Khái niệm khám phá khoa học


-



Phát hiện các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết

và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.



-



Hình thành thái độ tích cực đối với MTXQ.



-



Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện

tượng xung quanh. [5, tr.25]

Ý nghĩa của hoạt động KPKH



Cùng với các hoạt động khác, hoạt động KPKH góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

Trước hết hoạt động KPKH góp phần phát triển nhận thức cho trẻ. Qua quá trình KPKH về các

sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ được trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng, điều đó làm thỏa

mãn tính tò mò, lòng ham hiểu biết, kích thích và nuôi dưỡng hứng thú của trẻ, mở cho trẻ cánh

cửa bước vào thế giới rộng lớn hơn. Thông qua hoạt động này trẻ được trực tiếp thao tác, hành

động, hoạt động với đối tượng, trẻ được thử và sai, được sử dụng các giác quan để khám phá nhờ

đó mà các quá trình tâm lí: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng... được rèn

luyện, phát triển. Khi tìm hiểu, KPKH góp phần hình thành ở trẻ những biểu tượng đúng đắn về

các sự vật, hiện tượng xung quanh: tên gọi, đặc điểm, thuộc tính, tính chất, mối liên hệ... Hoạt

động KPKH đặt ra nhiều nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi trẻ phải giải quyết. Trẻ phải suy nghĩ tìm lời

giải đáp, tìm phương án giải quyết, đưa ra dự đoán... Do vậy tính độc lập, chủ động, tích cực, tự

giác, sáng tạo của trẻ phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống kiến thức đúng đắn về môi trường xung

quanh giúp trẻ hoạt động có hiệu quả trong các trò chơi, hoạt động tạo hình, lĩnh hội các biểu

tượng toán sơ đẳngVà chính những kiến thức đơn giản về đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ

và sự phát triển của các sự vật mà trẻ thu nhận được là cơ sở cho những kiến thức khoa học sau

này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông.

Ngoài ra hoạt động KPKH còn góp phần quan trọng vào việc phát triển ngôn ngữ, tình

cảm  xã hội, thẩm mĩ, thể chất cho trẻ.

1.2.1.3. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học



Tác giả Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân định nghĩa: Cho trẻ KPKH chính là việc giáo

viên tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để cho trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện

những điều thú vị về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. [5, tr.17]



21



Theo Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê quan niệm: Tổ chức là làm những gì cần

thiết để một hoạt động nào đó đạt kết quả tốt nhất. [6, tr.989]

Như vậy, thuật ngữ tổ chức có thể được hiểu là sự sắp xếp, bố trí điều kiện,

phương tiện vật chất, những hoạt động của trẻ trong sự điều hành của nhà GD theo yêu

cầu nhiệm vụ đã đề ra nhằm đạt mục tiêu của hoạt động.

Trong phạm vi của đề tài, khái niệm Tổ chức HĐKPKH được xác định là việc

giáo viên sắp xếp môi trường- bày phương tiện vật chất, lên kế hoạch, bố trí thời gian

nhằm tạo điều kiện và hướng dẫn trẻ hoạt động khám phá khoa học một cách tích cực,

hứng thú.

1.2.1.4. Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học



Biện pháp: biện pháp là con đường, cách thức làm việc gì đó. Biện pháp của

giáo viên là cách thức tác động có định hướng của giáo viên nhằm hướng dẫn trẻ hoạt

động theo nhiệm vụ, tình huống giáo dục cụ thể.

Với cách hiểu như vậy, đề tài xác định biện pháp tổ chức hoạt động khám phá

khoa học là cách thức mà giáo viên sắp xếp môi trường  bày phương tiện vật chất,

lên kế hoạch, bố trí thời gian nhằm tạo điều kiện và hướng dẫn trẻ hoạt động khám

phá khoa học một cách tích cực, hứng thú theo nhiệm vụ hình thành kỹ năng nhận

thức thế giới xung quanh.

Để nghiên cứu sử dụng các biện pháp tổ chức khám phá khoa học cho trẻ 5-6

tuổi, đề tài cần phải tìm hiểu đặc điểm đặc trưng của việc tổ chức khám phá khoa học

cho trẻ 5-6 tuổi.

