Kể tên các truyện trung đại đã học

Câu 1 trang 146 – SGK Ngữ văn 10 tập 2:

Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.

Trả lời:

Các bộ phận của văn học Việt Nam:

Văn học dân gian

Văn học viết

Hai bộ phận văn học đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa.

Hai bộ phận văn học cũng có những đặc trưng riêng.

Câu 2 trang 146 – SGK Ngữvăn 10 tập 2:

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.

Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.

Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:

a] Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.

b] Chọn phân tích một số tác phẩm [hoặc trích đoạn tác phẩm] văn học dân gian đã học [hoặc đã đọc] để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

c] Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh [chị] thích.

Trả lời:

a] Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất cuatr từng thể loại.

Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

+ Tính truyền miệng

+ Tính tập thể

+ Tính thực hành

Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, vè, truyện thơ, chèo.

Đặc trưng mỗi thể loại: Xem lại bài học tuần 2 và tuần 11.

b] Chọn phân tích một số tác phẩm [hoặc trích đoạn tác phẩm] văn học dân gian đã học [hoặc đã đọc] để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

Gợi ý: Học sinh chọn và phân tích các đoạn trích và tác phẩm theo hai luận điểm chính: nội dung và nghệ thuật.

c] Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh [chị] thích.

Học sinh tự thực hiện yêu cầu này.

Câu 3 trang 147 – SGK Ngữ văn 10 tập 2:

Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [văn học trung đại] và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay [văn học hiện đại]. Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ‎ý sau:

a] Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

b] Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

c] Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

Trả lời:

a] Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

Chủ nghĩa yêu nước.

Chủ nghĩa nhân đạo.

Cảm hứng thế sự.

b] Văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với truyền thống dân tộc:

+ Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hoá dân gian Việt Nam.

+ Chứng minh: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao; Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ mang nhiều yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kì

Văn học viết Việt Nam tiếp biến văn học nước ngoài:

+ Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa.

Chứng minh: Nền văn học chữ Hán thời phong kiến với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm cũng bị ảnh hưởng của văn hóa Hán, cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố Hán, cũng như đã kế thừa thành tựu văn hóa văn học Hán.

+ Văn học viết Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.

Chứng minh: phong trào Thơ mới và các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự với những tên tuổi tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố

c] Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

Phương diện so sánh Văn học trung đại

Văn học hiện đại

Ngôn ngữ

– Chữ Hán

– Sử dụng nhiều điển tích, điển cố

– Từ ngữ ước lệ, tượng trưng

– Lối văn biền ngẫu

– Chủ yếu là chữ quốc ngữ

– Ít dẫn điển tích , điển cố

– Xoá bỏ lối viết câu nệ, ước lệ, tượng trưng

– Bỏ dần lối viết theo ngữ pháp Hán.

Hệ thống thể loại

– Các thể loại trong văn học Hán: Thơ đường luật, Tiểu thuyết chương hồi, cáo, hịch,…

– Một số thể thơ đặc trưng của dân tộc: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn xen lục ngôn, …

– Thơ tự do thay thế cho thơ Đường luật

– Tiểu thuyết hiện đại kiểu phương Tây, thay thế cho tiểu thuyết chương hồi.

– Bỏ các thể văn xuôi trung đại, thay vào đó là sự ra đời của dạng văn xuôi hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, kí, phóng sự, tuỳ bút,…

Câu 4 trang 147 – SGK Ngữ văn 10 tập 2:

Để nắm khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10, có thể ôn tập theo những gợi ý‎ sau:

a] Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

b] Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh [chị] đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

c] Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

Trả lời:

a] Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

Thành phần văn học viết Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX [văn học trung đại]: văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.

Quá trình phát triển: 4 giai đoạn:

+ Thế kỉ X đến thế kỉ XIV.

+ Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

+ Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX.

Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.

Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngoài.

b] Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh [chị] đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

Những thể loại văn học trung đại đã học: Thơ chữ Hán Đường luật, thơ Nôm Đường luật, thơ Nôm Đường luật sáng tạo [thất ngôn xen lục ngôn Cảnh ngày hè], phú, cáo, tựa, sử kí, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, ngâm khúc, thơ Nôm lục bát, thơ Nôm song thất lục bát.

Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại:

+ Chiếu: loại văn bản do nhà vua ban lệnh cho quần thần hoặc toàn dân thiên hạ yêu cầu thực hiện một công việc nào đấy có ý nghĩa chính trị – xã hội [tương đương với công văn, chỉ thị].

+ Cáo: loại văn bản do vua ban nhằm tuyên bố trước nhân dân một vấn đề nào đấy [tương đương với tuyên ngôn].

+ Phú: loại văn viết theo luật, có vần, nhịp và đối, dùng để miêu tả, ngâm, vịnh cảnh đẹp, nhân đó ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề nào đấy có tính xã hội hoặt triết lí.

