

Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại.

Làn sóng văn minh thứ ba đang được loài người tới một kỉ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai. Trong bối cảnh đó, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa càng làm cho các tư tưởng tự do kiếm con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam càng dễ đi đến phủ nhận vai trò và khả năng của chủ nghĩa Mác- Lênin.

Trong thực tế, không ít người rẽ ngang đi tìm khả năng phát triển đó trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và hệ tư tưởng truyền thống, con người lại “sáng tạo” ra những tư tưởng, tôn giáo mới cho “phù hợp” hơn với con người Việt Nam hiện nay. Song nhìn nhận lại một cách thật sự khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác- Lênin trong xã hội ta, có lẽ không ai phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọng của nó trong sự phát triển con người.

Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mac- Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương khóa VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa Xã hội”. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.”

Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, em đã chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người”.

Đề tài: Biện chứng duy vật

Nhận thức, tư duy con người có quan hệ như thế nào với thế giới xung quanh? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hiện thức hay không? Mà khi con người nhận thức được thế giới xung quanh thì việc áp dụng các hiểu biết đó vào thực tiễn như thế nào? Đây là một trong hai vấn đề cơ bản của triết học.

Trong triết học Mác – Lênin, phép biện chứng duy vật được coi là phương pháp luận chung nhất của mọi hoạt động thực tiễn, giúp con người nhận thức được thế giới.

Vậy phép biện chứng là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?

Chúng ta hãy xem xét các vấn đề này ở dưới đây trong các khía cạnh, để hiểu thêm về phương pháp biện chứng và biện chứng duy vật.

Đề tài: Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học

Biện chứng và siêu hình là hai phương pháp tư duy trái ngược nhau trong triết học. Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận động, tách rời cô lập và tách biệt nhau. Cách xem xét cho chúng ta nhìn thấy sự tồn tại của sự vật hiện tượng ở trạng thái đứng im tương đối, nhưng nếu tuyệt đối hoá phương pháp này sẽ dẫn đến sai lầm phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trong khi đó trái lại, phương pháp biện chứng là: là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”.

Trong lịch sử triết học có những thời gian, tư duy siêu hình chiếm ưu thế so với tư duy biện chứng. Nhưng xét trong toàn bộ lịch sử triết học, thì phép biện chứng  luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội. Phép biện chứng là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp tới cao mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật Mác – xít của triết học Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin luôn đánh giá cao phép biện chứng, nhất là phép biện chứng duy vật, coi đó là một công cụ tư duy sắc bén để đấu tranh với thuyết không thể biết, tư duy siêu hình, củng cố niềm tin vào sức mạnh và khả năng của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.

Việc nghiên cứu lịch sử phát triển của phép biện chứng sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn bản chất của phép biện chứng và sự phát triển của tư duy biện chứng của nhân loại. Xuất phát từ mục đích đó, tôi chọn đề tài tiểu luận về: lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học, để nghiên cứu.

Đề tài: Lý luận về con người và vấn đề về đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp

Xã hội loài người đã tồn tại, phát triển và trải qua các hình thái kinh tế và luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất. Hay sản xuất ra của cải vật chất là nền tảng của đời sống xã hội. Nếu ngừng lao động sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu bị huỷ diệt.Bên cạnh đó sản xuất vật chất còn là nền tảng hình thành tất cả các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần của hội .Qua đó ta thấy được tầm quan trọng to lớn của kinh tế  trong sự tồn tại và phát triển của  xã hội bởi vì kinh tế chính là kết quả của quá trình lao động sản xuất của cải ,vật chất. Không vượt khỏi quy luật khách quan, nền kinh tế nước ta cũng là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của đất nước ta .

Tháng 12 năm 1986, đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp và đề ra đường lối đổi mới kinh tế. Đó là chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hơn 10 năm qua, việc chuyển đổi kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội. Chính vì lý do đó mà em quyết định chọn đề tài trên cho bài tiểu luận này: “Vận dụng quan điểm trong triết học Mác – Lênin để phân tích quá trình chuyển đổi  sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức cho tất cả mọi người noi theo. Tư tưởng đạo đức ở Người là sự thấm nhuần giữa đạo đức và thực hành đạo đức, giữa việc công và việc tư, giữa đạo đức đời thường và đạo đức cách mạng.

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ngoài tư tưởng đạo đức cho các tầng lớp nhân dân, người nhấn mạnh hơn chính là đạo đức của người làm cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức là nền tảng, là gốc rễ của người làm cách mạng, “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm”. Và để làm rõ hơn về đề tài này, em đã lựa chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức cách mạng”.

Do nhận thức và tầm hiểu biết còn non kém vì vậy mà bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót. Em hy vọng rằng sẽ nhận được những đóng góp và nhận xét của quý thầy cô và các bạn.

Đề tài: Phân tích những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trước Mác

Lịch sử Triết học là một phần học trong chương trình môn Triết học Mác – Lênin ở các trường Đại học và Cao đẳng giúp người học nắm được quá trình hình thành phân tích những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của tư duy triết học nhân loại, đồng thời nhận thấy rõ sự ra đời của phát triển của triết học Mác – Lênin là một tất yếu hợp quy luật chứ không phải là một trào lưu biệt lập nằm ngoài dòng chảy của văn minh nhân loại.

Hạt nhân lý luận trong Triết học Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là những phát sinh lớn nhất của Mác – Ăngghen và được Lênin kế tục phát triển, là cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho hoạt động của các Đảng Cộng sản. Tuy nhiên không phải Mác – Ăngghen xây dựng nên chúng từ mảnh đất không mà phải chọn lựa kế thừa những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử phát triển trước đó. Vậy quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng diễn ra như thế nào. Điều đó tôi sẽ làm sáng tỏ trong nội dung bài tiểu luận với đề tài: “Phân tích những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trước Mác”.

Mặc dù tôi đã cố gắng tìm tòi với tinh thần trách nhiệm, song do mới tiếp xúc với triết học, kiến thức còn nhiều hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy chủ nhiệm bộ môn cùng các bạn đọc góp ý bổ sung để tôi có thể hoàn thiện thêm kiến thức của mình.

Tôi xin cảm ơn!

Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác – Leenin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.

Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn bởi một nền kinh tế trì trệ, một hệ thống quản lí yếu kém cũng là do một phần không nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này được nhận thức đúng sau đổi mới ở đại hội VI, và quả nhiên đã giành rất nhiều thắng lợi sau khi đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.”

Đề tài: Con người và các mối quan hệ

Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ một nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, ruộng đất canh tác bình quân đầu người thấp,tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng phong phú, song trữ lượng không lớn như nhiều nước khác, cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nghèo, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, khoa học, kỹ thuật so với các nước phát triển. Vì vậy, nền kinh tế muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững, thì phải phát huy tốt mọi nguồn lực, nhưng quan trọng nhất là phải biết phát huy nguồn lực con người.

Ngày nay, nhiều nước đang tiến vào làn sóng văn minh mới, với nền sản xuất hiện đại, khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nhiều nước cách đây mấy chục năm có điểm xuất phát thấp hơn Việt Nam, nhưng họ đã phát triển nhanh chóng nhờ có chiến lược phù hợp, có những chính sách khôn ngoan, năng động. Nhiều quốc gia vốn cùng nghèo về tài nguyên khoáng sản, nhưng nhờ biết phát huy yếu tố con người, đặt con người ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, nên đã vươn lên đuổi kịp và vượt các nước khác.

Do lần đầu viết một bài tiểu luận mang tính chất khoa học nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự giúp đỡ đóng góp của thầy cô trong khoa.

Video liên quan

Chủ Đề