1.2.2. Đặc điểm khám phá khoa học của trẻ mầm non nói chung và trẻ 5  6 tuổi

1.2.2.1. Đặc điểm khám phá khoa học của trẻ mầm non



Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua

tương tác qua lại tích cực giữa trẻ với môi trường vật chất và môi trường xã hội xung

quanh. Chất lượng của hoạt động nhận thức liên quan đến các thái độ nhận thức và

các kĩ năng nhận thức của trẻ. Sự phát triển của quá trình nhận thức phụ thuộc vào sự

trưởng thành của trẻ, vào các kích thích và các trải nghiệm có trong môi trường, vào



22



các vấn đề mà trẻ tiếp xúc trực tiếp trong môi trường và vào các vấn đề do người lớn

tổ chức hướng dẫn. [15, tr.9]

Với trẻ MN nói chung và trẻ 5  6 tuổi nói riêng, thế giới xung quanh rất mới

mẻ, kỳ lạ và trẻ luôn muốn khám phá, tìm hiểu. Cụ thể trong hoạt động khám phá

khoa học, nhận thức của trẻ có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh

Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Ở trẻ,

mức độ đầu tiên của nhu cầu nhận thức là nhu cầu có những ấn tượng từ thế giới bên

ngoài. Điều này biểu hiện ở chỗ, trẻ thích tiếp xúc và khám phá các đối tượng của thế

giới xung quanh. Từ đó, nhu cầu của trẻ phát triển thành tính ham hiểu biết, thể hiện

rõ ở những câu hỏi của trẻ. Trẻ 5  6 tuổi thường đưa ra hàng loạt câu hỏi về một đối

tượng cụ thể nào đó mà trẻ quan tâm. Ví dụ, khi quan tâm con mèo, trẻ sẽ có vô số

thắc mắc như: Mèo con được sinh ra như thế nào? Có bao nhiêu loại mèo khác

nhau? Tại sao mèo hay dùng mũi để ngửi? Vì sao mèo thích liếm lông? Có phải khi

mèo rửa mặt là trời mưa không?.... Mức độ cao hơn của tính ham hiểu biết là hứng

thú nhận thức. Nó được thể hiện ở mong muốn tìm hiểu những điều mới, làm rõ cái

chưa biết về đặc điểm, tính chất, mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau.

Vì vậy, khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, GVMN cần thỏa mãn

nhu cầu nhận thức của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho trẻ tự do tiếp xúc, khám phá

đối tượng; trả lời tất cả những câu hỏi, những thắc mắc của trẻ; tôn trọng hứng thú, ý

kiến và cách khám phá riêng của từng trẻ

Thứ hai, nhận thức của trẻ mang tính trực quan. Trẻ chỉ mới có khả năng nhận

biết được các dấu hiệu bên ngoài của đối tượng. Trẻ dễ dàng tập trung chú ý, ghi nhớ

các đối tượng hấp dẫn, ngộ nghĩnh. Trẻ nhận biết các thuộc tính của đối tượng một

cách chính xác khi được tiếp xúc, khám phá đối tượng bằng tất cả các giác quan [mắt

nhìn, tay sờ, mũi ngửi, miệng nếm, tai nghe]. Ví dụ, trẻ biết chanh chua khi nếm, biết

hoa thơm khi ngửi...

Do đó, để tổ chức tốt các hoạt động khám phá cho trẻ, GVMN không chỉ cho

trẻ nhận biết các đặc điểm bên ngoài của đối tượng mà còn tạo nhiều cơ hội cho trẻ

23



được khám phá các tính chất của đối tượng bằng tất cả các giác quan, cần chú trọng

sử dụng các phương pháp dạy học tích cực [thí nghiệm, trò chơi, giải quyết vấn đề]

để trẻ được tìm hiểu đặc điểm, tính chất, lợi ích, mối liên hệ giữa các sự vật hiện

tượng trong thế giới xung quanh thông qua những hoạt động của chính trẻ.

1.2.2.2. Đặc điểm khám phá khoa học của trẻ 5  6 tuổi



Ở trẻ 5  6 tuổi, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế.

