Hostid lớp C chiếm bao nhiêu bit

X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Địa chỉ IP [Internet Protocol address] là một địa chỉ được gán cho thiết bị mạng khi thiết bị đó tham gia kết nối vào mạng, để các thiết bị nhận biết được nhau mà liên lạc [nó giống như số nhà, trên mỗi con đường, nhà nào cũng dc đánh số, và được cơ quan nhà nước quy định cấp cho]. IP hoạt động ở tầng Network của mô hình kiến trúc giao thức mạng OSI [hay TCP/IP].

IPv4Subnet mask:

Ta đã biết đến địa chỉ IP là một dãy số có dạng như 192.168.1.2 . Dãy số đó gồm 4 phần, gọi là 4 octet, mỗi octet là một dãy 8 bit [tương đương 1 byte], do đó mỗi octet lưu trữ giá trị từ 0 đến 255. Địa chỉ IP được chia làm 2 phần: network ID [số hiệu của mạng] và host ID [số hiệu của máy trong mạng đó].

Thế còn subnet mask? Đó là một dãy số giống như địa chỉ IP, có dạng kiểu như thế này: 255.255.255.0 . Khi diễn giải ra số nhị phân, bạn sẽ thấy các octet hoặc toàn chứa bit 1 [255 tương đương 11111111], hoặc toàn chứa bit 0. Nó dùng để xác định net-id [mình viết tắt của network ID] của địa chỉ IP, tức là bit nào của subnet mask bật lên 1 thì tương ứng vị trí bit đó trong địa chỉ IP thuộc phần net-id. Như trong ví dụ subnet mask ở trên, ta thấy 3 octet đầu đều bật bit 1 hết, octet cuối bật toàn bit 0, vậy tương ứng 3 octet đầu của địa chỉ IP chính là net-id [192.168.1.0 ], octet cuối là host-id [ .2].

Hình dung như thế này, giả sử địa chỉ nhà bạn có dạng Hà Nội, Thanh Xuân, Nguyễn Trãi, 334 , thì Hà Nội, Thanh Xuân, Nguyễn Trãi là net-id, 334 là host-id. Vậy ý nghĩa của nó là gì? Trong kiến trúc mạng, các host trong cùng một mạng, tức có cùng net-id, có thể liên lạc trực tiếp với nhau mà ko cần định tuyến bởi router, hay như giai 334 sang tán gái 336 thì chả cần dùng xe cộ hay xin phép nhà trường gì cả [nhưng vẫn cẩn thận tường lửa :3 ]. Nếu ko chung mạng, 2 host muốn liên lạc với nhau phải nhờ router sắp đặt đường đi thông qua địa chỉ Default Gateway, khi đó địa chỉ Default Gateway sẽ đại diện cho host 1 gửi tới địa chỉ Default Gateway của host 2 rồi mới đến tận tay host 2, hay như giai 334 Nguyễn Trãi sang chơi 91 Chùa Láng mà ko có xe thì phải đi xe buýt theo lộ trình tuyến có sẵn.

Net-id được chia làm 3 lớp [thực tế có 5 lớp, ta chỉ cần quan tâm 3 là được]: lớp A với subnet mask 255.0.0.0, lớp B 255.255.0.0, lớp C 255.255.255.0 [có cách viết tắt subnet mask cho ba lớp là /8, /16 và /24, dễ hiểu về con số này vì nó là số bit 1 được bật lên trong subnet mask của lớp đó]. Làm thế nào để nhận biết một địa chỉ IP là thuộc lớp A, B hay C? Hãy nhìn vào octet đầu tiên của địa chỉ IP. Địa chỉ lớp A có bit đầu tiên luôn là 0, tức là octet đầu tiên có dạng 0xxxxxxx, như vậy khoảng giá trị là 0 127, tuy nhiên bỏ đi hai trường hợp đặc biệt 0 và 127 thì còn 126 số. Địa chỉ lớp B có hai bit đầu tiên là 10 [10xxxxxx], khoảng giá trị là 128 191. Địa chỉ lớp C có ba bit đầu tiên là 110 [110xxxxx], khoảng giá trị là 192 223 [bạn nhận ra tại sao địa chỉ IP trong mạng LAN luôn bắt đầu dạng 192.168.x.x chứ]. Khoảng giá trị từ 224 đến 255 là của lớp D với E ta ko bàn tới.

Phân loại địa chỉ IP: có 2 loại: Public IP và Private IP. Public IP là địa chỉ khi hoạt động ra ngoài internet, được cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ internet [ISP]. Còn Private IP là địa chỉ dùng hoạt động trong mạng LAN, được cấp bởi router hoặc modem.
[một khuyến cáo là đừng để lộ cả public ip và private ip. Mặc dù kiến trúc mạng bạn đang dùng có thể phức tạp, kiểu mạng con trong mạng lớn hơn hay con trong con, nhưng việc để lộ nhiều thông tin có thể khiến hacker dò quét và thâm nhập tới tận máy tính của bạn. Đó là lý do vì sao trên các tut hướng dẫn hack này nọ, với một hacker chuyên nghiệp họ luôn che đi địa chỉ ip.]

Địa chỉ IP có thể có 2 trạng thái: động [dynamic] hoặc tĩnh [static]. Động tức là hoàn toàn do ISP cấp đối với Public IP hoặc do router cấp đối với Private IP, và địa chỉ động thường xuyên bị thay đổi mỗi lần kết nối lại vào mạng.Còn tĩnh tức là người dùng đặt cố định lấy một địa chỉ khi gia nhập mạng LAN đối với Private IP, hoặc sử dụng dịch vụ dynamic DNS để phân giải ra địa chỉ Public IP [ko thể cố định được public ip, ta chỉ có thể dùng một dịch vụ dDNS, nó sẽ cấp cho ta một tên miền làm thứ cố định, rồi liên kết tới địa chỉ public ip thực của ta]. Việc đặt địa chỉ IP tĩnh là hữu ích khi sử dụng Metasploit hack ngoài mạng LAN.

Bổ sung:

Địa chỉ IP có 2 phiên bản là IPv4 và IPv6. IPv6 chẳng qua mở rộng tầm giá trị ra với 8 octet, mỗi octet chứa 16 bit [biểu diễn thành số hexa], nhằm đáp ứng yêu cầu hạ tầng mạng với số lượng thiết bị rất lớn.

Quảng cáo

Share this:

Có liên quan

  • Hack máy tính người khác bằng Metasploit Phần 1
  • 12 Th8 2017
  • Trong "Hacking và bảo mật"
  • Nmap Phần 2: Nâng cao
  • 1 Th22 2018
  • Trong "Hacking và bảo mật"
  • Nmap Phần 1: Cơ bản sử dụng Nmap để quét mạng
  • 1 Th21 2018
  • Trong "Hacking và bảo mật"

Video liên quan

Chủ Đề