Hướng dẫn tập thể dục cho trẻ sơ sinh

Các mẹ đều có thể nhận biết được rằng việc ăn uống và tập thể dục hợp lý là rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nhưng nhiều mẹ có thể không biết rõ liệu điều đó có tương tự với trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi cần tập một vài động tác thể dục khoảng 1 tiếng mỗi ngày. Nếu trẻ được nâng cao dần những bài tập thể dục như một phần trong cuộc sống của chúng thì trẻ sau này có thể không bị béo phì hoặc mắc những biến chứng do béo phì gây ra.

Tại sao trẻ nhỏ cần tập thể dục?

Theo những người sáng lập nên Active Start, phần lớn các chiến lược tập luyện cơ bản cho trẻ sơ sinh đều được thiết lập bởi chuyên gia nhi khoa và đã áp dụng trong Hiệp hội về thể thao và giáo dục thể chất của quốc gia Hoa Kỳ. Dành 10-15 phút để hướng dẫn trẻ đi bộ sẽ tốt hơn việc sử dụng xe đẩy, xe ô tô cho trẻ hoặc ghế cho trẻ sơ sinh… Bởi vì tất cả những thứ này có thể gây cản trở sự tăng trưởng tinh thần và thể chất ở trẻ.

Những bài tập đầu tiên cho sự phát triển có thể hỗ trợ đáng kể sức khỏe cho trẻ sau này. Vì kể từ những năm đầu đời, những hoạt động cơ thể sẽ khiến não bộ hình thành những liên kết giữa các cơ. Do đó nếu trẻ không được tập những bài thể dục thích hợp, trẻ sẽ bị mất cơ hội hình thành mối liên kết giữa các cơ và não bộ giúp các hoạt động thể chất khác được thoải mái và thú vị hơn. Với sự phát triển của trẻ theo từng ngày, sức khỏe là yếu tố quyết định khả năng tập thể dục của trẻ để hình thành thói quen lâu dài.

Càng ngày trẻ càng được quan tâm hơn, mặc dù những yếu tố di truyền cũng như những nhân tố sinh học có ảnh hưởng riêng tới từng bé nhưng việc tập luyện những bài thể dục cho trẻ từ sớm sẽ giúp chống lại nguy cơ bị béo phì. Hơn nữa, nếu trẻ thấy hài lòng và thích duy trì việc này, chúng có thể trở nên năng động hơn khi lớn lên.

Những bài tập thể dục cho trẻ 0-6 tháng tuổi

Ngón tay kéo

Để bé nằm ngửa lên giường và đặt hai ngón tay cái của mình vào bàn tay của bé. Khi bé đã nắm chắc chúng, từ từ nhấc tay lên. Khi mẹ càng cố gắng thực hiện động tác này [nhớ phải khéo léo, kĩ thuật], bé sẽ càng cố nắm chặt hơn. Dần dần nâng bé lên [không kéo bé lên quá mạnh và cao] và hạ xuống nhẹ nhàng để tránh làm bé bị thương.

Nâng đầu trẻ

Bế bé thẳng người tựa vào vai mẹ. Trong tình huống này, bé có thể nâng đầu lên trong thời gian rất ngắn. Hãy bế và giữ chắc chắn cho lưng bé thẳng để trẻ hạn chế việc bé đẩy người về phía sau.

Bài tập bụng

Để tập được bài tập này, đặt bé nằm úp xuống một mặt phẳng vững chắc như tấm thảm xốp mềm trải trên sàn nhà. Bé sẽ không làm gì nhiều trong suốt 1-2 tháng đầu nhưng nếu lớn hơn một chút, bé sẽ cố gắng quay đầu và đẩy mình lên bằng cánh tay để nhìn ngó xung quanh.

Bài tập kiểu đạp xe

Để bé nằm ngửa và nắm lấy hai bàn chân bé hoặc phần dưới của chân. Đẩy nhẹ nhàng một trong hai chân về hướng ngực của bé, chân còn lại thì kéo ra. Kéo và đẩy mỗi chân 3 lần, dừng lại một chút rồi làm lại. Mỗi lần tạm dừng, hãy để bé cử động tự do.