Vào cuối độ tuổi, ở trẻ bắt đầu xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ và những mầm

mống đầu tiên của tư duy logic. Trẻ có thể hiểu được bản chất, mối quan hệ của sự

vật hiện tượng. Trẻ có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu

diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật. Trẻ mẫu giáo lớn

bắt đầu xuất hiện những yếu tố của tư duy logic. Biểu hiện ở chỗ trẻ có khả năng suy

luận dựa vào vốn kinh nghiệm và biểu tượng trong đầu của trẻ rất tốt. Trẻ hay hỏi các

câu hỏi Vì sao?, Từ đâu ra?Trẻ 5  6 tuổi bắt đầu biết phân tích ngầm, suy luận

và sắp xếp theo trình tự logic.

Trẻ có khả năng tổng hợp và khái quát hóa đơn giản những dấu hiệu bên ngoài

khác hay giống nhau, phân hạng, phân nhóm các đối tượng xung quanh. Trẻ có khả

năng vận dụng điều đã biết vào cuộc sống xung quanh sâu và rộng hơn lứa tuổi trước.

Trẻ biết thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình. Trẻ có ý thức đối với hành động

văn hóa và hành vi văn minh trong cuộc sống.

Với những đặc điểm này, trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học

cho trẻ, GVMN cần đặt ra và nâng cao dần những nhiệm vụ nhận thức để trẻ tích cực

suy nghĩ, tìm tòi, giải quyết nhiệm vụ nhận thứcthúc đẩy tư duy của trẻ phát triển.

Chú ý của trẻ 5  6 tuổi đã tập trung và bền vững hơn, ghi nhớ có chủ định được

hoàn thiện dần. Tuy vậy, cho đến cuối độ tuổi các quá trình tâm lý không chủ định

vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động tâm lý của trẻ.

Từ những đặc điểm trên của trẻ 5  6 tuổi khi tổ chức hoạt động khám phá khoa

học cho trẻ, GVMN cần lựa chọn đối tượng xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ,

đưa ra nhiệm vụ nhận thức rõ ràng, cụ thể, sử dụng một số biện pháp, thủ thuật để thu

hút sự chú ý của trẻ. Bên cạnh đó, GVMN cần thường xuyên sử dụng trò chơi, bài

24



tập, hoạt động tạo hìnhđể rèn luyện trí nhớ có chủ định cho trẻ. Đây chính là những

điều kiện cần thiết để hoạt động khám phá khoa học của trẻ mang tính thực chất và

đạt được hiệu quả hơn.

1.2.3. Khái niệm biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5  6

tuổi

1.2.3.1. Hoạt động khám phá khoa học của trẻ 5  6 tuổi



Hoạt động khám phá khoa học của trẻ 5  6 tuổi là một hoạt động nhận thức thế

giới khách quan, là một quá trình diễn ra một loạt hành động có liên quan chặt chẽ

với nhau để khám phá, phát hiện, tác động vào đối tượng cụ thể nhằm chiếm lĩnh tri

thức về thế giới xung quanh một cách phù hợp với trẻ 5  6 tuổi. Trong quá trình đó,

trẻ nhỏ cần phải sử dụng các thao tác quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự

đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định nhằm chiếm lĩnh hệ

thống tri thức mang tính khoa học.

Dựa vào định nghĩa hoạt động, hoạt động khám phá khoa học và phân tích cấu

trúc hoạt động, HĐKPKH cho trẻ 5  6 tuổi có một số đặc điểm sau:

- Trẻ 5  6 tuổi HĐKPKH nhằm lĩnh hội tri thức về sự vật hiện tượng xung

quanh một cách khoa học. Trẻ càng có nhiều biểu tượng [hình ảnh của đối tượngxuất hiện lần một] về sự vật hiện tượng và biểu tượng càng đầy đủ, chính xác [hình

ảnh đối tượng xuất hiện lần hai] thì càng tạo cơ hội phát triển các kỹ năng KPKH liên quan.

- HĐKPKH cho trẻ 5  6 tuổi liên quan đến nhu cầu nhận thức. Vì vậy cần đặt

trẻ vào các tình huống có vấn đề nhận thức [tạo ra sự thiếu thốn về nhận thức- nhu

cầu xuất hiện lần một] và tạo điều kiện cho trẻ nhận ra đối tượng đáp ứng và có cơ

hội sử dụng các kỹ năng KPKH khác nhau để đạt mục đích nhận thức.

- Để thực hiện và đạt được mục đích nhận thức là nhờ biết sử dụng các kỹ năng

KPKH phù hợp.

