Lỗi điều khiển ôt ô có bằng hết hạn năm 2024

Bạn đọc có email vuhungxxx@gmail.com gửi đến Báo Lao Động hỏi: Do bận công việc không chú ý, nên khi kiểm tra lại, giấy phép lái xe ô tô [GPLX] của tôi đã hết hạn khoảng 6 tháng. Tôi cần phải làm gì để đổi và có bị xử phạt không?

Luật sư Nguyễn Lan Hương - VPLS Trần Vân Linh, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời:

Theo Thông tư 46/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải: người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng sẽ được cấp lại, hoặc phải thi lại lý thuyết; hoặc phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành. Điều này tùy thuộc vào thời gian quá hạn, cụ thể:

- Quá hạn dưới 3 tháng: được xét đổi GPLX sau 2 tháng từ khi nộp đủ hồ sơ.

- Quá hạn từ 3 tháng đến 1 năm: sát hạnh lại lý thuyết.

- Quá hạn từ 1 năm trở lên: sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại GPLX

Như vậy, trường hợp GPLX đã hết hạn 6 tháng thì chỉ nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải [nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị mất] và sát hạch lại phần lý thuyết. Hồ sơ cần nộp bao gồm:

- Bản sao thẻ CCCD [hoặc CMND] còn thời hạn.

- Bản sao GPLX hết hạn.

- Giấy khám sức khỏe hợp lệ theo quy định.

- Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu quy định.

- Chuẩn bị sẵn các giấy tờ bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ.

-Chi phí khi đổi bằng lái xe ôtô quá hạn sẽ cao hơn khi đang còn hạn [vì thế nên làm thủ tục đổi bằng lái xe ôtô khi gần hết hạn].

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28.12.2021 đã nâng mức xử phạt đối với người điều khiển xe ôtô mà GPLX hết hạn. Theo đó mức phạt tối đa lên đến 12 triệu đồng khi GPLX hết hạn từ 3 tháng trở lên. Vì vậy, trước khi được cấp đổi GPLX mới thì không nên điều khiển xe ôtô tham gia lưu thông.

- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp.

- Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng. Ảnh minh họa

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới. Trong đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

Có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng;

Như vậy, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có giấy phép lái xe hết hạn 01 ngày cũng sẽ bị xử phạt.

Phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với bằng lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên. So với mức phạt cũ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định mới tăng gấp đôi số tiền lên tới 12 triệu đồng. Đồng thời, thời gian phạt cũng được rút ngắn từ 6 tháng xuống còn 3 tháng.

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về cấp lại giấy phép lái xe như sau:

Cấp lại giấy phép lái xe

Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

  1. Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
  1. Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

Theo quy định trên thì giấy phép lái xe không được gia hạn mà khi giấy phép lái xe hết hạn thì phải thi sát hạch lại.

Do đó, trong trường hợp này khi giấy phép lái xe hết hạn không được gia hạn giấy phép lái xe cũ mà bạn phải thi sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 95/2009/NĐ-CP giải thích, niên hạn xe ô tô là thời gian cho phép sử dụng của xe ô tô. Theo đó, quy định về niên hạn sử dụng của xe ô tô tại Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP, cụ thể:

Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng.

Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.

Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 1 /1/2002.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2009/NĐ-CP về thời điểm tính niên hạn sử dụng xe ô tô như sau:

1. Niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe.

2. Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu.

Niên hạn sử dụng của xe ô tô chở người không quá 20 năm. [Ảnh: Xuân Tiến]

Điều khiển xe ô tô hết niên hạn sử dụng bị phạt thế nào?

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2022, người điều khiển ô tô quá niên hạn có thể bị xử phạt lên đến 12.000.000 đồng.

Cụ thể, tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điểm b Khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó, nâng mức phạt tiền lên từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc] quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông [đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng]”.

Hiện hành theo quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc] quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông [đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng] bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe vi phạm còn có thể bị:

- Tịch thu phương tiện [trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách]

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Như vậy, người điều khiển ô tô quá niên hạn có thể bị xử phạt lên đến 12.000.000 đồng. Đồng thời, còn có thể bị tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Bằng lái ô tô hết hạn bao lâu thì bị phạt?

Nếu giấy phép lái xe ô tô hết hạn trên 3 tháng : Nội dung cụ thể như sau : a] Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe; b] Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn ở đâu?

Như vậy, theo quy định trên thì người đổi bằng lái xe ô tô hết hạn do ngành Giao thông vận tải cấp phải nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Giấy phép lái xe máy hết hạn thì phải làm sao?

Như vậy, nếu bạn để giấy phép lái xe quá hạn dưới 03 tháng thì bạn không cần đi thi sát hạch để được cấp lại giấy phép lái xe. Trường hợp bạn để giấy phép lái xe quá hạn từ 03 tháng trở lên thì bạn phải đi thi sát hạch để được cấp lại giấy phép lái xe.

Bằng lái xe hạng C hết hạn bao lâu thì phải thi lại?

Nếu bằng lái xe C hết hạn dưới 3 tháng sẽ không phải thi lại lý thuyết và thực hành mà chỉ cần làm thủ tục để đổi giấy phép lái xe. Nếu bằng lái xe C hết hạn trên 3 tháng đến dưới 1 năm bạn phải thi lại lý thuyết. Nếu bằng lái xe C hết hạn trên 1 năm bạn phải thi lại lý thuyết và thực hành.

Chủ Đề