Kịch bản tiểu phẩm về gia đình văn hóa năm 2024

Hội thi Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững” tỉnh Kiên Giang lần thứ III - 2020 khép lại hơn nữa tháng qua nhưng dư âm vẫn còn đọng lại trong lòng người xem. Ấn tượng nhất mà các thành viên câu lạc bộ để lại trong phần thi tiểu phẩm là những câu chuyện rất gần gũi với cuộc sống đời thường, được thể hiện đầy kịch tính, xúc động và truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về xây dựng gia đình hạnh phúc.

Tiểu phẩm “Câu chuyện gia đình tôi” - huyện Hòn Đất

Tiếp nối thành công của Hội thi Câu lạc bộ [CLB] “Gia đình phát triển bền vững” của những năm trước, Hội thi CLB “Gia đình phát triển bền vững” lần thứ III có nhiều thay đổi, năm nay không có phần thi xử lý tình huống, vì vậy, các đơn vị có nhiều thời gian tập trung đầu tư cho phần thi hết sức sinh động và hấp dẫn chính là phần thi Tự giới thiệu - Tiểu phẩm. Ở phần thi Tự giới thiệu, các đội đều quan tâm đầu tư rất nhiều từ khâu dàn dựng, lồng ghép các hình thức sân khấu hóa, các loại hình nghệ thuật như ca múa, nhạc, hò, vè, các điệu lý, bài bản tài tử - cải lương để giới thiệu sinh động, ngắn gọn về đội thi, phương thức, hiệu quả hoạt động của CLB, vẻ đẹp của quê hương và nét đặc trưng của địa phương, về mục đích, ý nghĩa của Hội thi, được Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và khán giả đánh giá cao. Phần thi Tiểu phẩm năm nay, nhiều đơn vị có sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư, dàn dựng kỹ lưỡng từ đạo cụ, trang phục, hóa trang khá phù hợp với nhân vật của mình. Nhiều diễn viên tuy không chuyên nghiệp nhưng diễn khá xuất sắc, gây xúc động đối với người xem, tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu, làm nổi bật được chủ đề tư tưởng. Các đơn vị đã sử dụng đa dạng, phong phú cách thể hiện, sáng tạo, kết hợp ba phương thức: cổ động trực quan, tuyên truyền miệng, kết hợp văn nghệ, cuốn hút người xem như: thành phố Rạch Giá, huyện Giồng Riềng, Giang Thành, Vĩnh Thuận, Hòn Đất…

Nhiều tiểu phẩm còn lấy được nước mắt người xem thông qua những câu chuyện vẫn đang diễn ra trong mỗi gia đình trong cuộc sống hiện đại. Đó là vấn đề hiếu thảo với cha mẹ, trách nhiệm của con cháu đối với đấng sinh thành, chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi vốn là truyền thống quý báu của dân tộc, truyền thống của gia đình Việt Nam nhưng đang bị mai một, tác động bởi lối sống thực dụng, đề cao lợi ích cá nhân trong giới trẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống của các thành viên trong gia đình được các đơn vị thể hiện rất xúc động trong các tiểu phẩm như: “Gia tài của mẹ” [huyện Châu Thành]; “Người mẹ điên” [huyện Phú Quốc]; “Ruột để ra, da để vào” [huyện Kiên Lương]. Trong cuộc sống hiện đại, vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đang là nỗi băn khoăn của mỗi gia đình, khi công nghệ số len lỏi vào từng góc phố, từng gia đình. Bên cạnh sự tiện nghi, lợi ích thì mặt trái của nó cũng phần nào ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, sản sinh ra những xung đột, mẫu thuẫn không đáng tiếc giữa các thế hệ được thể hiện tinh tế trong các tiểu phẩm: “Cháu nội của tôi” [thành phố Hà Tiên]; “Nếu như” [thành phố Rạch Giá]. Nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc xây dựng gia đình hạnh phúc, chỉ lo đến kinh tế, chưa dành nhiều thời gian chăm sóc, bảo vệ và giáo dục các thành viên trong gia đình để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thiếu bền vững của gia đình như: nạn bạo lực gia đình, cờ bạc, rượu chè, các thành viên thiếu nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật, sống buông thả, ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong các gia đình hiện nay như tiểu phẩm “Lỗi tại ai” [huyện Gò Quao]; “Tỉnh giấc mơ say” [huyện An Biên], “Không phải là mơ” [huyện An Minh”; “Đâm bị thóc, thọc bị gạo” [huyện Tân Hiệp] đã gửi đến thông điệp: Những bậc cha mẹ hãy luôn trách nhiệm, quan tâm, thấu hiểu, yêu thương và chia sẻ, hãy nói không với hành vi bạo lực gia đình.

