Làm sao để không bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác

Một lời dặn dò từ xa xưa của Lão Tử, đến nay vẫn đúng: "Quan tâm đến sự chấp thuận của mọi người, bạn chẳng khác nào tù nhân của họ". Nỗi sợ hãi của chúng ta về những gì người khác nghĩ đã bị thổi phồng quá mức.

  • Đối xử tốt với người khác và họ sẽ đối xử tốt với bạn: Chuyện viển vông mà những người trải đời ai cũng thấm thía
  • Có phải những người hay tọc mạch vào cuộc sống của người khác luôn cho rằng mình làm đúng? Câu trả lời sẽ khiến bạn vỡ lẽ ra nhiều điều
  • Từ chối sự quan tâm của người khác là tâm lý gì? Câu trả lời sẽ khiến bạn phải nhìn lại bản thân và hy vọng mình không như thế

Một người bạn của tôi từng khuyên rằng: "Nếu không mời ai đó vào nhà thì cũng đừng để họ trong tâm trí bạn làm gì". Nhưng mà nói thì lúc nào cũng dễ hơn làm.

Xu hướng của các trang mạng xã hội đã khiến tôi và bạn, cùng nhiều người nữa, vô cùng quan tâm đến suy nghĩ, ý kiến của người khác về những gì mình đăng tải. Dần dần, nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, khi làm gì cũng sợ bị soi mói, dòm ngó, bình phẩm. Đáng nói hơn, đôi lúc cảm giác hạnh phúc của chúng ta còn có cả sự tán thành của người khác nữa.

Nhà Khắc kỷ La Mã Marcus Aurelius từng nhận xét gần 2.000 năm trước: "Tất cả chúng ta đềuyêu bản thân mình hơn, nhưng lại quan tâm đến ý kiến của người khác hơn là của mình", dù là bạn hay là thù, chúng ta cũng đều để ý.

Đó là một lẽ tự nhiên ở đời, sẽ vô hại nếu thỉnh thoảng tâm lý này xuất hiện. Như triết gia Richard Foley từng lập luận, đôi khi tâm trí bạn bị bão hòa và lúc có một ý kiến tương tự của người khác xuất hiện, bạn cũng dễ tin tưởng vào ý của họ, cho dù bạn muốn hay không.

Nhưng trong trường hợp xấu nhất, khi nỗi lo lắng về sự chấp thuận của người khác đã trở thành một sự sợ hãi trong bạn, nó gây ra một tình trạng tâm lý gọi là "allodoxaphobia".

Dù đây không phải là một căn bệnh tâm lý cần chữa trị nhưng lo lắng về ý kiến của người khác làm giảm năng lượng làm việc của bạn để làm những việc bình thường nhất, ví dụ như đưa ra quyết định.

  • Đừng trở thành người "có lớn mà không có khôn", muốn thành công thì hãy thay đổi nếu bạn đang sống như 2 kiểu này

Nghiên cứu từ năm 2013 cho thấy rằng mối quan tâm về ý kiến của người khác có thể làm giảm khả năng hành động của một người. Khi bạn đang suy nghĩ mình nên làm gì, ví dụ như có nên phát biểu hay không thì một mạng lưới trong não có tên "hệ thống ức chế hành vi" [BIS] được kích hoạt một cách tự nhiên, cho phép bạn đánh giá tình huống và quyết định cách hành động.

Khi bạn có đủ nhận thức về tình huống, BIS sẽ ngừng và "hệ thống kích hoạt hành vi" [BAS], tập trung vào phần thưởng, bắt đầu hoạt động. Do đó, khi bạn nhận thấy mình luôn không dám làm điều mà bản thân khao khát, điều đó có thể cho thấy rằng bạn đang bị ảnh hưởng quá mức bởi mối quan tâm về những gì người khác nghĩ.

Một lý do khiến chúng ta sợ hãi ý kiến của người khác là bởi vì những đánh giá tiêu cực của họ có thể khiến bạn xấu hổ, nó như cảm giác bị xem là không có giá trị, năng lực kém. Tệ hơn, nó khiến chúng ta cảm thấy bản thân mình thực sự tệ như lời họ nhận xét.

Có thể thấy, việc quá quan tâm đến ý kiến của người khác về mình là điều đương nhiên, khó có thể tránh khỏi. Nhưng việc bạn có thể làm đó chính là học cách để những ý kiến đó ít ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và tôi khuyên bạn nên thực hiện 3 điều sau:

Nhắc nhở bản thân: Không ai quan tâm đâu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta luôn đánh giá quá cao mức độ mà mọi người nghĩ về mình cũng như những thất bại, dẫn đến việc chúng ta bị ức chế quá mức, chất lượng cuộc sống cũng kém hơn.

Vậy nên, một bí quyết để bạn ít bị ảnh hưởng bởi những ý kiến đó chính là tự nhắc nhở bản thân những lời nói đó chẳng có giá trị và cũng chẳng ai quan tâm đến bạn đâu. Ai cũng có cuộc sống riêng đầy bận rộn và chẳng ai rảnh rỗi đến mức soi mói từng việc nhỏ bạn làm mỗi ngày đâu.

Yên tâm rằng những người xung quanh bạn ít nhiều cũng làm như thế để ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác.

Không việc gì phải xấu hổ

Nỗi sợ xấu hổ thường là lí do chính khiến bạn quan tâm quá mức đến ý kiến của người khác. Vậy nên giải pháp chính là hãy dũng cảm đối mặt trực tiếp với sự xấu hổ của mình. Đôi khi, xấu hổ một chút cũng không sao đâu, chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn cả.

Một điều khác bạn cần hiểu là những gì người khác nghĩ về bạn có thật sự quan trọng? Câu trả lời: Đó chỉ là thứ yếu thôi, quan trọng nhất vẫn là bạn thực sự cần gì và muốn gì. Vậy nên, để quyết định cuộc sống trong tương lai, hãy bỏ ngoài tai những lời đánh giá và sống cho đích đến của mình thôi.

Ngừng phán xét người khác

"Ai phán xét người khác thì họ đã tự đào hố chôn mình", Đức Phật từng nói như thế. Đánh giá người khác nghĩa là bạn đồng ý rằng ở đời này, mọi người có thể đánh giá nhau một cách bình thường. Nó cũng đồng nghĩa rằng bạn ngầm chấp thuận, cho phép người khác đánh giá mình.

Do đó, cách để giải thoát bản thân khỏi quan điểm này chính là ngừng phán xét người khác. Đôi khi bạn vô tình làm vậy thì hãy tự nhắc nhở bản thân rằng mình đã sai. Bạn có thể luyện tập từ những việc nhỏ nhất nhé, ví dụ như khi trời mưa, thay vì nói: "Cơn mưa lớn phát khiếp", hãy nói: "Trời đang mưa"; thay vì nghĩ: "Mấy đứa quẹo mà không bật đèn tín hiệu là mấy đứa không ra gì", bạn hãy nghĩ: "Chắc hắn ta đang vội gì đó".

Có thể sẽ khó khăn với bạn trong thời gian đầu nhưng dần dần, bạn sẽ quen với lối tư duy mới mà thôi.

Đừng trở thành người "có lớn mà không có khôn", muốn thành công thì hãy thay đổi nếu bạn đang sống như 2 kiểu này

Video liên quan

Chủ Đề