Master list là gì

Master Bill là gì?

Vận đơn [ Bill of Lading ] dùng để chứng minh rằng người vận chuyển hàng hóa [ Carrier ] đã nhận được hàng hóa của mình và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến địa điểm mà Shipper [ người gửi hàng ] yêu cầu.

Master Bill được hiểu là loại vận đơn được phát hành bởi hãng tàu, loại vận đơn này chỉ người sở hữu tàu mới có thể phát hành, những người khác không phải là chủ tàu phát hành vận đơn thì vận đơn nó không có giá trị pháp lý. Master Bill phát hành cho người gửi hàng [ shipper ].

Master Bill có chứa những nội dung gì?

Master Bill mà bạn nhận được có logo của hãng tàu vận chuyển hàng hóa của bạn và điều ấy cũng đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ nhìn thấy logo ấy trên vận đơn gốc [ Original Bill ] cho dù bạn có đặt hàng [ Book ] thông qua công ty giao nhận vận chuyển [ Forwarder ] thế nhưng người phát hành Original Bill lại là hãng tàu thế nên trong trường hợp này bạn có thể hiểu rằng công ty giao nhận vận chuyển chỉ là người giúp bạn đặt tàu cho lô hàng của bạn và người sẽ làm việc trực tiếp với bạn là hãng tàu!

Những nội dung trên vận đơn Master Bill là: Thông tin của người gửi hàng [ shipper ], người nhận hàng [ consingnee ], công ty vận chuyển hàng hóa; Tên con tàu vận chuyển; điểm khởi hành và điểm đến; thông tin về hàng hóa: tên hàng hóa, số lượng, số hiệu, khối lượng, ; ngày hàng hóa được lên tàu vận chuyển,

+ Trường hợp khách hàng liên hệ trực tiếp với hãng tàu và gửi hàng cho hãng tàu thì khách hàng sẽ trực tiếp nhận Master Bill, mục Shipper sẽ đứng tên chủ hàng hóa và mục consignee sẽ là tên của người mua hàng.

+ Trường hợp khách hàng book hàng thông qua công ty vận chuyển thế nhưng khách hàng lại muốn nhận Master Bill chứ không muốn nhận về House Bill [ Vận đơn thứ cấp ]. Thì khi ấy công ty vận chuyển sẽ đóng vai trò là nhà môi giới và book tàu hộ khách hàng của mình. Tức là ở vị trí shipper sẽ điền tên công ty vận chuyển và ở chỗ consingnee sẽ điền tên đại lý của công ty vận chuyển tại nước sở tại.

Có nên lấy vận đơn gốc của Master Bill hay không?

Muốn có được Original Bill để gửi cho Consignee và để Consignee nhận hàng thì thường người ta sẽ gửi bằng đường hàng không thế nhưng việc gửi bằng đường hàng không thường rất mất thời gian cũng như chi phí cho việc vận chuyển khá cao thế nên thời điểm hiện tại hầu như các hãng tàu sẽ cho release hàng bằng cách làm Surrender Bill khi làm điện telex release và bạn phải chịu phí telex release [ khoản chi phí này thấp hơn so với việc gửi thông qua đường hàng không => tiết kiệm được chi phí vận chuyển ].

Điều quan trọng cần phải chú ý đến ở đây là Master Bill là vận đơn do hãng tàu phát hành và shipper là người đứng tên trên bill thế nên dù có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa thì bạn vẫn là người trực tiếp giải quyết với hãng tàu. Bạn cũng có thể khởi kiện hãng tàu nếu như có tranh chấp giữa hai bên. Với vận đơn thứ House Bill là loại vận đơn mà bạn được nhận do công ty vận chuyển hàng hóa phát hành [ forwarder ] cho bạn với loại vận đơn này thì khi có rủi ro xảy đến với hàng hóa của bạn thì người gửi hàng [ shipper ] rất bị động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh vì thế bạn sẽ không thể nào dùng House Bill để khởi kiện hãng tàu được.

=> Vì vậy cho nên hãy đặt mình ở vị trí chủ động chứ không phải bị động, chấp nhận bỏ ra một khoản phí để lấy về vận đơn gốc Master Bill nhưng lại nắm quyền chủ động giải quyết với hãng tàu nếu như có rủi ro không mong muốn xảy đến và có thể đệ đơn khởi kiện hãng tàu trong trường hợp tranh chấp không được giải quyết bằng thỏa thuận thông thường.

Kết luận

Cuối cùng, bạn là nhân viên của doanh nghiệp hay là chủ của một doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mảng này [ tức là doanh nghiệp bạn là người nhận hàng hoặc chủ hàng ] thì bạn nên chọn lựa cách thức nào đó tốt cho các bạn nhất, nếu như các khâu khác mà bạn đã làm tốt rồi thì việc thiếu sót trong khâu này cũng là điều không chấp nhận được. Thế nên dù như thế nào đi chăng nữa thì bạn vẫn phải nắm thế chủ động cũng đừng tiếc những khoản phí dành cho việc lấy Bill gốc, Master Bill nhé! Vì nắm giữ Master Bill là bạn đã nắm giữ thế chủ động hoàn hóa của mình

Bài viết liên quan :
//toanthinhlogistics.com/phu-phi-cic-la-gi/
//toanthinhlogistics.com/container-packing-list-la-gi/
//toanthinhlogistics.com/van-chuyen-duong-bien/

Video liên quan

Chủ Đề