Tiểu phẩm “Gia tài của mẹ” - huyện Châu Thành

Các tiểu phẩm: “Hạnh phúc ở quanh đây” [huyện Kiên Hải]; “Ngày hạnh phúc” [huyện Vĩnh Thuận]; “Cả nhà chung tay” [huyện Giang Thành] cũng gửi đến thông điệp: Mỗi gia đình luôn biết yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm và gắn bó bên nhau thì gia đình mãi hạnh phúc bền vững. Mỗi tiểu phẩm, các đơn vị đã khéo léo đưa ra những cách giải quyết phù hợp, giúp người xem có thêm nhiều kiến thức trong việc vun đắp tình cảm, xây dựng gia đình hạnh phúc. Với cách dàn dựng sinh động, lối diễn chân phương nhưng tròn vai và đồng đều, có chiều sâu, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân vật, đầu tư trang phục, cảnh trí đẹp, hợp lý, hai tiểu phẩm “Con đường hạnh phúc” [huyện Giồng Riềng] và “Câu chuyện gia đình tôi” [huyện Hòn Đất] đạt giải cao nhất hội thi lần này góp phần phê phán tư tưởng ‘trọng nam, khinh nữ” dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình, cần phải nâng cao năng lực, phẩm chất và vai trò người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tiểu phẩm “Con đường hạnh phúc” tuy ít nhân vật nhưng khéo léo lồng ghép giữa hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa và lợi ích xã hội, đề cập đến vấn đề xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc bền vững gắn với đoàn kết xây dựng nông thôn mới.

Tiểu phẩm “Con đường hạnh phúc” - huyện Giồng Riềng

Nhận xét, đánh giá tổng kết hội thi, ông Nguyễn Thiện Cẩn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Trưởng Ban Giám khảo cho rằng: “Hội thi năm nay chất lượng được nâng lên so với năm trước. Các đội dàn dựng, chọn vấn đề phản ánh phù hợp chủ đề giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình, xây dựng câu chuyện thành một tiểu phẩm, hay kịch ngắn, đưa đến người xem một thông điệp rõ ràng, nói lên những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống như nạn bạo lực gia đình, ngược đãi cha mẹ, định kiến về giới, làm cho nhiều gia đình đứng bên bờ vực thẩm. Qua đó, lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều đội đã có sự chuẩn bị khá chu đáo, có bàn tay đạo diễn, nhiều diễn viên diễn khá xuất sắc, gây xúc động người xem. Đạo cụ, trang phục, hóa trang khá phù hợp với kịch bản, với nhân vật của mình”.

Ngày nay tuy cuộc sống có nhiều áp lực, nhưng mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về xây dựng gia đình hạnh phúc, kỹ năng xử lý những mâu thuẫn trong gia đình. Những thông điệp ý nghĩa mà các đơn vị truyền tải trong các tiểu phẩm như: Hãy để tình yêu sưởi ấm ngôi nhà bạn, hãy hành động vì một mái ấm không bạo lực, ba mẹ là tấm gương để con cái noi theo… sẽ được lan tỏa trong cộng đồng và được vận dụng vào cuộc sống trong từng gia đình mỗi người một cách khéo léo bởi gia đình là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, hướng đến

Chủ Đề