+ Thơ Đường luật: thơ chữ Hán, có nguồn gốc từ thời Đường, tuân thủ niêm luật khắt khe, hạn chế sáng tạo nhưng mang tính thử thách nhằm sàng lọc ngôn từ của nhà thơ, gồm nhiều thể loại: thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn,

+ Ngâm khúc: loại thơ dài, có cốt truyện nhưng không thành truyện, không phải truyện thơ, dùng để thể hiện nỗi niềm tâm sự của tác giả, thông qua hình tượng văn học.

+ Hát nói: thể loại dùng trong sân khấu, diễn xuất bằng cách đọc [nói] có nhạc điệu và ngữ điệu nhưng không phải ngâm hay hát.

c] Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

Học trên truyền hình: Môn Ngữ Văn Lớp 10Bài giảng: Chuyên đề: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong Văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm văn học Ngữ văn 10 [Tiết 1]

Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Lan THPT Nguyễn Trãi

1. Học trực tiếp khi phát sóng Các chương trình được phát trên Kênh 1 và 2 Truyền hình Hà Nội. Học sinh có thể học trực tuyến trên các nền tảng:Youtube: //www.youtube.com/hanoitvgoFacebook: //www.facebook.com/hanoitv.vnWebsite: hanoitv.vn bấm vào mục LIVE TV [Truyền hình trực tuyến]

Ứng dụng App \

Ôn tập truyện trung đại
Lớp 9 – Học kì I

Xin chào quý thầy cô giáo
Cùng các em học sinh
Đến tham dự tiết Ngữ văn 9
Chúc các em học tập tốt !
Truyện trung đại Việt Nam
Kể tên các văn bản trung đại đã học ở lớp 9 ?
1.Chuyện người con gái Nam Xương
2.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
3.Hoàng Lê nhất thống chí [hồi 14]
4.Chị em Thuý Kiều
5.Cảnh ngày xuân
6.Mã Giám Sinh mua Kiều
7.Kiều ở lầu Ngưng Bích
8.Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
9.Lục Vân Tiên gặp nạn
củng cố bài cũ
B à I m ớ i
Tuần : 18
Tiết : 85
Ôn tập truyện trung đại
Tiết : 85
I.Hệ thống kiến thức cơ bản :
Ôn tập truyện trung đại
Số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh.
Vì lời ngây thơ của con trẻ bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng.
Thể hiện mơ ước của nhân dân người tốt được tôn vinh.
Hãy nêu giá trị nội dung : Chuyện người con gái Nam Xương ?
Nội dung : CNCGNX có những phần nào ?
Hai phần : Chuyện Vũ Nương khi còn sống và chuyện Vũ Nương sau khi chết.
Cái bóng của tình thương và nỗi oan khiên.
Cái bóng của sự tỉnh ngộ muộn màng.
Cái bóng được giải oan và tôn vinh giá trị nhân phẩm.
Cái bóng xuất hiện mấy lần ? nêu ý nghĩa ?
Xây dựng nhiều cung điện, đình đài tốn kém.
Bày vẽ nhiều trò giải trí lố lăng.
Cướp đoạt những của quí trong thiên hạ.
Nhân dân khốn khổ hoang mang, lo sợ.
Thói ăn chơi của chúa Trịnh và quan lại hầu cận ?
Cuộc sống của người dân ? Tuỳ bút là gì ?
Hình ảnh vua Quang Trung như thế nào trong chiến trận ?
Cưỡi voi, mặc áo bào, thống lĩnh mũi tiên phong chỉ huy năm cánh quân xung trận.
Quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Tài dụng binh như thần.
Người tổ chức và linh hồn của công cuộc kháng Thanh vĩ đại.
Lòng tự tôn dân tộc đẩy lùi bóng tối trung quân.
Lòng yêu nước, ý thức tôn trọng lịch sử.
Tài trí của vua Quang Trung và sức mạnh lớn lao của cuộc chiến tranh chính nghĩa.
Nguồn cảm hứng nào chi phối ngòi bút tác giả ?
Hãy nêu giá trị nội dung của truyện Kiều ?
Bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo.
Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
Tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo.
Đề cao tài năng, nhân phẩm, khát vọng của con người.
Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
Nghệ thuật dẫn truyện, sử dụng ngôn từ, xây dựng bố cục.
Miêu tả cảnh vật thiên nhiên, khắc hoạ tính cách nhân vật.
Hãy nêu giá trị nghệ thuật của truyện Kiều ?
Đẹp về khuôn mặt, lông mày, nụ cười, tiếng nói, nước tóc, làn da.
Hình ảnh ước lệ, từ ngữ Hán học trang trọng.
Vẻ đẹp cao sang, quý phái nhưng hoà hợp, êm đềm.
Cảm nhận gì về vẻ đẹp của Thuý Vân ?
Đôi mắt sáng trong, lông mày thanh tú.
Vẻ đẹp làm cho hoa liễu phải hờn ghen, nước thành nghiêng đổ.
Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, tuyệt thế giai nhân.
Cuộc đời khổ đau bất hạnh nghiệt ngã.
Cảm nhận gì về vẻ đẹp của Thuý Kiều ?
Cảm nhận gì về : Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ?
Những cánh én rộn ràng bay liệng giữa bầu trời quang đãng.
Thảm cỏ xanh non trải rộng, điểm xuyết vài bông hoa lê trắng.
Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp : mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống.
Kẻ giả danh chàng thư sinh đi mua tì thiếp. Diện mạo trau chuốt.
Lũ tôi tớ nhâng nháo, lộn xộn.
Cách trả lời cộc lốc, kiểu ngồi lại xấc láo.
Nhìn người khinh thị, cử chỉ sỗ sàng, thô lỗ.
Biết gì về : Chân tướng của Mã Giám Sinh ?
Cảm nhận gì về : Nỗi buồn của Kiều ở lầu Ngưng Bích ?
Nỗi buồn thân phận tha hương vô định.
Nỗi buồn số kiếp hoa dập sóng dồi.
Nỗi buồn mênh mông rợn ngợp.
Nỗi buồn dữ dằn linh cảm bao tai ương đang ập đến.
Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu.
Hành động rất đường hoàng, chững chạc, ứng xử lịch thiệp.
Một nam tử hán, bậc trượng phu, chí nhân quân tử.
Tính cách của Lục Vân Tiên khi giao tiếp với Kiều Nguyệt Nga ?
Cách xưng hô, nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước.
Bày tỏ niềm cảm kích, xúc động chân thành.
Cô gái khuê các có học thức đằm thắm, ân tình, thuỳ mị, nết na.

Tính cách của Kiều nguyệt Nga khi giao tiếp với Lục Vân Tiên ?
Hại tiểu đồng trước hãm hại Vân Tiên sau.
Hãm hại người không thù oán lại tật nguyền.
Cách giết người bịt kín lối thoát. Rồi đánh lừa mọi người để chạy tội.
Thật nham hiểm, quỷ quyệt, ghê tởm.
Suy nghĩ gì về : Hành vi gây tội ác của Trịnh Hâm ?
Cả nhà hối hả chạy chữa để cứu sống Lục Vân Tiên.
Tấm lòng yêu thương quí trọng mạng sống con người.
Không đòi hỏi ân huệ, sẵn lòng cưu mang con người hoạn nạn.
Cảm nhận gì về : Hành động cứu người của ông Ngư ?
Tiết : 85
I.Hệ thống kiến thức cơ bản :
II.Luyện tập :
Ôn tập truyện trung đại
Tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ về tài sắc, về trí tuệ, lòng hiếu thảo nhân hậu, sự thuỷ chung.
Đều khát vọng về tự do công lí, về tình yêu, về hạnh phúc.
Là nạn nhân của xã hội bất công, tàn bạo, có số phận bi kịch về cuộc đời.
So sánh cuộc đời Thuý Kiều và Vũ Nương
a. Điểm chung giống nhau :
Vũ Nương :
Bi kịch xảy ra chủ yếu là bi kịch về gia đình bởi thói ghen tuông, ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của người chồng có sự tiếp tay của luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác tối tăm. Trong đó có chiến tranh ngăn cách.
So sánh cuộc đời Thuý Kiều và Vũ Nương
a. Điểm riêng khác nhau :
Thuý Kiều :
Bi kịch xảy ra là do các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người. Đó là bọn quan tham bất lương bởi thói ti tiện bỉ ổi, dung túng cho những kẻ xấu xa độc ác dùng thế lực đồng tiền mua chuộc thao túng hoành hành trong xã hội.
a. Điểm riêng khác nhau :
So sánh cuộc đời Thuý Kiều và Vũ Nương
a. Trong Truyện Kiều :
Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
Nghệ thuật dẫn truyện, sử dụng ngôn từ, xây dựng bố cục.
Miêu tả cảnh vật thiên nhiên, tâm lí và khắc hoạ tính cách nhân vật.
So sánh nghệ thuật kể chuyện trong Truyện Kiều và Truyện LVT
a. Trong Truyện LVT :
Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
Cốt truyện giàu tính cổ tích và tự truyện.
Tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ hành động.
So sánh nghệ thuật kể chuyện trong Truyện Kiều và Truyện LVT
1. Bài cũ : – Nắm rõ kiến thức cơ bản trong bản hệ thống [ôn tập học kì I]
– Học thuộc lòng các đoạn trích thơ.
– Những điểm chính về nội dung đã ôn tập.
2. Bài mới : Soạn bài ôn tập thơ và truyện
– lập bảng hệ thống kiến thức.
– Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả và tác
phẩm, thực hiện câu hỏi hướng dẫn SGK
Hướng dẫn về nhà
Tiết học

Ngữ văn lớp 9

Đến đây kết thúc
Xin chào các em
Chúc các em
Chăm ngoan học giỏi

Video liên quan

Chủ Đề