Kiểm tra thông tin nguồn máy tính

Bạn đang sử dụng máy tính nhưng không biết rõ thông số và tình trạng hoạt động của những phần cứng. Khi đó, bạn cần sử dụng một số phần mềm giúp hỗ trợ điều này. Trong bài viết này, Infotechz sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra nguồn máy tính bằng phần mềm.

Có thể kiểm tra nguồn máy tính bằng phần mềm

Nguồn máy tính là một trong những linh kiện quan trọng nhất trong máy tính của bạn. Tuy nhiên việc thực hiện kiểm tra nguồn máy tính có thể được hay không thì tôi xin khẳng định là khó để kiểm tra trực tiếp. Như vậy, việc kiểm tra bằng phần mềm diễn ra theo phương pháp gián tiếp.

Kiểm tra nguồn máy tính bằng phần mềm

Tức bạn sẽ xem các thông số nguồn tiêu thụ của vga, cpu, ram,… từ đó có thể tính ra được công suất tiêu thụ và sức khỏe nguồn của bạn như thế nào.

Nguồn máy tính hay còn gọi là [PGU] là một linh kiện giúp cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống máy tính hoạt động. Thông thường khi mua nguồn máy tính bạn nên chọn theo công suất và hãng máy uy tín, chất lượng.

Tùy vào các linh kiện sử dụng mà bạn nên sử dụng các nguồn có công suất khác nhau. Nguồn sử dụng qua thời gian quá lâu sẽ bị yếu, không cấp đủ nguồn hoặc có thể bị chết nguồn.

Để có thể dễ dàng kiếm tra được nguồn chết, thông thường bạn phải gỡ bỏ bộ nguồn ra và test vật lý. Tức sử dụng phương pháp kiểm tra bằng dòng điện.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn kiểm tra chất lượng ổn định của nguồn thì bạn nên kiểm tra bằng cách phần mềm kiểm tra phần cứng. Trong thông số của đều có ghi rõ mức tiêu thụ điện năng [W], từ đó dễ dàng giúp đánh giá chất lượng của bộ nguồn.

>> Xem thêm: 2 cách lặp lại tiêu đề trong word 2010 đơn giản nhất

Phần mềm kiểm tra phần cứng máy tính

Phần mềm kiểm tra phần cứng máy tính tốt nhất hiện nay là phần mềm CPUID HWMonitor. Đây được xem là phần mềm nên sử dụng để kiểm tra thông số phần cứng. Mà đặc biệt quan trọng nhất là công suất sử dụng của các linh kiện.

Phần mềm kiểm tra phần cứng máy tính CPUID HWMonitor

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xem dữ liệu mà CPUID HWMonitor báo cáo. Từ đó bạn sẽ dễ dàng có thể biết được lượng tiêu thụ điện năng của nguồn như thế nào.

Tải và cài đặt phần mềm CPUID HWMonitor

Đầu tiên các bạn vào đường dẫn: //www.cpuid.com/softwares/hwmonitor.html để download phần mềm về máy tính về cài đặt.

Các bạn lưu ý nên download bản Setup để không tốn thời gian để giải nén nhé. Sau khi tải về các bạn mở file này và cài đặt bình thường theo những phần mềm khác thôi.

>> Xem thêm: Hướng dẫn 2 cách tải file từ Google Drive về máy tính nhanh nhất

Cách xem thông số phần cứng bằng CPUID HWMonitor

Sau khi đã tải và cài đặt CPUID HWMonitor về máy, bạn thực hiện mở phần mềm lên sẽ có hiện thông số như hình dưới đây.

Phần mềm kiểm tra phần cứng CPUID HWMonitor

Các thông số trên được mô tả chi tiết như sau:

  • Đầu tiên phần mềm sẽ hiển thị chi tiết của main bạn đang sử dụng [có tên main]. Trong đó sẽ bao gồm nhiệt độ CPU, nhiệt độ main,…
  • Tiếp theo phần mềm sẽ hiển thị tên CPU mà bạn đang sử dụng. Trong hình trên CPU đang sử dụng là Intel I3. Trong phần này sẽ có nhiệt độ, công suất. Cái bạn cần quan tâm ở đây chính là công suất [W] của CPU để đánh giá tình trạng nguồn.
  • Tiếp theo phần mềm sẽ hiển thị thông số ổ đĩa
  • Cuối cùng là cái khá quan trọng, chính là chiếc VGA. Trong phần VGA cũng tương tự sẽ có nhiệt độ VGA và công suất của VGA.

Như vậy, thông qua phần mềm này mà bạn có thể dễ dàng biết được các thông số của phần cứng máy tính.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm hiểu và xem công suất tiêu thụ của các linh kiện đối với bộ nguồn đang sử dụng. Từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra nguồn máy tính bằng phần mềm một cách đơn giản.

Bạn đang thắc mắc làm thế nào để kiểm tra được nguồn của máy tính đang chạy bao nhiêu W, và không biết nguồn máy có đủ tải không. Hôm nay Tin nhanh Plus sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nguồn máy tính bao nhiêu W nhanh nhất.

1.Tháo vỏ máy ra để kiểm tra

Để có thể kiểm tra chính xác xem nguồn máy tính của bạn bao nhiêu W, thì bạn nên tháo vỏ máy tính ra để xem thông số chi tiết. Việc tháo vỏ máy tính rất đơn giản, hầu như ai cũng có thể làm được.

Sau khi bạn đã tháo vỏ máy tính ra, bạn cần quan sát tem dán trên nguồn máy tính, hầu hết ở trên các mặt cạnh bên của nguồn máy tính đều được ghi đầy đủ các thông số như: Nguồn của hàng nào, thời gian bảo hành, công suất W [watts].

Cách kiểm tra nguồn máy tính bao nhiêu W bằng tem dán trên nguồn

Nếu trong trường hợp, thông số trên nguồn máy tính của bạn bị mờ, hoặc không ghi công suất W, thì bạn có thể tìm kiếm trên Google bằng cách “Tên hãng + Model“. Tại đây hãng sản xuất nguồn máy tính của bạn sẽ hiển thị đầy đủ công suất W, mức độ chịu tải, thời gian bảo hành…

>> Xem thêm: Cách xem Product Key của Win 10, Win 11

2. Xem thông số W trên vỏ hộp

Khi bạn mua nguồn máy tính, thông thường trên vỏ hộp của máy tính sẽ được in đầy đủ thông tin chi tiết của nguồn, mức độ có thể chịu tải, công suất thực tế. Để tính công suất W thì bạn có thể làm theo phép tính sau:

Công suất [W]= Dòng điện [V] x Cường độ dòng diện [A] -> [W = V x A].

Ví dụ: Nguồn dòng điện là 12V, cường độ dòng điện là 70.8A. Thì ta sẽ làm như sau: 12×70.8=850W. Như vậy bộ nguồn này sẽ có công suất 850W.

Bạn có thể xem công suất W của nguồn máy tính trên vỏ hộp

Ngoài ra, nguồn máy tính còn cung cấp dòng điện từ 3 – 5V cho quạt tản nhiệt và USB… Còn lại Main, CPU, RAM, SSD sẽ chạy nguồn điện là 12V. Để biết chính xác xem nguồn có đủ tải hay không, thì bạn cần chú ý đến dòng điện mà máy tính của bạn cần sử dụng là bao nhiêu, từ đó bạn có thể biết được mình nên chọn bộ nguồn nào cho hợp lý nhất.

3. Kiểm tra trên hóa đơn mua hàng

Thông thường, trên hóa đơn khi xuất hàng, cửa hàng sẽ ghi đầy đủ tên hãng sản xuất nguồn, thông số công suất, giá bán, thời gian bảo hành…

Do đó, bạn có thể xem công suất W của nguồn máy tính ngay trên hóa đơn mua hàng, ngoài ra bạn cũng có thể gọi điện trực tiếp cho người bán, để có thể nắm rõ chi tiết công suất thực tế của nguồn mà mình đã mua.

>> Xem thêm: Chuyển ngôn ngữ trong Win 10, Win 11

Phần mềm kiểm tra nguồn máy tính bao nhiêu W

Thực tế, không có phần mềm nào có thể thống kê được công suất thực tế của nguồn máy tính. Do đó, bạn sẽ không thể kiểm tra công suất W bằng phần mềm được, mà bạn chỉ có thể kiểm tra trên vỏ hộp, tem dán trên nguồn….

Những phần mềm như CPU Z chỉ có thể thống kê được những thông số về Chip, CPU, RAM, ổ cứng, VGA… Còn đối với thông số về nguồn máy tính thì phần mềm CPU Z sẽ không thể thống kê được, kể cả với những phần mềm kiểm tra máy tính khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm CPU Z để kiểm tra công suất W của CPU trên máy tính của bạn, phần mềm CPU Z có hỗ trợ thống kê công suất thực tế mà CPU của bạn đang sử dụng là bao nhiêu.

Đây là thông số máy tính của mình, như bạn đã thấy thì máy tính của mình sử dụng chip Core i5 đầu 4, công suất thực tế mà CPU máy tính của mình sử dụng là 84W, dòng điện dao động trong khoảng từ 0.7 -1V.

Nên sử dụng nguồn máy tính bao nhiêu W

  • Nguồn máy tính 300 – 350W: Dành cho máy tính sử dụng CPU lõi đơn, 1 thanh RAM, 1 – 2 ổ cứng, đồ họa tích hợp
  • Nguồn máy tính 350 – 450W: Dành cho máy tính sử dụng CPU lõi kép, 2 thanh RAM, 2 ổ cứng, Card đồ họa thấp
  • Nguồn máy tính 500 – 550W: Dành cho máy tính sử dụng CPU lõi tứ, 2 – 4 thanh RAM, 2 – 4 ổ cứng, Card đồ họa tầm trung
  • Nguồn máy tính 600 – 750W: Dành cho máy tính sử dụng CPU lõi tứ, 4 thanh ram, 4 ổ cứng, Card đồ họa tầm cao
  • Nguồn máy tính 750W – 850W: Dành cho máy tính sử dụng 2 CPU, sử dụng nhiều card đồ họa

Kết luận: Trên đây là toàn bộ những cách kiểm tra nguồn máy tính bao nhiêu w mà mình vừa giới thiệu đến bạn. Mình hy vọng qua cách chia sẻ này, bạn có thể dễ dàng kiểm tra được công suất nguồn máy tính của mình.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề