Khó khăn khi dạy học sinh dân tộc thiểu số

Khó khăn trong việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

VTV.vn - Do vốn Tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số còn hạn chế, nên các em tiếp thu bài học khá chậm.

Với học sinh người dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai để tiếp thu kiến thức và trao đổi với xã hội một cách thuận lợi hơn. Khi đến trường các em phải làm quen với một ngôn ngữ khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ nên trong quá trình học tập cũng bị ảnh hưởng không ít. Rào cản tiếng Việt đối với học sinh người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên khi tiếp cận chương trình giáo dục quốc gia là vấn đề khiến cho những người làm công tác giáo dục ở vùng cao luôn trăn trở bấy lâu nay.

Với những học sinh ở bậc mầm non chuẩn bị lên lớp 1, vốn Tiếng Việt vẫn còn rất mới mẻ với các em. Chính điều này đã làm cho các giáo viên ở bậc tiểu học gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy. Đây cũng là thực trạng chung ở các địa bàn vùng sâu của tỉnh Gia Lai. Mới đây, tại huyện Kbang, khi ngành giáo dục thực hiện một cuộc khảo sát chất lượng cho hơn 2.000 học sinh tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5 thì có trên 50% không đọc thông, viết thạo. Còn chuyện đọc sai lỗi chính tả, sai dấu thì gần như 100%. Với những học sinh đầu cấp khi đến lớp, nhiều em vẫn còn chưa thông thạo Tiếng Việt nên tiếp thu kiến thức cũng khó khăn hơn.

Mặc dù các trường học đã tăng cường nhiều biện pháp để cải thiện kết quả, song do vốn Tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số còn hạn chế, nên các em tiếp thu bài học khá chậm. Vì vậy, khi thầy, cô giáo giảng bài, các em không hiểu được nghĩa của từ nên mau quên. Vấn đề này cứ kéo dài năm này qua năm khác và chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai bỏ học ngày càng nhiều.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trênTV Online!

Từ khóa:

học sinh dân tộc thiểu số, khu vực Tây Nguyên, học sinh tiểu học, chương trình giáo dục, ngành giáo dục

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó góp phần nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào nơi đây.Và để nhân lên những giá trị nhân văn, ý nghĩa, đồng hành cùng giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, mới đây, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức trao học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn và trao tủ sách thư viện tại huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ.

Tủ sách thư viện mới giúp học sinh vùng dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt trong thời gian tới

Là trường với đa số các em học sinh người dân tộc thiểu số, những năm qua, từ nhiều chương trình khác nhau, Trường Tiểu học Đông Bo, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai đã được đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập và giảng dạy của nhà trường.

Tuy nhiên, thư viện của nhà trường chưa thực sự phong phú và đa dạng, các loại sách và đồ dùng trang thiết bị học tập cho các em học sinh còn hạn chế. Với mục đích hỗ trợ thầy cô giáo và các em học sinh có đủ trang thiết bị phục vụ việc dạy và học, mới đây Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với các doanh nghiệp đã trao tặng nhà trường một tủ sách thư viện. Đây là việc làm ý nghĩa, thiết thực thể hiện sự quan tâm đến thế hệ trẻ, học sinh ở khu vực vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn.

Em Chu Minh Ngọc, lớp 4A,Trường Tiểu học Đông Bo, huyện Võ Nhai cho biết: “Bây giờ có thư viện mới em rất vui, cảm ơn thầy cô, các bác, các chú đã ủng hộ”.

Nằm trong khuôn khổ chương trình “Ươm mầm tri thức năm 2021”, trong đợt này, các nhà tài trợ đã trao tặng 2 huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai 15 tủ sách thư viện cho 15 trường học trên địa bàn. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng trao tặng các phần quà để góp phần xây dựng tủ sách thư viện cho các trường thêm phong phú.

Cũng nhân dịp này, 250 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng đã được trao cho các học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Các phần quà được trao tặng sẽ góp phần giúp các trường và học sinh dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt trong thời gian tới.

Em Hoàng Thanh Trúc, lớp 5A, Học sinh Trường Tiểu học Đông Bo, huyện Võ Nhai chia sẻ cảm xúc: “Con được nhận học bổng con thấy rất vui và cảm ơn các cô chú đã trao học bổng và con sẽ nỗ lực học giỏi”.

Cô giáo Vũ Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Bo, huyện Võ Nhai khẳng định: “Hôm nay được nhận trao tặng, tôi cho rằng đây là những phần quà rất ý nghĩa đối với thầy trò nhà trường. Học sinh sẽ có động lực để học tốt hơn. Thầy trò có sách hay để tiếp tục nỗ lực dạy và học tốt hơn”.

Với những việc làm cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn, cộng thêm sự hỗ trợ kịp thời của các đơn vi, doanh nghiệp, công tác giáo dục và đào tạo nói chung, chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng đang từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cần phải có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để đổi mới, phát triển với tốc độ nhanh hơn, chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn và rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục và đào tạo giữa các vùng trong tỉnh./.

Hồng Hạnh

Giáo dục “vùng cao” gặp khó

Năm học 2018- 2019 toàn tỉnh Gia Lai hiện có 82.477 học sinh DTTS, chiếm 50,5 %. Nhiều năm qua, thực hiện “Đề án tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” đã được triển khai trên toàn tỉnh, nhưng công tác dạy và học vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tại trường Tiểu học Kim Đồng [xã Ia Le, huyện Chư Pưh], trường hiện có 34 lớp với 8 điểm trường, 680/847 học sinh là người đồng bào DTTS, chiếm 83% [gồm nhiều dân tộc như Ê Đê, Jrai, Tày, Nùng,…]. Với đặc thù là trường học đa điểm với 83% là học sinh đồng bào DTTS, thuộc các thành phần dân tộc khác nhau.

