Lấy máu gót chân cho em bé là làm gì năm 2024

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp sử dụng kỹ thuật y khoa hiện đại để xét nghiệm sàng lọc sơ sinh không nguy hiểm cho bé mà ngược lại phát hiện để điều trị sớm các chứng bệnh bẩm sinh liên quan đến nội tiết, chuyển hóa, di truyền ngay trong những ngày đầu bé chào đời, giúp quá trình phát triển của bé toàn diện hơn. Xét nghiệm sàng lọc sau sinh bằng việc lấy máu gót chân của trẻ hoàn toàn không hề gây nguy hiểm. Để xét nghiệm, theo nguyên tắc thì máu ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trẻ đều có thể thực hiện được. Thông thường các bác sĩ sẽ lấy máu ở gót chân bởi đây là bộ phận có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ lượng để thực hiện xét nghiệm. Thêm vào đó, gót chân là bộ phận với lớp da dày, kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể bé nên khi lấy máu sẽ ít bị đau hơn. Tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đang thực hiện các gói sàng lọc sơ sinh cho trẻ với các gói cơ bản gồm: Gói cơ bản 8 bệnh có giá 800.000đ; gói 8 bệnh và các bệnh lý liên quan đến Hemoglobin [các bệnh về máu như: thiếu máu hồng cầu hình liềm, Thalassemia, biến thể hemoglobin khác...] giá 900.000đ; đối với trẻ sinh thuộc hộ nghèo có gói sàng lọc sơ sinh miễn phí 5 bệnh. Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp sàng lọc sơ sinh hiệu quả, giúp phát hiện nhiều chứng bệnh bẩm sinh nguy hiểm. Phần lớn các bệnh lý rối loạn nội tiết - chuyển hóa và di truyền trong thời kỳ sơ sinh hay một số năm đầu của đứa trẻ thường chưa bộc lộ rõ ràng, rất khó phát hiện và chẩn đoán.

Đến khi có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm đã được chứng minh thì đã là giai đoạn muộn, không còn khả năng hồi phục hoàn toàn, đặc biệt đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần của trẻ.Các bệnh này được phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng lớn.

Chính vì vậy, hiện nay khi đến bệnh viện sinh, bố mẹ các bé nên lắng nghe tư vấn và tham gia chương trình sàng lọc sơ sinh

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về xét nghiệm lấy máu gót chân, mục đích của xét nghiệm, quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết.

Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh được thực hiện nhằm phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh về rối loạn nội tiết, di truyền hoặc chuyển hóa. Đây là một phương pháp sàng lọc hiện đại giúp ngăn chặn rủi ro và có kế hoạch quản lý sức khỏe cho trẻ sơ sinh.

Xét nghiệm lấy máu gót chân là gì?

Xét nghiệm gót chân là phương pháp lấy mẫu máu từ gót chân của trẻ sơ sinh để phân tích, sàng lọc các bệnh bẩm sinh ở trẻ.

Trong quá trình này, bác sĩ/ kỹ thuật viên sẽ lấy máu từ gót chân của trẻ sơ sinh và thấm vào giấy chuyên dụng. Sau đó, mẫu giấy này chuyển đi phân tích.

Xét nghiệm lấy máu gót chân cho trẻ trong vòng từ 24h – 72h , tốt nhất là từ 24h- 48h sau sinh, hoặc có thể kéo dài trong 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần. Trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, các bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20 sau sinh.

Xét nghiệm lấy máu gót chân để làm gì?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là một phương pháp sàng lọc hiện đại giúp ngăn chặn rủi ro và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh.

Xét nghiệm lấy máu gót chân được thực hiện để phát hiện sớm các bệnh di truyền và bất thường trong cơ thể trẻ sơ sinh như thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh,... và nhiều bệnh di truyền khác.

Nhiều trẻ em khi vừa chào đời đã có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe, nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng ngay sau sinh. Khi có biểu hiện triệu chứng, thì bệnh đã có thể đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, khó điều trị và có nguy cơ để lại biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ.

