Mặt cạnh bên phải gọi là gì

Câu hỏi:

Hình chiếu đứng có hướng chiếu?

A. Từ dưới lên.

B. Từ trên xuống.

C. Từ trái sang.

D. Từ trước tới.

Đáp án đúng D.

Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới, trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ, vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D

– Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể. Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau cho ta các phép chiếu khác nhau.

– Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc. Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ các hình biểu diễn ba chiếu bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên các bản vẽ kĩ thuật.

– Hình chiếu gồm 2 loại hình chiếu đó là hình chiếu thẳng góc và hình chiếu trục đo. 

+ Hình chiếu thẳng góc là loại hình biểu diễn theo cách đơn giản, hình dạng, kích thước của vật thể đã được bảo toàn và cho phép thể hiện hình dạng, kích thước vật thể một cách chính xác.

+ Hình chiếu trục đo: Hình chiếu này có thể biểu diễn được hết ba chiều của vật thể lên trên mặt phẳng chiếu. Và các tia chiếu song song với nhau. Sẽ tùy vào phương chiếu là vuông góc hay xiên góc. 

– Hình chiếu vuông góc trong đó dùng các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu thể hiện các mặt của vật thể lên trên mặt phẳng chiếu. Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể ta lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo ba hướng khác nhau lên ba mặt phẳng chiếu.

+ Mặt cính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng;

+ Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng;

+ Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

– Tên gọi các hình chiếu tương ứng với các hướng chiếu là:

+ Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới;

+ Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống;

+ Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

– Trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ. Vì vậy sau khi chiếu vật thể, mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng.

– Cần lưu ý trên bản vẽ có quy định:

+ Không vẽ các đường bao của các mặt phẳng chiếu.

+ Cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét đứt.

– Có 3 loại phép chiếu, bao gồm: Phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc. 

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhiệt lượng là gì? Công thức tính nhiệt lượng

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt, sự tăng nhiệt của vật, khi nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào lại càng...

Mở cờ trong bụng là gì?

Mở cờ trong bụng là chỉ trạng thái của con người vui mừng, hớn hở, vui sướng về một điều gì đó trong lòng [mừng thầm trong...

20/10 có được nghỉ không

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam [nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam] chính thức được thành...

Giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới

Ông Nen-xơn Man-đê-la là luật sư da đen. Ông từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ A-pác-thai. Ông còn được nhận giải Nô-ben vì hòa bình năm 1993. Nen-xơn Man-đê-la là vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi...

Vì sao phải tiết kiệm điện năng? 

Điện năng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, nhu cầu điện năng ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian, đòi hỏi người dùng điện phải biết sử dụng hợp lý điện...

Nhiệt năng là gì? Nhiệt năng của một vật là gì?

Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật, nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ, nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng...

Vật có cơ năng khi?

Vật có cơ năng khi vật có khả năng sinh công, cơ năng là tổng của động năng và thế năng, nó là năng lượng kết hợp của chuyển động và vị trí của vật thể, định luật bảo toàn cơ năng nói rõ, trong một hệ kín thì cơ năng không...

Chuyển động cơ học là?

Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác. Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật...

Clo không phản ứng với chất nào sau đây?

Clo không phản ứng với O2, Clo thuộc nhóm halogen, các halogen đều không phản ứng với O2, Clo tác dụng với kim loại, tác dụng với H2, tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch bazo, với muối của các halogen khác và tác dụng với chất khử...

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

Polime có cấu trúc mạch phân nhánh trong các đáp án là amilopectin, polime có cấu trúc mạch không gian là nhựa rezit [nhựa bakelit] và cao su lưu hóa, polime có cấu trúc mạch phân nhánh là amilopectin và glicogen, polime còn lại có cấu trúc mạch không phân...

Chất rắn có đặc điểm gì?

Chất rắn có đặc điểm là có hình dạng nhất định, trạng thái rắn là một trong ba trạng thái thường gặp của các chất, có đặc điểm bởi tính chất phản kháng lại sự thay đổi hình dạng, các chất ở trạng thái rắn được gọi là chất...

Xem thêm

Chủ Đề