Học gì để làm giám đốc điều hành

Nếu ví công ty như một đoàn tàu thì CEO chính là người điều khiển, chỉ đạo con tàu đó. Vậy chính xác CEO là gì? Muốn trở thành CEO học ngành gì?

Dù ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào có lẽ bạn đều muốn mình sẽ thăng tiến và phấn đấu để trở thành người đứng đầu trong chính công việc đó. Thế nhưng, để trở thành nhà lãnh đạo thật sự của một tổ chức, công ty hay tập đoàn, bạn nên đi đúng hướng và học đúng ngành chuyên “luyện” ra những CEO tài ba.

Vậy để trở thành CEO học ngành gì? Liệu ngành học đó có quá cao siêu và khó khăn để chúng ta lĩnh hội? Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy bước vào thế giới khám phá của Edu2Review nào!

* Bạn muốn học ngành Kinh tế – Quản lý nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học đào tạo ngành Kinh tế – Quản lý tốt nhất Việt Nam!

CEO là gì? Vai trò của CEO như thế nào?

CEO là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer [giám đốc điều hành], đây là chức vụ điều hành cấp cao của một tập đoàn hay tổ chức. CEO giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị, tạo lập và thực hiện kế hoạch cho chiến lược của công ty, nắm giữ sự thành công chung của cả tổ chức.

CEO được xem là một người đa năng [Nguồn: kynang]

CEO “chuẩn” là một người đa năng, có khả năng quán xuyến và vận hành mọi thứ trong công ty, tổ chức. Cơ bản trong một doanh nghiệp, CEO là người xây dựng chiến lược, tầm nhìn, hướng đi cụ thể, phát triển sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu, phê duyệt các dự án đầu tư, chính sách, quy chế và điều hành hoạt động công ty.

Có thể nói CEO là một chức danh đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của công ty, doanh nghiệp đó, là chìa khóa tạo nên tính chuyên nghiệp trong mọi công đoạn tổ chức và hoạt động.

Đâu là ngành học dành cho các CEO tương lai?

Có thể thấy, việc chọn đúng ngành học và môi trường tốt là một bước đệm để bạn tiến xa trong công việc tương lai của mình. Vậy ngành nghề nào, khối thi nào sẽ là lựa chọn tốt cho định hướng trở thành một CEO tài ba?

Bật mí câu trả lời là bạn có thể chọn thi các khối A, A1, D1, đây là những khối thi mà hầu hết các trường đại học xét tuyển để đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh. Hay nói cách khác, chọn học ngành Quản trị Kinh doanh bạn sẽ tiến gần hơn mục tiêu trở thành CEO của mình.

Ngành Quản trị Kinh doanh được xem là "cái nôi" của những CEO tài ba [Nguồn: AMEC]

Cụ thể, khi học ngành này bạn sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quan đến chuyên sâu về quản trị kinh doanh. Bạn sẽ được học cách điều hành một doanh nghiệp, quản lý tốt tài chính, quản trị marketing, giải quyết rủi ro, thông thạo về chứng khoán, thống kê và kỹ năng lãnh đạo...

Bên cạnh những gì được dạy ở trường, bạn cũng nên trau dồi kiến thức về xã hội, con người. Hơn nữa, xây dựng tốt các mối quan hệ cũng là một điều không thể thiếu trong ngành nghề kinh doanh.

Đồng thời, bạn nên thường xuyên rèn luyện kỹ năng phân tích, phân công, hướng dẫn đồng đội, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cố trong công việc thông qua đảm nhiệm các chức vụ như bí thư, lớp trưởng... tham gia hoạt động xã hội và đi làm thêm khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bạn có thể tham khảo những trường đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh sau đây: Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế TPHCM, Học viện Tài chính, Đại học Quốc tế, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM [HUFLIT]...

Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ là điều không thể thiếu của một CEO [Nguồn: Kinh tế và dự báo]

Hành trang khi bước vào ngành Quản trị Kinh doanh

Vì Quản trị Kinh doanh là một trong những ngành kinh tế được nhiều thí sinh lựa chọn nhất khi thi vào đại học, cao đẳng, do đó, tỉ lệ cạnh tranh sau khi ra trường sẽ rất cao. Chính vì vậy, việc trang bị tốt những kiến thức về kinh tế và kỹ năng bổ trợ sẽ phần nào giúp bạn "định vị" được giá trị của bản thân trước các nhà tuyển dụng.

Khi theo học ngành Quản trị Kinh doanh, bạn nên chủ động tìm kiếm, cập nhật xu hướng phát triển của nền kinh tế, thị trường kinh doanh trong và ngoài nước bằng cách đọc những tài liệu liên quan qua sách, báo... hay tra cứu tin tức trên internet. Việc làm này giúp bạn có thêm kiến thức thực tế trong ngành, nâng cao khả năng tư duy và phân tích.

Bên cạnh đó, bạn nên học thật tốt các kiến thức nền tảng như Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học… để tạo bước đà cho việc đi sâu vào chuyên môn.

Khi bước vô chuyên ngành, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về quản lý và xây dựng kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh với những môn cụ thể như Quản trị nhân sự, Quản trị marketing, Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị rủi ro, Quản trị tài chính...

Tại thời điểm này, bạn nên xác định xem mình phù hợp với lĩnh vực nào sau khi ra trường, để tập trung phát triển thêm các kỹ năng liên quan cần có.

Trang bị cho bản thân thêm một ngôn ngữ là điều có lợi cho dân kinh doanh [Nguồn: edutalk]

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là kỹ năng ngoại ngữ. Cử nhân Quản trị Kinh doanh sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng khi có kiến thức vững chắc, tư duy nhạy bén và ngoại ngữ nhuần nhuyễn.

Hơn nữa, hiện nay tại một số trường đại học, tiếng Anh được sử dụng là ngôn ngữ trong giảng dạy và học tập. Vì vậy, bạn nên trang bị "vũ khí" đặc biệt này để giúp bản thân dễ dàng tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như tự tạo cho mình một cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai.

Sau những thông tin hữu ích vừa rồi, Edu2Review hy vọng sẽ giúp bạn gạt bỏ thắc mắc CEO là gì, muốn trở thành CEO học ngành gì. Việc còn lại của bạn bây giờ là chuẩn bị kiến thức thật tốt để có thể chọn đúng ngành, đúng trường và xa hơn là chinh phục giấc mơ trở thành CEO tài ba của mình nhé! Chúc các bạn thành công!

Ái Hà [Tổng hợp]

Tags

định hướng nghề nghiệp

Ngành quản trị kinh doanh


Giám đốc điều hành [CEO] là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. CEO còn là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.    

  • Phát triển kế hoạch kinh doanh phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
  • Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.
  • Khích lệ và đốc thúc hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong đội nhóm. Cải thiện năng lực của từng thành viên để đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
  • Đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược và đem lại lợi nhuận cao nhất.
  • Điều chỉnh hành lang pháp lý và các quy định trong công ty để đảm bảo doanh nghiệp đi đúng với giá trị cốt lõi và văn hóa, duy trì kỷ luật để tiến tới mục tiêu kinh doanh.
  • Đọc và phân tích báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược / điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với công việc kinh doanh.
  • Xây dựng quan hệ tốt với một vài khách hàng trọng yếu và các cổ đông của công ty.
  • Hiểu sâu và liên tục cập nhật các thông tin về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh.

  • Thời gian hoàn thiện chu trình đơn hàng [Order Fulfilment Cycle Time]
  • Tỷ lệ giao hàng đủ và đúng thời hạn [Delivery In Full, On Time Rate – DIFOT]
  • Tỷ lệ hao hụt hàng tồn kho [Inventory Shrinkage Rate - ISR]
  • Chênh lệch so với tiến độ dự án [Project Schedule Variance - PSV]
  • Chênh lệch chi phí dự án [Project Cost Variance - PCV]
  • Đo lường giá trị thu được [Earned Value Metric]
  • Thời gian tới thị trường [Time to Market]
  • Tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ đầu [First Pass Yield - FPY]
  • Mức độ gia công lại [Rework Level]
  • Chỉ số chất lượng [Quality Index]
  • Chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể [Overall Equipment Effectiveness - OEE]

  • Tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc Cao học các ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh hay các ngành liên quan.
  • Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm với vai trò CEO hoặc các vị trí quản lý tương ứng.
  • Có kiến thức chuyên sâu về tài chính và chiến lược.
  • Có kiến thức rộng về Marketing, PR, Nhân sự, Hành chính, … và các chức năng khác của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru.
  • Có khả năng hoạch định và phân tích chiến lược.
  • Thành thạo tin học văn phòng. Sử dụng ngoại ngữ ở mức độ khá - tốt đủ thông hiểu đối tác và đàm phán. Thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế.
  • Có khả năng tổ chức và lãnh đạo tốt.
  • Khả năng ứng biến và xử lý vấn đề tốt.
  • Có khả năng thuyết trình và thuyết phục tốt.  
  • Là người quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm cao.

  • Bạn có thể nêu 1 ngày làm việc điển hình của 1 CEO được không?
  • Bạn nghĩ để có 1 công việc kinh doanh thành công, 1 doanh nghiệp cần vận hành trơn tru các bộ phận nào? Cách để quản lý tổng thể các đội nhóm đó là gì?
  • Giả sử có 1 trend trong ngành Marketing mới nổi mà hiện tại phòng Marketing của bạn chưa đủ năng lực thực hiện, bạn sẽ làm gì? Tại sao?
  • Đây là báo cáo tài chính trong năm qua của chúng tôi, dưới đây là báo cáo của các phòng ban khác về hiệu quả các khâu Marketing, Nhân sự, … Với kinh nghiệm của mình, bạn nghĩ bạn sẽ đưa doanh nghiệp tăng trưởng đc bao nhiêu % trong năm tới? Bạn có thể nêu sơ qua về chiến lược kinh doanh của mình.
  • Nêu một vài tiêu chí của 1 chiến lược kinh doanh dài hạn tốt.
  • Nêu cách để bạn có thể duy trì mối quan hệ tốt với một số đối tác lớn của chúng ta trên thị trường.
  • Nếu cổ đông của chúng ta đang có vấn đề nội bộ, bạn trên cương vị 1 tổng giám đốc sẽ làm gì để giải quyết mâu thuẫn

Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện dành cho Doanh Nghiệp. Ứng dụng những lý thuyết quản trị hiện đại vào xây dựng giải pháp nhân sự mang tính thực tiễn cao. Bộ giải pháp giúp Doanh Nghiệp từ những giải pháp cơ bản về quản trị thông tin nhân sự, chấm công Á tính lương cho đến các giải pháp quản trị mục tiêu, đánh giá và phát triển nhân sự.

Video liên quan

Chủ Đề