Xét nghiệm lấy máu gót chân giúp phát hiện sớm các bệnh lý và điều trị kịp thời, từ đó ngăn chặn những rủi ro và có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bé.

Quy trình xét nghiệm lấy máu gót chân

Quy trình xét nghiệm lấy máu gót chân gồm các bước sau:

  • Chuẩn bị: Đảm bảo trẻ sơ sinh thoải mái và an toàn. Vệ sinh và làm ấm gót chân trước khi thực hiện xét nghiệm. Điều này tăng lưu lượng máu ở gót chân, giúp bác sĩ dễ lấy máu và có thể lấy đủ lượng máu cần thiết để tiến hành xét nghiệm.
  • Lấy mẫu máu: Bác sĩ, kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng sẽ dùng kim chích gót chân bé, lấy 2-3 giọt máu thấm vào giấy và để khô
  • Xử lý và xét nghiệm mẫu máu: Mẫu xét nghiệm sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm chuyên khoa để tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

Có nên thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân hay không?

Với những lợi ích kể trên thì bố mẹ nên thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân cho trẻ. Nhìn chung, xét nghiệm lấy máu gót chân không gây ra nguy hiểm nào cho trẻ. Hơn nữa, phần gót chân trẻ được cho là kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác giúp hạn chế đau ở trẻ.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn ở Việt Nam đều có thể tiến hành sàng lọc hai bệnh là suy tuyến giáp bẩm sinh và bệnh thiếu hụt men G6PD bẩm sinh.

Những lưu ý khi lấy máu gót chân

Thời gian tốt nhất để lấy máu làm xét nghiệm xét nghiệm lấy máu gót chân cho trẻ là từ 24 - 72 giờ sau sinh. Điều này sẽ giúp bé sớm có kết quả và có các biện pháp bảo vệ sớm, giảm thiểu rủi ro cho bé. Trong trường hợp đặc biệt như trẻ sinh non, trẻ cần nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch hoặc cần truyền máu thì sàng lọc máu gót chân sẽ theo chỉ định của bác sĩ sơ sinh.

Nếu kết quả sàng lọc cho thấy có vấn đề, bố mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn để biết rõ về tình trạng và hướng dẫn các bước tiếp theo để chẩn đoán, điều trị hoặc phòng ngừa.

Trong một số rất ít trường hợp, xét nghiệm lấy máu gót chân có thể không được thực hiện ví dụ như vùng lấy mẫu bị chấn thương, phù nề, nhiễm trùng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm lấy máu gót chân. Qua việc thực hiện xét nghiệm này, các bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn trong trẻ sơ sinh. Việc thực hiện xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật cho trẻ nhỏ.

Sau sinh bao lâu thì lấy máu gót chân cho bé?

Thông thường, xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện trong khoảng từ 48-72 giờ sau sinh. Tuy nhiên, bé vẫn có thể thực hiện xét nghiệm này trong vòng 1 tuần sau sinh nhưng mẹ vẫn nên cho bé làm sớm nhất có thể để sớm có kết quả và có biện pháp điều trị phù hợp nếu bé mắc bệnh.

Xét nghiệm máu gót chân cho bé để làm gì?

Xét nghiệm lấy máu gót chân có thể phát hiện bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng cơ thể trẻ không tự sản xuất hoặc sản xuất hormone tuyến giáp không đủ. Trong khi đó hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và cơ thể trẻ từ lúc sinh ra cho đến tuổi trưởng thành.

Kết quả xét nghiệm lấy máu gót chân bao lâu có kết quả?

Sau khi làm xét nghiệm, kết quả sẽ trả về trong vòng 24 - 72 giờ.

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?

Giá xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Do đây là một phương pháp hiện đại và mới được triển khai trong những năm gần đây nên chi phí khá cao, dao động trên dưới 300.000 - 2.000.000 VNĐ tuỳ số lượng bệnh cần sàng lọc.

Chủ Đề