[PS] - Có thể mẹ quan tâm:

Sản Phẩm Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh: Rượu gừng nghệ hạ thổ [180K / lít] và túi muối thảo dược [170K / túi] của Út Em Shop có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

- Hotline mua hàng:
  • 0968.458.405
  • 0985.502.031
  • 0945.920.087

hoặc bạn click icon bên dưới để gửi Inbox Facebook:


xem fanpage:

Rượu Muối

Nếu không tiện gọi điện hoặc inbox Facebook bạn có thể đặt hàng qua form trực tuyến:

Đặt Mua Online

Những bài thể dục cho trẻ từ 6-12 tháng

Bài tập kéo

Nắm chặt hai cẳng tay của bé và kéo nhẹ lên gần như kiểu đang ngồi thẳng lưng. Dần dần và nhẹ nhàng để bé nằm xuống. Làm đi làm lại 4 lần như thế.

Đứng bằng khuỷu tay

Đặt bé nằm sấp và để hai khuỷu tay bé trên bề mặt phẳng, chính xác nhất là bên dưới vai và cánh tay. Giữ chặt và nâng hông bé lên, tạo thành một góc 45º so với mặt phẳng bé nằm. Để bé thoải mái ở phần cánh tay. Cố gắng nâng cao dần chân lên nhưng phải đảm bảo mũi của bé không bị chạm xuống mặt phẳng nằm.

Bài tập chân chạm tai

Để bé nằm ngửa, giữ chân thẳng, từ từ và nhẹ nhàng đưa chân ngón chân cái của chân phải chạm lên tai trái rồi đặt về chỗ cũ. Tiếp tục đưa ngón chân cái của chân trái chạm lên tai phải. Lặp lại 5 lần với mỗi chân.

Trên đây là một số bài tập cơ bản bổ ích cho trẻ sơ sinh. Có thể với đặc tính cẩn thận của người Việt, rất nhiều gia đình lo sợ việc tập thể dục từ sớm sẽ gây tổn thương cho trẻ, đặc biệt là phần xương. Nhưng các mẹ hãy yên tâm, chỉ cần vận động nhẹ nhàng cho con và tùy vào sức khỏe, độ cứng cáp của bé thì sẽ không chỉ giữ được an toàn mà còn đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh hơn.

[Theo Newkidscenter – Phạm Thị Thủy – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt]

Những bài tập thể dục luôn mang lại lợi ích tuyệt vời cho mọi lứa tuổi, chính vì vậy các bậc phụ huynh nên rèn cho bé thói quen tập thể dục càng sớm càng tốt.

Dưới đây là 6 bài tập đơn giản mà hiệu quả mà các mẹ nên tập cho trẻ sơ sinh hằng ngày để bé có thể phát triển khỏe mạnh, cứng cáp.

1. Bài tập nằm sấp 

Các bài tập không chỉ giúp bé khỏe hơn mà còn làm tình mẫu tử thêm gắn bó. [Ảnh minh họa]

- Thời điểm: Trẻ sau khi sinh

- Cách tập: Mẹ bế con theo hướng bụng bé tiếp xúc với ngực mẹ. Sau khi tư thế nằm sấp của bé cố định, mẹ có thể đặt bé lên thảm sạch và để một số đồ chơi an toàn xung quanh. Thu hút sự chú ý của trẻ bằng các loại đồ chơi và để bé nằm sấp. Liên tục thực hiện việc này trong 30 giây và có thể tăng thời gian tập nằm sấp khi cổ bé cứng cáp hơn.

- Tác dụng: Bài tập giúp các cơ lưng và cổ cứng cáp hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp xương sống và các bộ phận khác vận động uyển chuyển, nhịp nhàng.

2. Bài tập lăn tròn 

- Thời điểm: Trẻ sau khi sinh

- Cách tập: Đặt bé ở tư thế lưng tiếp xúc với sàn phẳng. Mẹ nhẹ nhàng lật người bé qua lại theo hướng lăn tròn, thực hiện liên tục trong 30 giây rồi đảo chiều. 

- Tác dụng: Bài tập này giúp cơ lưng của bé phát triển, tăng khả năng kiểm soát tư thế nằm và phối hợp vận động não, phân biệt phải - trái mỗi khi di chuyển.

3. Bài tập đạp xe

Bài tập xe đạp giúp trẻ giảm đầy bụng, khó tiêu. [Ảnh minh họa]

- Thời điểm: Bé sau khi sinh.

- Cách tập: Để bé ở tư thế nằm ngửa, nắm chân trẻ ở phần đầu gối và di chuyển lên xuống theo vòng tròn hướng về bụng bé. Lần lượt đưa chân bé một chân đưa lên, chân còn lại kéo thẳng ra giống động tác đạp xe.

- Tác dụng: Bài tập giúp bé vận động chân và phối hợp thân dưới nhịp nhàng. Các động tác nhẹ nhàng tác động đến bụng, giúp giảm và tránh đầy hơi ở trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh tiêu hóa tốt hơn.

4. Tập nhảy theo nhạc

- Thời điểm: Bé sau khi sinh 

- Cách tập: Mẹ chỉ cần bế bé trên vai hoặc địu, bật nhạc và lắc lư nhẹ theo giai điệu.

- Tác dụng: Bài tập giúp bé tăng nhận thức về không gian xung quanh, tăng cường khả năng giữ thăng bằng và giúp các cơ phát triển hoàn thiện.

5. Bài tập máy bay

- Thời điểm: Trẻ 2 tháng tuổi

- Cách tập: Mẹ nằm co chân và đặt bé nằm lên phần cẳng chân của mẹ, song song với mặt sàn. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng nâng bé lên rồi hạ xuống, di chuyển qua lại như đang bay trên không.

- Tác dụng: Bài tập giúp cơ lưng và cổ bé cứng cáp hơn, củng cố khả năng nhận biết không gian xung quanh.

6. Bài tập kéo co

- Thời điểm: bé đã cứng cổ, khoảng 3 - 4 tháng tuổi

- Cách tập: Mẹ đặt bé nằm ngửa và đưa ngón trỏ vào lòng bàn tay bé, nắm chặt rồi từ từ kéo bé theo hướng ngồi dậy rồi từ từ thả bé về lại vị trí cũ. Mẹ lưu ý thật cẩn thận, chú ý khi đầu bé tiếp xúc với sàn, không để bé bị đau.

- Tác dụng: Bài tập giúp cổ, lưng và vai của trẻ cứng cáp, khỏe mạnh hơn. Tăng cường khả năng cầm, nắm của tay.

Các mẹ hãy tạo hứng thú tập luyện cho con bằng cách vừa tập vừa trò chuyện cùng bé. [Ảnh minh họa]

Lưu ý khi cho bé tập

- Thời gian: Thời gian không cần quá dài, khoảng 15 - 20 phút. Nếu bé thấy thích mẹ có thể kéo dài thời gian.

- Chuẩn bị sẵn sàng: Mẹ hãy cho bé ăn trước khi tập trước khoảng 1 giờ để bé không bị nôn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giúp bé có tâm trạng vui vẻ để bước vào bài tập.

- Không ép bé: Mẹ nên quan sát con thật kĩ, nếu bé có thái độ phản kháng, không muốn tập bài tập nào thì mẹ nên dừng lại ngay.

- Tạo không gian thoải mái: Mẹ nên loại bỏ các yêu tố gây mất tập trung như ti vi quá ồn hay các vật dụng nguy hiểm cho bé. Mẹ cũng nên bật các loại nhạc có nhịp điệu nhẹ nhàng để bé có thêm hứng thú khi tập.

>> XEM TIẾP: 4 bài tập đơn giản giúp con khỏe mẹ xinh

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. 

Theo Ngọc Quỳnh [tổng hợp] [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề