Kinh nghiệm làm hợp đồng cho thuê đất

Khi cho thuê mặt bằng kinh doanh, lập hợp đồng là điều vô cùng cần thiết. Với những ai thiếu kinh nghiệm chắc chắn quá trình lập hợp đồng sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. Do đó, để hiểu hơn về loại hợp đồng này cũng như một số điểm cần phải lưu ý, đừng bỏ qua những chia sẻ sau đây nhé.

Sự cần thiết của hợp đồng cho thuê mặt bằng

Trong bất kỳ giao dịch dân sự nào, việc lập hợp đồng là điều vô cùng cần thiết. Khi cho thuê mặt bằng kinh doanh cũng thế. Hợp đồng cho thuê mặt bằng là sợi dây ràng buộc giữa hai bên, giữa bên thuê và bên cho thuê với những quyền lợi và nghĩa vụ do hai bên thỏa thuận.

Hợp đồng kinh doanh là thứ vô cùng quan trọng trong quá trình mua bán mặt bằng

Đối với bên thuê, hợp đồng là minh chứng để chủ mặt bằng cam kết thực hiện đúng những thỏa thuận, điều kiện mà hai bên đã ký kết. Khi đã ký hợp đồng, chủ nhà sẽ không thể nào tăng giá cho thuê bất ngờ hay tăng giá không đúng như lộ trình hai bên thỏa thuận, cam kết.

Đối với bên cho thuê tức là chủ mặt bằng, hợp đồng cũng là căn cứ để bên thuê thực hiện các điều khoản về thanh toán, bảo quản, thuê mặt bằng trong thời gian hợp đồng còn giá trị. Chủ mặt bằng sẽ chẳng còn phải lo lắng vì khách thuê sẽ không thể nào bỗng dưng ngừng hợp đồng, không thuê nữa hay chậm trễ thanh toán…

Như vậy, hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh là văn bản vừa ràng buộc vừa bảo vệ quyền lơi của cả hai bên. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao loại hợp đồng này lại đóng vai trò quan trọng như vậy rồi chứ?

Một số điều cần lưu ý trong hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh

Hợp đồng phải đầy đủ các thông tin

Thông tin là điều không thể thiếu được trong các bản hợp đồng.Thông thường, trong các hợp đồng thuê mặt bằng các thông tin cá nhân của người thuê và người cho thuê phải được liệt kê đầy đủ.

Bên cạnh đó, bạn cũng không thể không đề cập tới các vấn đề khác như diện tích của mặt bằng, giá thuê là bao nhiêu, bên thuê phải đặt cọc bao nhiêu tháng hay hình thức thanh toán như thế nào….Địa chỉ thường trú của hai bên…

Hợp đồng càng rõ ràng, chi tiết càng tốt

Khi làm hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh, hãy cố gắng viết thật chi tiết và cụ thể. Vì hợp đồng là văn bản liên quan tới pháp lý nên nếu có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra đây sẽ là căn cứ để giải quyết cho đôi bên.

Đặc biệt, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan là vấn đề quan trọng nhất cần được chi tiết và cụ thể hóa. Các cam kết và ràng buộc giữa hai bên là vấn đề cũng không thể nào bỏ qua. Trong phần này, bạn còn phải liệt kê các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ, tình trạng…của mặt bằng trước khi cho thuê cũng như các yêu cầu, các vấn đề về tu sửa cửa hàng khi có sự cố…

Hợp đồng phải có sự minh bạch về pháp lý cũng như các yếu tố liên quan để đảm bảo

Đừng làm qua loa kẻo quyền lợi của chính bản thân bạn sẽ bị ảnh hưởng đấy.

Hợp đồng phải lập thành 2 bản có giá trị như nhau

Tùy theo từng loại hợp đồng mà chúng ta sẽ quyết định số chính có giá trị như nhau. Trong trường hợp cho thuê mặt bằng kinh doanh, mỗi hợp đồng sẽ được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.

Mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ giữ một bản. Nếu bạn muốn có căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho mình hãy giữ gìn cẩn thận bản hợp đồng này nhé.

Nếu không có kinh nghiệm hãy nhờ tới luật sư

Hãy nhờ cậy đến người thứ 3 để đảm bảo sự chắc chán cho hợp đồng của bạn

Và cuối cùng, nếu bạn không có kinh nghiệm khi lập hợp đồng hoặc bạn không hiểu một vấn đề nào đó liên quan tới các điều khoản được hợp đồng liệt kê hãy tham khảo ý kiến của một luật sư.

Nhiều người cho rằng điều này là thực sự không cần thiết nhưng để đảm bảo quyền lợi cho mình, chẳng có lý do gì bạn lại từ chối sự giúp đỡ này phải không?

Trong quá tình cho thuê mặt bằng kinh doanh sẽ có rất nhiều vấn đề rắc rối phát sinh. Chính vì thế việc lập hợp đồng cho thuê là điều thực sự cần thiết. Nếu bạn đang có ý định cho thuê mặt bằng hay đang trong quá trình soạn thảo một hợp đồng để cho thuê mặt bằng hãy tham khảo những chia sẻ mà chúng tôi vừa đề cập để có được một bản hợp đồng tốt nhất, hợp lý nhất nhé.

Thanh Bình – Mogi.vn

Do nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được nhà nước giao đất. Do đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất thường lựa chọn tham gia vào quan hệ hợp đồng thuê đất. Ở Việt Nam, đất là một loại tài sản đặc biệt nên các hợp đồng thuê đất cần có sự chặt chẽ và có một số điểm khác so với các loại hợp đồng khác. Để có thể soạn thảo được một hợp đồng cho thuê đất đúng pháp luật và có lợi cho các bên thì Công ty luật Việt An xin tư vấn cho quý khách hàng quan tâm về cách thức soạn thảo hợp đồng cho thuê đất như sau:

Căn cứ pháp lý [luật điều chỉnh]

Đây là một phần quan trong trong một hợp đồng vì phần này chỉ ra các văn bản pháp luật để điều chỉnh các điều trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên và cũng là luật áp dụng khi có tranh chấp xảy ra.

Theo đó, đối với hợp đồng thuê đất, căn cứ pháp lý thường bao gồm:

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Luật đất đai năm 2013;

– Luật kinh doanh bất động sản năm 2014;

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều khoản của Luật đất đai

– Các văn bản đi kèm của các bên tham gia hợp đồng.

Hình thức hợp đồng

Hợp đồng cho thuê đất phải lập thành văn bản. Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì hợp đồng cho thuê đất [hay còn gọi là hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất] không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà tùy theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng.

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng

Hợp đồng thuê đất là một loại hợp đồng dân sự nên các bên tham gia hợp đồng được quyền tự do thỏa thuận các điều khoản nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh. Thông thường, một hợp đồng thuê đất thường có những điều khoản cơ bản như sau:

  1. Thông tin các bên tham gia hợp đồng: Thông tin các bên thường bao gồm các yếu tố: Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của các bên.
  2. Chi tiết về đất cho thuê: Trong điều khoản này, các bên phải ghi rõ các thông tin gắn liền với đất cho thuê như: địa chỉ, diện tích, tình trạng đất, loại đất, mục địch sử dụng đất,…
  3. Thời hạn thuê đấ và thời gian giao đấtt: Thời hạn thuê đất do các bên thỏa thuận và ghi rõ trong điều khoản này về thời gian bắt đầu cho thuê và thời hạn thuê [hoặc thời gian kết thuc thuê đất]. Các bên cũng quy định cụ thể thời gian dự định giao đất cho bên thuê, thời gian giao đất có thể trùng với thời gian bắt đầu thuê đất

Lưu ý: Thời hạn thuê đất là không quá 50 năm, trường hợp đặc biệt theo khoản 3 Điều 126 Luật đất đai thì là không quá 70 năm.

  1. Gía tiền thuê, thời hạn và phương thức thành toán tiền thuê: Hai bên thỏa thuận giá tiền thuê đất, thời hạn thành toán [một lần cho toàn bộ thời gian thuê hoặc trả tiền thuê hàng năm], thời gian thanh toán [ghi rõ ngày tháng năm], phương thức thành toán [tiền mặt hoặc chuyển khoản]…
  2. Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ của các bên tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật Dân sự, pháp luật Đất đai và không trái với pháp luật khác có liên quan.
  3. Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Ghi rõ ngày, tháng, năm
  4. Các thỏa thuận khác: Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác liên quan nhưng không được trái với pháp luật như:

– Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;

– Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;

– Thỏa thuận về tài sản khác gắn liền với đất cho thuê;

– Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;

– Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;

– Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.

Lưu ý:

– Chủ thể cho thuê phải là chủ sử dụng của mảnh đất và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Cần lưu ý về nhóm người sử dụng đất tham gia ký Hợp đồng phải là tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự. Đây là quy định rất quan trọng để bảo đảm Hợp đồng có hiệu lực nhưng không hay được chú ý tới.

– Chủ thể tham gia hợp đồng là tổ chức thì người ký phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Có nhiều trường hợp trên thực tế xác định sai người đại diện mà dẫ tới hợp đồng vô hiệu.

Trên đây là tư vấn của Công ty luật Việt An, Quý khách hàng quan tâm có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý về tư vấn hợp đồng của Công ty:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến các điều khoản trong các loại hợp đồng của doanh nghiệp;
  • Tham gia đàm phán hợp đồng,
  • Tư vấn và tham gia các giai đoạn thương thảo để thực hiện ký kết hợp đồng cùng doanh nghiệp;
  • Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp tư vấn tối ưu cho việc soạn thảo và ký kết hợp đồng, đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và cân bằng được lợi ích của các bên trong hợp đồng;
  • Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng của doanh nghiệp với các đối tác theo các yêu cầu của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật;
  • Soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các quy định của pháp luật về hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Tư vấn, giải thích nội dung liên quan đến hợp đồng cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến hợp đồng của doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề