Hướng dẫn viết đơn yêu cầu thi hành án Informational năm 2024

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 có quy định nội dung đơn yêu cầu thi hành án dân sự phải đảm bảo nội dung sau:

+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

+ Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

+ Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

+ Nội dung yêu cầu thi hành án;

+ Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

+ Ngày, tháng, năm làm đơn;

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự được sử dụng thống nhất theo Thông tư 04/2023/TT-BTP.

Tải về Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự.

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự mới nhất 2023? [Hình ảnh từ Internet]

Đối tượng nào được yêu cầu thi hành án dân sự?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 có quy định:

Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.

Đượng sự được hiểu theo quy định tại Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:

Đương sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án.

Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.

Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

Như vậy, đối tượng được yêu cầu thi hành án là:

+ Đương sự bao gồm người thi hành án và người phải thi hành án

+ Người ủy quyền của đương sự.

Cơ quan nào có thẩm quyền thi hành án dân sự?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì các cơ quan sau có thẩm quyền thi hành án dân sự:

[1] Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;

- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

[2] Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;

- Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

- Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

- Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;

- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;

- Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại [1] mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;

- Bản án, quyết định quy định tại [1] mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.

[3] Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;

Hiện nay tôi đang làm thủ tục yêu cầu thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự T. Khi tôi nộp đơn yêu cầu thi hành án, Chi cục Thi hành án dân sự T yêu cầu tôi nộp bản chính Quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, Tòa án chỉ giao giao cho tôi một bản chính nếu tôi nộp cho cơ quan thi hành án thì không còn bản chính nào để xử lý các công việc cần thiết khác liên quan đến Quyết định này. Tôi đã sao y chứng thực Quyết định của Tòa án tại UBND phường để nộp cho Chi cục Thi hành án dân sự T. Tuy nhiên, cán bộ Cơ quan thi hành án dân sự không nhận bản sao y chứng thực của UBND phường và giải thích như sau: Bản sao y chứng thực của UBND phường không có giá trị pháp lý mà phải nộp bản chính hoặc bản sao y do Tòa án chứng thực. Tôi thấy yêu cầu trên của Chi cục Thi hành án dân sự T chưa phù hợp pháp luật về chứng thực, vì hiện nay chưa có quy định pháp luật nào quy định UBND phường, xã, thị trấn cấm chứng thực bản án, quyết định của Tòa án. Tôi muốn biết quy định của pháp luật về trình tự thủ tục yêu cầu thi hành án?

Khoản 13 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự 2008 quy định: Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.

Chủ Đề