Các em học sinh DTTS trước giờ chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ, ít giao tiếp bằng tiếng Việt, nên khả năng đọc, viết, nói bằng tiếng Việt còn hạn chế vậy nên công tác dạy và học còn gặp rất nhiều khó khăn.

Trước thực trạng đó, nhiều năm qua cán bộ giáo viên nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động dạy và học để giúp nâng cao chất lượng tiếng Việt cho các em.

Nhằm nâng cao kĩ năng tiếng Việt, em học sinh thường xuyên đọc sách, báo ngoài giờ tại trường tiểu học Kim Đồng

Tương tự, tại trường tiểu học A Dơk [xã A Dơk, huyện Đăk Đoa] với 755/ 799 học sinh DTTS, chiếm 95% học sinh toàn trường, chủ yếu là đồng bào Ba Na.

Với đặc thù là xã vùng III, vùng đặc biệt khó khăn, tỉ lệ người đồng bào DTTS cao  nên đa số các em học sinh chủ yếu là con em người đồng bào DTTS.

Để giúp các em học sinh người đồng bào DTTS tiếp cận tiếng việt trong giai đoạn chuyển cấp từ mầm non lên cấp 1, nhiều hoạt động dạy và học của giáo viên trong trường đã được triển khai tích cực.

Mặt khác, vẫn còn một bộ phận lớn giáo viên TH- THCS chưa biết tiếng dân tộc thiểu số. Đây cũng là một rào cản lớn trong công tác giảng dạy, sự bất đồng ngôn ngữ thể hiện rõ khi thầy và trò không hiểu nhau, đây cũng là một trong những khó khăn của giáo dục vùng cao.

Nhiều giải pháp được ngành giáo dục đưa ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là tiếng Việt ở vùng cao

Ông Nguyễn Văn Đông [Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT] cho biết: “Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có khoảng 20% giáo viên thành thạo nói và viết được tiếng địa phương, đây cũng là một rào cản lớn trong việc dạy và học của địa bàn. Ngoài ra, vấn đề duy trì sĩ số lớp học cũng là một trong những khó khăn chung của toàn ngành, vì điều kiện kinh tế của người đồng bào rất khó khăn, học sinh thường bỏ học Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu sốnhiều…”.

Tăng cường các giải pháp dạy và học

Môi trường giao tiếp bằng Tiếng Việt bị hạn hẹp chính là rào cản lớn nhất để rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh DTTS. Nắm bắt được những khó khăn đó, nhiều năm qua các trường tiểu học trên địa bàn đã có những chiến lược dạy và học với nhiều hình thức phong phú, phù hợp, tăng sự hứng thú trong học tập cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh người đồng bào DTTS. Trong quá trình dạy, chú ý đến việc phân loại khả năng tiếng Việt của từng em để có phương pháp, nội dung dạy tiếng Việt cho phù hợp.

Thầy Bùi Xuân Tám [Hiệu trưởng Trường tiểu học A Dơk] cho biết: “Xác định tiếng Việt là một học phần rất quan trọng để giúp các em nắm vững kiến thức. Nhiều năm qua, nhà trường đã xây dựng các mô hình đồng thời triển khai dạy và học để nâng cao chất lượng học sinh. Tổ chức học sớm 2 tuần với các em học sinh lớp 1 để tăng cường tiếng việt cho các em.”.

Ttỉnh Gia Lai đang phấn đấu hàng năm có 100% học sinh dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt

“Đồng thời, giảm thời lượng một số bộ môn phụ để tăng thời lượng dạy cho môn tiếng Việt. Vận động cha mẹ học sinh cho các em đến trường để tham gia lớp phụ đạo miễn phí vào buổi chiều.

Tổ chức các cuộc thi giao lưu tiếng việt giữa các khối lớp và chọn ra những học sinh tiêu biểu để tham gia giao lưu tiếng Việt giữa các cụm trường với nhau. Xây dựng thư viện xanh, thư viện góc lớp, tăng đầu sách cho các em học sinh để các em được tiếp xúc với tiếng Việt nhiều hơn.”, thầy Tám cho biết thêm.

Tương tư, Thầy Huỳnh Trọng Cang [Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng] cũng cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức các lớp hội nhập có học sinh người Kinh và các em học sinh DTTS để tăng cường môi trường tiếng Việt. Chúng tôi xác định tiếng Việt là chìa khóa hàng đầu để giúp các em học sinh DTTS phát triển.

Ngoài giờ học chính khóa, các giáo viên trong trường dạy thêm 15 phút đầu giờ, tổ chức dạy thêm  cho các em học sinh vào thứ 7, chủ nhật. Xây dựng thư viện xanh, thư viện góc lớp để các em đọc thêm sách để tăng cường tiếng việt.”.

Theo đó, tỉnh Gia Lai phấn đấu hàng năm có 100% học sinh dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt; 95% học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt cấp tiểu học. Phấn đấu đến năm 2025, 100% học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo chuẩn về chất lượng để học tốt chương trình THCS.

Phạm Hoàng

Video liên quan

Chủ Đề