Với cách hiểu này, việc tổ chức HĐKPKH cho trẻ 5  6 tuổi của GVMN cần

xuất phát từ bản thân nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Bên

cạnh đó HĐKPKH chứa đựng rất nhiều tiềm năng để thoả mãn những nhu cầu của trẻ

như môi trường hoạt động đa dạng, đối tượng hoạt động phong phú, ẩn chứa nhiều

25



điều lạ lẫm, thú vị. Quá trình tổ chức HĐKPKH chính là quá trình GVMN tạo điều

kiện để nhu cầu của trẻ có cơ hội được thỏa mãn [gặp được đối tượng]. Khi gặp đúng

đối tượng, trẻ sẽ bị cuốn hút và tích cực hoạt động.

Như vậy, để tổ chức HĐKPKH cho trẻ được hiệu quả, trước hết giáo viên phải

nắm được đặc điểm nhu cầu, hứng thú của trẻ để chuẩn bị môi trường hoạt động thích

hợp nghĩa là môi trường đó cuốn hút trẻ, làm cho trẻ thích thú từ đó kích thích đứa trẻ

hoạt động. Hoạt động KPKH là phương tiện để trẻ thoả mãn những nhu cầu vì vậy

sau khi đã tạo được môi trường hoạt động thì cần đưa trẻ vào hoạt động một cách

hiệu quả trong môi trường đó  đây là giai đoạn trẻ được cung cấp, mở rộng thêm tri

thức mới, rèn luyện các kỹ năng KPKH và hình thành thái độ tích cực về thế giới

xung quanh.

1.2.3.2. Nội dung hoạt động khám phá khoa học của trẻ 5 - 6 tuổi



Nội dung của hoạt động KPKH của trẻ 5  6 tuổi được thiết kế dựa trên các căn cứ:

đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng; sự phong phú, đa dạng của các sự vật hiện tượng, mối quan

hệ của các sự vật hiện tượng với nhau và với môi trường sống; sự thay đổi và phát triển

của chúng. Giáo viên cần căn cứ vào trình độ, khả năng hứng thú của trẻ và điều kiện hoàn

cảnh của trường để lựa chọn nội dung phù hợp cho trẻ khám phá.

Nội dung của hoạt động KPKH có thể phân loại: Nội dung khám phá môi trường

thiên nhiên gồm động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh, hiện tượng tự nhiên; Nội dung

khám phá thế giới đồ vật gồm đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông; Nội dung khám

phá cuộc sống xã hội gồm bản thân trẻ; trường MN; nghề nghiệp của người lớn; quê

hương, đất nước, văn hóa dân tộc và các hành tinh. [5, tr.3645]

1.2.3.3. Kỹ năng khám phá khoa học của trẻ 5  6 tuổi



Kỹ năng khám phá khoa học là những kỹ năng thuộc về nhóm kỹ năng nhận

thức của trẻ mầm non.

Khi xác định các kĩ năng nhận thức của trẻ mầm non đã có những ý kiến khác

nhau:



26



Trong Đề tài cấp bộ B2001-47-03-TD, tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ [10] đã

xác định các kĩ năng nhận thức cơ bản của trẻ mầm non bao gồm : kĩ năng quan sát,

kĩ năng so sánh, kĩ năng phân loại, kĩ năng đo lường, kĩ năng giao tiếp.

Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Viện Khoa học Giáo dục do Tạ Ngọc

Thanh chủ biên [8] xác định các kĩ năng nhận thức cơ bản của trẻ gồm: kĩ năng quan

sát, kĩ năng so sánh, kĩ năng phân loại, kĩ năng ghi nhớ.

Nhìn chung trẻ em lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đã hình thành

nhiều KNNT, các kĩ năng này hình thành và phát triển trên cơ sở của nhau. Kĩ năng

nhận thức cơ bản là những kĩ năng có thể giúp trẻ tìm hiểu được nhiều loại đối tượng

khác nhau, tác động lên nhiều nội dung hoạt động khác nhau. Tính bền vững của

những kĩ năng nhận thức cơ bản là nền tảng cho việc hình thành những kĩ năng nhận

thức cao hơn như lập luận, suy đoán,Hai quan điểm nêu trên không có gì mâu

thuẫn, khi liệt kê có những kĩ năng không trực tiếp được nêu tên song chúng ta có thể

tìm thấy nó trong những kĩ năng khác, ví dụ kĩ năng so sánh đã bao hàm trong nó cả

kĩ năng phân tích, kĩ năng ghi nhớ. Cách dựa vào độ tuổi để xác định mức độ hình

thành và phát triển KNNT của trẻ cũng chỉ mang tính tương đối bởi mỗi trẻ sẽ có vốn

tri thức, kinh nghiệm sống khác nhau, loại hình thần kinh, tình trạng thể lực khác

nhau. Có thể mới ở tuổi mầm non nhưng nhiều trẻ đã có kĩ năng lập luận, suy đoán

tương đối tốt. Do đó, ngoài những kĩ năng nhận thức cơ bản, trẻ lứa tuổi mẫu giáo

còn có thể thực hiện một số kĩ năng nhận thức bậc trung và bậc cao ở mức đơn giản.

Theo chúng tôi, kĩ năng nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn gồm ba mức độ:

-Những KNNT cơ bản

Kĩ năng quan sát: Trẻ sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về đối tượng

quan sát. Quan sát là kĩ năng nhận thức khoa học cơ bản nhất, chính nhờ quan sát và

qua quan sát chúng ta mới thu nhận thông tin về thế giới xung quanh mình.Tất cả các

cơ quan cảm giác là phượng tiện để não thu nhận thông tin và cho chúng ta mô tả một

vật nào đó. Đây là bước đầu tiên trên con đường thu nhận thông tin để giải quyết vấn

đề vì thế trẻ phải được có nhiều cơ hội quan sát hình dạng, kích thước, các thuộc tính

bề mặt và những đặc điểm khác trong một đối tượng.



27



Kĩ năng so sánh: Trẻ tìm những điểm giống và khác nhau của các đối tượng và

vật thật sau đó dần dần trẻ có thể so sánh, đối chiếu ý tưởng và khái niệm. Khi trẻ có

kĩ năng quan sát thì chúng cũng tự nhiên bắt đầu so sánh và đối chiếu. So sánh làm

quan sát trở nên tinh tế hơn và bước đầu dẫn đến hình thành kĩ năng phân loại. So

sánh giúp củng cố và mở rộng kết quả quan sát, ngoài những đặc điểm thu nhận được

nhờ quan sát thì trẻ có thể phát hiện thêm những đặc tính nhờ so sánh, so sánh không

phải là mục đích mà là phương tiện để phát hiện ra những đặc tính mới của đối tượng,

để làm giàu các liên tưởng

Kĩ năng phân loại: Trẻ biết lựa chọn những vật cùng loại và xếp chúng vào một

nhóm theo những dấu hiệu khác nhau như kích thước, hình dạng, màu sắc, cấu tạo,

công dụng, đặc tínhKhi bắt đầu tập phân loại trẻ thường phân loại 1 lần dựa trên 1

dấu hiệu, khi trẻ tiến bộ dần trong kĩ năng này, chúng ta cần yêu cầu trẻ phân loại

cùng 1 đối tượng nhiều lần theo những dấu hiệu khác nhau. Mặt khác chúng ta không

chỉ nêu ra đặc điểm để trẻ phân loại theo mà cần rèn cho trẻ thao tác ngược lại nghĩa

là tập cho trẻ đặt tên nhóm đã hình thành.

Kĩ năng đo lường: đó là việc mô tả định lượng bằng các đơn vị đo, bao gồm số

lượng, trọng lượng, khoảng cách, thời gian, âm lượng, nhiệt độ; những đại lượng này

có thể đo bằng các đơn vị chuẩn hoặc các đơn vị không chuẩn mà trẻ lựa chọn như:

một vốc, một gang tay, vài bước chânĐo lường thường kéo theo việc xếp các đối

tượng theo trật tự phân hạng như tăng dần hoặc giảm dần của số lượng hay sắc thái.

Kĩ năng giao tiếp: Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con người. Với vai

trò là một KNNT giao tiếp thực hiện việc tiếp thu, trao đổi các ý tưởng, nêu và giải

đáp những thắc mắc, trình bày, hướng dẫn cách thực hiệnnhằm đạt đến kết quả

nhận thức. Để giao tiếp được trẻ phải có sự thu thập thông tin, sắp xếp lại và trình bày

nó theo một logic để người khác hiểu. Phương tiện giao tiếp không chỉ là ngôn ngữ

nói mà còn bằng cử chỉ, tư thế, nét mặt, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình

- Những KNNT bậc trung

Kĩ năng suy luận : Khi trẻ suy luận nghĩa là trẻ đã quan sát hàng loạt hiện tượng,

hệ thống chúng lại và gắn cho chúng một ý nghĩa nào đó. Khi suy luận trẻ nhận ra

quy luật và hiểu rằng qui luật đó sẽ lặp lại ở những tình huống tương tự. Kĩ năng suy

28



luận đòi hỏi một vốn kiến thức nhất định, hợp lý. Nó đòi hỏi trẻ suy ra một điều mà

trẻ chưa nhìn thấy bởi nó chưa xẩy ra hoặc trẻ không quan sát trực tiếp được. Chính

vì vậy kĩ năng này được xếp vào kĩ năng bậc trung, tương đối khó với trẻ mẫu giáo.

Trẻ mẫu giáo lớn có thể được tập với những dạng suy đoán sơ đẳng dựa trên kết quả

quan sát trực quan và có thể kiểm nghiệm được.

Kĩ năng dự đoán: là đưa ra những dự báo hợp lý hoặc ước lượng dựa trên kết

quả quan sát và kinh nghiệm cũng như kiến thức đã có. Dự đoán khác với đoán thử,

đoán mò mà phải dựa trên những kiến thức nhất định đủ để lý giải cho dự đoán của

mình. Dự đoán có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển hiểu biết về

nguyên nhân  kết quả, hiểu biết này sẽ được phát triển và hoàn thiện thông qua

nhiều tình huống để trở thành khả năng nhận biết qui luật và dựa trên qui luật để dự

đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra. Trẻ rất thích những câu hỏi hướng tới dự đoán đơn

giản và sau đó trẻ có thể thực hiện để kiểm nghiệm dự đoán.

- Các KNNT bậc cao

Kĩ năng đặt giả thuyết: Là đưa ra một phát biểu dựa trên kết quả quan sát nhưng

còn cần thực nghiệm kiểm chứng. Mẫu phổ biến nhất của một giả thuyết là

nếu...thì.... Trong nghiên cứu khoa học việc đặt giả thuyết là việc làm quan trọng,

đối với trẻ có thể hiểu đó là những câu hỏi mang tính tìm tòi  điều gì xảy ra nếu...

Kĩ năng kiểm soát các điều kiện tác động: Khi thực hiện hoạt động cần tìm hiểu

và xác định được những yếu tố có thể tác động, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện và

tìm cách khống chế, kiểm soát chúng. Đây là kĩ năng khó vì nó đòi hỏi khả năng quan

sát, bao quát và phân tích tình hình; để làm được việc này chủ thể phải là người có

kiến thức, kinh nghiệm và có khả năng tư duy tốt. Với trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên có

thể giúp trẻ tìm ra những điều kiện tác động và cùng bàn cách kiểm soát.

Như vậy, ở trẻ 5  6 tuổi, nhà giáo dục chủ yếu quan tâm hình thành cho trẻ các

kĩ năng nhận thức cơ bản và một số kĩ năng nhận thức bậc trung phù hợp gồm quan

sát, so sánh, phân loại, suy luận, dự đoán; tập cho trẻ làm quen dần với một số kĩ

năng nhận thức bậc cao ở mức đơn giản như đặt giả thuyết ở dạng nếu ... thì ..., tìm ra

những điều kiện tác động và cùng bàn cách kiểm soát.



29



1.2.3.4. Các giai đoạn hình thành kỹ năng nhận thức



Để hình thành kĩ năng về bất cứ một hành động nào, con người đều cần luyện

tập theo một qui trình. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến về các giai đoạn

hình thành kĩ năng.

+ K.K.Platonop và G.G.Golubev đưa ra 5 giai đoạn hình thành kĩ năng và cũng

là 5 mức độ hình thành kĩ năng:

. Giai đoạn kĩ năng sơ đẳng: con người ý thức được mục đích hành động và tìm

kiếm cách thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và kĩ xảo sinh hoạt đời thường.

Hành động được thực hiện bằng cách thử và sai.

. Giai đoạn 2: biết cách làm nhưng không đầy đủ nghĩa là có hiểu biết về

phương thức hành động, sử dụng được các kĩ xảo đã có nhưng không phải là kĩ xảo

chuyên biệt dành cho hành động này.

. Giai đoạn 3: có những kĩ năng chung nhưng còn mang tính riêng lẻ

. Giai đoạn 4: có kĩ năng phát triển cao, sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và các kĩ

xảo đã có, ý thức được không chỉ mục đích hành động mà còn cả động cơ lựa chọn

cách thức đạt mục đích.

. Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các kĩ năng khác nhau.

Hai tác giả đã không đề cập đến vai trò của mẫu hành động hay sự hướng dẫn

của người có kiến thức, kĩ năng cao hơn đối với sự hình thành kĩ năng mà hai ông đã

đánh giá cao vai trò của tri thức và các kĩ xảo đã có. Vấn đề này cũng tìm thấy sự

đồng nhất trong quan điểm của A.V. Pêtrôvski và X.I. Kixegof, hai ông cho rằng có

hai loại kĩ năng đó là kĩ năng ban đầu và kĩ năng bậc cao: kĩ năng ban đầu là kĩ năng

đơn giản được hình thành trên cơ sở tri thức và kinh nghiệm về hành động. Kĩ năng

bậc cao là kĩ năng dựa trên các kiến thức, vốn kinh nghiệm và một số kĩ xảo có trước.

Một vấn đề cần giải quyết ở đây là mối quan hệ giữa kĩ năng và kĩ xảo với hai

luồng quan điểm:

. Một là: kĩ xảo hoàn thiện hơn và hình thành trên cơ sở kĩ năng.

. Hai là: Kĩ năng nảy sinh trên tri thức, kinh nghiệm và kĩ xảo đã có.

Mối quan hệ giữa kĩ năng và kĩ xảo cần được đặt trong phạm vi hoạt động nào

đó để xem xét. Với các hành động đơn giản thì kĩ năng có trước sau đó mới hình

30



thành kĩ xảo [ thường là với những hành động thiên về vận động cơ như đan lát, thể

dục, viết]. Với những hành động phức tạp hơn [đòi hỏi cả vận động cơ và hoạt

động tư duy] thì kĩ năng hình thành dựa trên tri thức, kinh nghiệm và kĩ xảo có trước.

Kĩ năng nhận thức là kĩ năng khó bởi hoạt động nhận thức thường yêu cầu sự

phối hợp hoạt động của nhiều kĩ năng và đối tượng nhận thức lại luôn thay đổi. Kĩ

năng nhận thức có nhiều loại và chúng được hình thành trên cơ sở của nhau, ví dụ

như con người không thể thực hiện kĩ năng phân loại nếu thiếu kĩ năng quan sát và kĩ

năng so sánh. Để có thể sử dụng các kĩ năng phức tạp thì đòi hỏi các kĩ năng đã có

phải đạt tới mức thuần thục nhất định và chủ thể hoạt động phải nắm được mối liên

hệ giữa các kĩ năng để xác định nên lựa chọn kĩ năng nào và trình tự ra sao khi thực

hiện hành động.

+ Trong luận án Phó Tiến sĩ, tác giả Trần Quốc Thành đã nêu ra 3 giai đoạn hình

thành kĩ năng:

. Giai đoạn nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động

. Giai đoạn quan sát mẫu và làm thử theo mẫu

. Giai đoạn luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu nhằm đạt

mục đích đề ra

+ Theo TS Nguyễn Phụ Thông Thái [9], kĩ năng là mức độ lĩnh hội hoạt động,

kĩ năng vẫn là hành động. Sự hình thành kĩ năng sẽ qua các giai đoạn:

. Có tri thức về hành động [mục đích, cách thực hiện, các điều kiện hành động]

và những kinh nghiệm cần thiết.

. Vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành động và thực hiện hành động có kết

quả.

1.2.3.5. Các điều kiện để hình thành kỹ năng nhận thức



Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến đã đưa ra, việc hình thành kĩ năng nhận thức

cho trẻ cần trải qua các bước:

. Trẻ phải có kiến thức về hành động: mục đích, đối tượng, cách thức, điều kiện

hành động

. Có sự hướng dẫn [gợi ý, làm mẫu] của người có kiến thức và kĩ năng cao hơn,

bên cạnh đó trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử

31



Chủ Đề