Hướng dẫn tính tiền điện

Thông qua việc ước tính điện năng tiêu thụ, bạn sẽ dễ dàng đưa ra phương án sử dụng hợp lý. Để biết cách tính tiền điện hàng tháng theo KW, hãy theo dõi bài viết sau.  

Mỗi tháng, tiền điện luôn chiếm một phần không nhỏ trong chi phí sinh hoạt của cả gia đình. Chính vì thế, làm thế nào để sử dụng điện tiết kiệm luôn là mối quan tâm của các bà nội trợ. Bên canh đó, để tránh những sai sót có thể xảy ra khi áp dụng giá điện sinh hoạt theo quyết định mới. Việc nắm rõ cách tính tiền điện hàng tháng theo KW đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Nếu bạn đang không biết cách tính tiền điện hàng tháng theo KW được thực hiện như thế nào thì hãy cùng nganhangviet.org tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cách tính lượng điện năng tiêu thụ trên thiết bị

Để có thể tính được lượng điện năng tiêu thụ trên một thiết bị, các bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Cách tính lượng điện năng tiêu thụ trên thiết bị

Bước 1: Tìm công suất trên nhãn thiết bị

Hầu hết các thiết bị có công suất cao đều có nhãn mô tả năng lượng ở mặt sau hoặc dưới đế của thiết bị. Công suất được ký hiệu với đơn vị là “W” hoặc “kW”. 

Một số thiết bị điện không chỉ ra mức công suất cụ thể, chỉ để phạm vi/khoảng ví dụ như “200 – 300W”.  Trong trường hợp này, bạn hãy lấy mức giữa là 250W.  

Bước 2: Tính lượng điện tiêu thụ

Ngay sau khi tìm được công suất của thiết bị này, bạn có thể biết lượng tiêu thụ trong tháng là bao nhiêu. Tuy nhiên, cách tính toán này trên cơ sở lý thuyết để ước tính sơ bộ. Thực tế, mức công suất tiêu thụ điện [kwh] có thể sẽ thấp hơn.

Công thức tính lượng điện tiêu thụ cho các thiết bị điện trong nhà như sau:

A = P*t

Trong đó:

  • A: Lượng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian.
  • P: Công suất tiêu thụ [ đơn vị KW].
  • t: Thời gian sử dụng thiết bị [đơn vị giờ]

Lưu ý: 

  • 1kW = 1000W
  • 1kWh = 1 số điện
  • 1kWh = 1000Wh

Nếu nhà bạn tiêu tiêu dùng hết 1000W/h tức là bạn đã sử dụng hết 1 số điện.

Ví dụ: Bạn sử dụng bóng đèn có công suất 100W, một ngày sử dụng 5 giờ đồng hồ. Như vậy, áp dụng theo công thức trên, lượng điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một ngày bằng 0.5 kWh [0.1 KW x 5 giờ]. Nếu tính trong 1 tháng [30 ngày], lượng điện năng tiêu thụ của bóng đèn sẽ là 15 kWh.

Bước 3: Tính tiền điện theo kWh

Khi đã tính xong lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị trong 1 tháng. Bạn chỉ cần lấy tổng số điện năng tiêu thụ kWh của các thiết bị trong tháng nhân với giá tiền điện. Nếu tính theo năm thì bạn chỉ cần nhân với 365 ngày.

Cách tính tiền điện hàng tháng theo KW

Muốn tính tiền điện theo KW trong 1 tháng theo đồng hồ dùng điện sinh hoạt, các bạn có thể tính với công thức sau:

Cách tính lượng điện năng tiêu thụ trên thiết bị

Mqi

Mti = ——- x N [kWh]

T

Trong đó:

  • Mti: Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện [kWh]. 
  • Mqi: Mức bậc thang thứ I quy định ở trong biểu giá [kWh].
  • N: Số ngày để tính tiền [ngày].
  • T: Số ngày [theo lịch] của tháng trước liền kề [ngày].

Lưu ý: Kết quả tính toán được làm tròn đến hàng đơn vị.

Ví dụ: Hóa đơn tiền điện tháng 5 của gia đình bạn từ ngày 11/04 – 10/05/2021 [chỉ số công tơ tháng 6 là 9.998].

Ngày 26/04/2020 Công ty điện lực thay công tơ định kỳ, chỉ số trên công tơ cũ lúc đó là 10.142. Còn chỉ số ghi trên công tơ mới là 0.

Ngày 10/05/2020 công ty ghi chỉ số công tơ tháng 5 là 275. Như vậy, số cũ = 10.142 – 9.998 = 144 kWh, SM = 275 – 0 = 275 kWh. Suy ra, lượng điện năng tiêu thụ trong tháng có thay công tơ điện [S] = 419 kWh.

Hướng dẫn cách tính tiền điện hàng tháng theo giá bán lẻ điện

Dưới đây là giá bán lẻ điện áp dụng cho theo từng cấp bậc. Dựa trên bảng giá này, các bạn có thể dễ dàng tính được số tiền điện hàng tháng.

STT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện [đồng/kWh]

1

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50

1.549

Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100

1.600

Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200

1.858

Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300

2.340

Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400

2.615

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.701

2

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước

2.271

Nhìn vào bảng giá điện trên có thể thấy rằng, giá tiền điện tăng theo từng bậc khi số điện tiêu thụ tăng. Do đó, sử dụng điện càng nhiều thì chi phí phải trả sẽ càng tăng lên theo cấp bậc. 

Từ 0 – 50 kWh, tức là nếu 1 tháng bạn sử dụng dưới 50 số điện thì mức phí của 1 số điện chỉ có ở cấp bậc 1, giá sẽ là 1549 đồng/số.

Ngay sau khi tính được tổng số điện thụ và các bậc giá điện. Bạn chỉ cần áp dụng theo công thức sau để xác định số tiền điện phải đóng của mỗi bậc:

Tiền điện bậc Y = Giá điện bán lẻ bậc Y x Số số điện áp dụng giá điện bậc Y

Ví dụ 1:  Tháng 5  gia đình bạn sử dụng hết 70 số điện, 50 số đầu sẽ tính với giá là 1.549 đồng. 20 số tiếp theo sẽ nhân với giá là 1600 đồng.

Ví dụ 2: Tháng 6 gia đình bạn sử dụng hết 400 số điện, cách tính tiền điện như sau:

  • 0 đến 50 số đầu x 1549 đồng: 50 * 1549 = 77.450 đồng.
  • 51 đến 100 số sau x 1600 đồng: 50 * 1600 = 80.000 đồng.
  • 101 đến 200 số tiếp theo x 1858 đồng: 100 * 1858 = 185.800 đồng.
  • 201 đến 300 số tiếp theo x 2340 đồng: 100 * 2340 = 234.000 đồng.
  • 301 đến 400 số điện tiếp nữa x 2615 đồng: 100 * 2615 = 261.500 đồng.
  • Như vậy thì tổng số tiền điện mà bạn phải trả cho 400 số điện trong tháng 6 đó là  837.950 đồng.

Công cụ tính tiền điện

Nếu cảm thấy cách tính tiền điện trên có phần phức tạp, các bạn có thể sử dụng File Excel tính tiền điện. Ngay sau khi tải file Excel trên về máy, các bạn chỉ cần nhập số liệu tiêu thụ trong tháng vào. Ngay lập tức, bạn sẽ biết được số tiền điện chưa bao gồm VAT [ở cột màu cam]. Bên cạnh đó là số tiền phải thanh toán đã bao gồm 10% VAT.

Làm sao để tiết kiệm điện năng hiệu quả cho các thiết bị?

Để có thể tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ cho các thiết bị điện máy, điện lạnh như: máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh, máy lọc không khí,… Các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:. 

  • Sử dụng những thiết bị điện có tích hợp tính năng tiết kiệm điện. Điều này không chỉ giúp bạn có những thiết bị hoạt động hiệu quả, ưu việt mà còn giảm đi một số tiền điện không nhỏ mỗi tháng.
  • Rút điện những thiết bị điện không sử dụng và tắt các thiết bị điện máy, điện tử trong gia đình. Nó vừa giúp tiết kiệm điện vừa đảm bảo thiết bị bền bỉ hơn.
  • Nên vệ sinh thiết bị điện thường xuyên, giảm tình trạng bụi bẩn bám chặt, đồng thời giúp thiết bị hoạt động trơn tru hơn. 

Trên đây là những thông tin hướng dẫn các bạn cách tính tiền điện hàng tháng theo KW đơn giản, chính xác nhất. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp các bạn dễ dàng tính được điện năng tiêu thụ trong tháng để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Bạn đang băn khoăn không biết tại sao tháng này tiền điện nhà mình lên cao thế ? Bạn muốn tìm hiểu cách tính tiền điện của 1 tháng như thế nào ? Hãy xem ngay bài viết bên dưới đây để có thể hiểu hơn về cách tính tiền điện 1 tháng của EVNHANOI nhé.

Hướng dẫn cách tính tiền điện nhà bạn 1 tháng theo giá bản lẻ điện.

Với bảng giá bản lẻ điên bên trên các bạn có thể nhìn thấy và cách nhân giá tiền điện sẽ tăng lên theo từng bậc một với số điện tiêu thụ của bạn tăng.

Nếu bạn sử dụng điện càng nhiều thì phí phải tra là càng tăng lên theo từng cấp bậc một. NHư bạn thấy thì có 6 cấp bậc chính.

Như các bạn thấy bên trên có ghi là từ 0 đến 50 KWh : Ở đây các bạn có thể hiểu đơn giản đó là 1kWH = 1 số điện nên bạn có thể nói như sau.

Nếu bạn dùng 1 tháng dưới 50 số điện thì mức phí 1 số điện sẽ chỉ có ở cấp bậc 1 và giá là : 1549 [ Một nghìn năm trăm bốn mươi chín nghìn đồng.

Ví dụ: trong trường hợp bạn dùng hết 70 số điện thì phí nhân giá của bạn sẽ là : 50 số đầu bạn nhân với giá là 1.549 còn 20 số điện sau bạn nhân giá là :1600 [Một nghìn sau trăm đồng]

Ví dụ 2: Nếu gia đình bạn dùng hết 400 số điện 1 tháng thì bạn sẽ có cách tính tìn điện như sau:

  1. 0 đến 50 số đầu bạn nhân với giá là 1549 VNĐ : 50 x 1549 = 77.450 VNĐ
  2. 51 đến 100 số sau nhân với giá là 1600 VNĐ : 50 x 1600 = 80.000 VNĐ
  3. 101 đến 200 số tiếp theo nhấn với giá là 1858 VNĐ : 100 x 1858 = 185.800 VNĐ
  4. 201 đến 300 số tiếp theo bạn phải tra với giá là 2340 VNĐ : 100 x 2340 = 234.000 VNĐ
  5. 301 đến 400 số điện tiếp nữa bạn phải trả với giá là 2615 VNĐ : 100 x 2615 = 261.500 VNĐ

Vậy tổng tiền bạn cần phải trả khi dùng hết 400 số điện sẽ là : 837.950 VNĐ

Bên trên là cách tính tiền điện phải tra trong 1 tháng khi bạn biết được nhà mình dùng hết bao nhiêu số điện và bạn cũng có thể tự tính được khi biết mức giá bán lẻ điện của nhà nước.

Hướng dẫn cách tính công suất tiêu thụ điện của một thiết bị điện trong gia đình bạn.

  • Như bạn đã biết 1KWH = 1 số điện.
  • 1KWH = 1000 W/h

Như vậy chúng ta có thể hiểu là bạn cứ dùng hết 1000W/h là bạn đã sử dụng hết 1 số điện.

Ví dụ: Bạn sử dụng bóng đèn 100W.

Nếu bạn sử dụng bóng đèn công suất 100W thì bạn phải sử dụng 10h, 10 giờ đồng hồ thì mới sử dụng được 1000W và lúc này bạn mới sử dụng hết 1 số điện.

Vậy mùa hè bạn sử dụng điều hòa 9000BTU có công suất tầm 1000W = 1KWH lúc này bạn chỉ cần 1h đồng hồ là bạn đã sử dụng hết một số điện.

Từ đó bạn có thể thấy tại sao mùa hè khi sử dụng điều hòa giá tiền trong tháng đó lại tăng lên rất nhiều so với các tháng trước.

Khi bạn sử dụng điện nhiều mức giá phải trả khi bạn dùng nhiều lại tăng lên theo từng cấp bậc từ đó giá tiền điện của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.

Cách tính tiền điện 1 tháng trong hộ gia đình.

Công thức tính điện năng tiêu thụ: Điện năng chính là năng lượng của dòng điện [hay còn gọi là công của dòng điện].

  • A = P. t
  • Trong đó ta có:
  • A : Lượng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian t
  • P: Công suất tiêu thụ [ kW]
  • t : Thời gian sử dụng thiết bị[ đơn vị: h]

Từ công thức này bạn có thể tính được điện năng tiêu thụ của nhà bình hàng tháng bằng cách bạn xem các thiết bị điện nhà mình có công suất bao nhiêu và sử dụng tầm nào để có thể tính nhé.

Các bạn cứ công hết công suất của thiết bị lại rồi nhên với thời gian sử dụng là sẽ ra được số điện tiêu thụ nhé. Các bạn nhớ đổi sang KWH để nhân cho chuẩn nhé.

Chúc các bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề