Khởi công xây dựng nhà máy 2023

Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công Tổ hợp dự án nhà máy, nhà xưởng cao cấp tại khu vực Đầm Nhà Mạc. [Nguồn: Nongnghiep.vn]

Sáng 1/9, tại Nút giao Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công Tổ hợp dự án nhà máy sản xuất công nghiệp trị giá trên 2.700 tỷ đồng cho chủ đầu tư là Liên danh SHP-Saigontel.

Cụ thể, dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công là Nhà máy điện tử Quảng Yên. Mục tiêu của dự án là sản xuất tai nghe bluetooth không dây; sản xuất loa cho điện thoại di động.

Tổng vốn đầu tư dự án là 1.467,04 tỷ đồng, dự kiến quý 3/2023 sẽ đi vào hoạt động.

Dự án thứ 2 được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là Nhà máy phụ tùng động cơ máy nông nghiệp, với tổng vốn đầu tư 1.248,76 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là sản xuất vòi phun động cơ máy nông nghiệp; dự kiến tháng 3/2024 dự án đi vào hoạt động.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khẳng định trong những năm vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đang quyết tâm, nỗ lực thực hiện chủ trương chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh." Một trong những mục tiêu lớn là duy trì ổn định công nghiệp khai khoáng, chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ, cùng với đó là đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo.

Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công Tổ hợp dự án Nhà máy sản xuất công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hiện nay. Đây là các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đầu tiên tại Khu kinh tế ven biển Quảng Yên do nhà đầu tư trong nước triển khai với quy mô lớn.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá cao tỉnh Quảng Ninh trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, là điểm sáng của cả nước.

Thứ trưởng nhấn mạnh trong những năm qua, Quảng Ninh là một trong các địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả ba đột phát chiến lược; có nhiều giải pháp sáng tạo trong việc huy động nguồn lực đề hoàn thiện hệ thống kết cầu hạ tầng giao thông, đô thị, dịch vụ, du lịch; chú trọng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

[Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư]

Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước phối hợp với các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới như McKinsey, BCG [Mỹ], Nikken Sekkel, Nippon Kole [Nhật Bản] thực hiện lập quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển của tỉnh.

Với 5 khu kinh tế ven biển và cửa khẩu có chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất, Quảng Ninh được coi là điểm đến hấp dẫn, thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư và khởi công Tổ hợp dự án nhà máy sản xuất công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc là tiền đề đề thu hút thêm các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, các dự án đầu tư quy mô lớn, có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường theo đúng định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Liên danh SHP-Saigontel bám sát tình hình thực tế, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, vốn đầu tư, đồng thời nghiên cứu, đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, bảo đảm an toàn, chặt chẽ và đúng pháp luật.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, Ủy ban Nhân dân thị xã Quảng Yên và các sở, ban, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và đồng hành cùng với nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án để đảm bảo tiến độ đề ra./.

Dự án nhà máy sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử và phụ tùng ô tô Juteng có tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỉ đồng tại Khu công nghiệp Hoàng Mai I sẽ được khởi công xây dựng vào ngày 22/9 tới đây.

Một góc khu công nghiệp Hoàng Mai I

Được biết, dự án trên do Tập đoàn quốc tế Ju Teng [Đài Loan] làm chủ đầu tư toạ có tổng diện tích 120ha thuộc Khu công nghiệp Hoàng Mai I [Thị xã Hoàng Mai].

Dự án nhà máy sẽ sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính. Sản xuất các linh kiện kim loại, các sản phẩm từ plastic; Gia công cơ khí; Sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho xe ô tô, xe có động cơ và các sản phẩm cấu kiện khác.

Tổng vốn đầu tư khoảng 4.627 tỉ đồng, tương đương 200 triệu USD, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án là 925,4 tỉ đồng [tương đương 40 triệu USD], chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư; vốn huy động 3.701,6 tỉ đồng, tương đương 160 triệu USD.

Thời gian hoạt động của dự án đến ngày 26/2/2071 kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự kiến, đến tháng 4/2023, nhà máy sẽ sản xuất thử, đến tháng 10/2023 sản xuất chính thức.

Theo UBND tỉnh Nghệ An, tính từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã thu hút được hơn 1,8 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 4 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử và công nghệ, như: Goertek, Everwin, JuTeng, Luxshare ICT với tổng vốn đầu tư gần 1,1 tỷ USD. Lần đầu tiên, trong 8 tháng đầu năm 2022, Nghệ An lọt vào top 10 địa phương thu hút vốn FDI lớn nhất cả nước.

Tại một hội nghị đối thoại với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mới đây, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cho biết, địa phương đang ráo riết chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thu hút làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo đó, đến năm 2025, tỉnh Nghệ An bảo đảm có đủ quỹ đất khu công nghiệp, mặt bằng sạch và hạ tầng đồng bộ, hiện đại với tổng diện tích khoảng 2.000 ha trong Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp để đón nhận nhà đầu tư.

Hiện nay, nhiều dự án cơ sở hạ tầng giao thông kết nối trên địa bàn tỉnh cũng đang được tập trung đầu tư dự án xây dựng Cảng nước sâu Cửa Lò, Dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng Cảng hàng không quốc tế Vinh; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để sớm hoàn thành Dự án đường cao tốc Bắc – Nam.

Nhiều hạ tầng dịch vụ khác như giáo dục, giải trí, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng… cũng được chú trọng đầu tư.

Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, tháo gỡ, cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp khi đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh.

Chủ Đề