Hoàn cảnh ra đời của triết học Phật giáo

Tính đến thời điểm này Đạo Phật đã truyền bá vào Việt Nam gần 2000 năm, cùng trải qua những biến cố thăng trầm trong lịch sử dân tộc, và có sức sống bền bỉ, gắn bó với nhịp sống của người dân Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam hiện nay vừa giữ được những giáo lý căn bản của Đạo Phật ban đầu vừa có sự dung hòa phù hợp với văn hóa người Việt.

Để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về đạo Phật nói chung và Phật giáo ở Việt Nam nói riêng, Văn Hóa Tâm Linh xin cung cấp các thông tin qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của Phật giáo

Phật giáo bắt nguồn từ đâu, ra đời vào năm nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.

Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo hay nói đúng hơn là hệ thống triết học gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh quan, thế giới quan cùng phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha Gautama dịch thuần Việt là Tất đạt đa Cồ-đàm.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Theo các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh, Đạo Phật ra đời khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở vùng phía Tây Bắc Ấn do thái tử Siddhartha Gautama sáng lập hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Ai là người sáng lập ra đạo Phật?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ một thái tử có tên là Tất Đạt Đa đã từ bỏ ngai vàng giàu sang để tìm đến con đường tu đạo, đã trở thành giai thoại lưu truyền muôn đời.

Phụ Thân của ngài là Tịnh Phạn, mẫu thân ngài là Ma Gia. Câu chuyện về cuôc đời của Ngài từ lúc bắt đầu như đã gánh trên mình sứ mệnh khác thường. Ngài được thụ thai một cách thần kỳ, mẫu thân ngài nằm mơ thấy con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà rằng đứa bé sinh ra sẽ là vị vua vĩ đại hoặc là một nhà hiền triết cao quý. Ngày ngài ra đời cũng là ngày mẫu thân ngài qua đời ngay trong vườn Lâm Tỳ Ni. Ngài bước đi bảy bước lúc đản sanh và nói “ ta đã đến nơi”.

Vì sinh ra trong hoàng tộc, ngài có một thời niên thiếu hoan lạc. Ngài lập gia đình với nàng Da Du Đà La và có một cậu con trai là La Hầu La. Tuy nhiên, cuộc sống hoang lạc kết thúc vào năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ cuộc sống hiện tại và cả di sản của hoàng tộc để trở thành một người tầm đạo lang thang hành khất, đi tìm chân lý sống đích thực.

Lịch sử ra đời của Phật Giáo

Kể từ lúc Ngài Tất Đạt Đa khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giải thoát. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời gian của mình cho công cuộc hoằng hóa độ sanh. Ngài chu du khắp đất nước Ấn Độ xưa, từ cực Bắc dưới chân núi Himalaya, đến cực Nam bên ven sông Ganges [sông Hằng].

Trong quá trình lang thang tìm giá trị đích thực của hạnh phúc, của sự giải thoát, ngài đã suy nghĩ đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh cao thượng, siêu lý luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc.

Truyền bá đạo Phật

Khi ngài cảm rõ những điều mà chúng sanh thì luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã,… Ngài trăn trở làm sao để con người dễ dàng chấp nhận và cảm thấu được giáo lý ấy? Bằng trí tuệ giác ngộ sâu sắc của mình, Đức Thế Tôn thực hiện ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên và gióng lên tiếng trống Pháp – bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình.

Đây cũng là lúc ngài tuyên bố với bốn phương ba cõi rằng con đường cứu khổ, con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt, cõi Niết Bàn đã được khai mở  “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…” và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận. Phật Giáo ra đời từ đây và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.

Quá trình phát triển của đạo Phật

Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ tổ chức các phong trào truyền giáo nhưng những giáo huấn của đức Phật lại được lan truyền xa rộng, ban đầu là trên tiểu lục địa Ấn Độ và rồi dần xuyên suốt cả Châu Á.

Khi đến với mỗi vùng đất mới, văn hóa mới, đạo Phật lại được thay đổi để phù hợp với tâm lý của người dân khu vực đó, nhưng hoàn toàn giữ lại bản chất, những điểm tinh túy về trí tuệ và lòng bi mẫn. Đạo Phật không có người đứng đầu như vui tôi, đại diện là những tăng ni tu sĩ, người được học và cảm thấu sâu sắc Phật Pháp, là vị lãnh tụ tinh thần cho những quý Phật tử, đạo hữu.

Đạo Phật có hai nhánh chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tiểu Thừa nhấn mạnh đến sự giải thoát cá nhân, trong khi Đại Thừa chú trọng đến việc tu tập thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sanh. Mỗi nhánh lại được chia làm nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn tồn tại ba hình thức chính là Tiểu thừa ở Đông Nam Á, và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

Sự lan rộng của đạo Phật ở hầu hết các nơi diễn ra một cách an hòa, theo nhiều cách. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lập ra tiền lệ về việc chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình cho những người  có lòng ham học hỏi, bất kể quốc gia, ngôn ngữ. Ngài hoàn toàn không kêu gọi người khác phải từ bỏ tôn giáo của mình hay cải đạo để theo đạo mới. Ngài chỉ cố gắng giúp mọi chúng sanh vượt qua những khổ đau của chính mình, thoát khỏi vô minh và hướng đến giải thoát. Có lẽ chính vì mục đích tốt đẹp đó mà đạo Phật đã ra đời và phát triển bền vững cho đến hôm nay và cả mai sau.

Từ khóa:đạo phật, phật giáo

Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh [Pays blues] đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này.

Bạn đang xem: Nguồn gốc của đạo phật

Trước thời Đức Phật xuất hiện, về mặt tư tưởng Tôn giáo, triết học cũng như kinh tế, chính trị và xã hội Ấn Độ vô cùng phức tạp. Lúc bấy giờ, Ấn Độ có trên 62 học thuyết khác nhau, chi phối toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học, nổi bật nhất là Bà La Môn Giáo. Ấn Độ như một thành phố phức tạp, bao học thuyết là bao đường đan chéo nhau, đa dạng vô cùng . Bởi các học thuyết đó không tránh khỏi vành đai tranh chấp, không tô điểm cho đời bằng vẻ đẹp an vui hạnh phúc. Còn xã hội thì phân chia bốn giai cấp rõ rệt; giai cấp Bà La Môn [ Brahmana ] và giai cấp Sát Đế Lợi [ Ksatriya ] được xem là những người thuộc giai cấp bề trên, thụ hưởng mọi quyền lợi, là giai cấp thống trị; còn gia cấp Phệ Xá [ Vaisya ] và Thủ Đà La [ Sùdra ] là những hạng nô lệ, tiện dân luôn bị xã hội khinh miệt, chà đạp, không được luật pháp bảo hộ. Họ là những người ở dưới đáy xã hội, luôn bị áp bức bóc lột không chút thương tiếc, nhất là giai cấp Thủ Đà La. Sống dưới một xã hội về vật chất thì đang rên siết dưới ách bất công, với bao phiền trược vây quanh, bao nghịch duyên đau khổ luỵ phiền. Về tinh thần thì đang quay cuồng, điên đảo trong những luồng tư tưởng lý thuyết rối ren. Con người còn biết bám víu vào đâu ? biết tin tưởng vào ai ? Thật là một diễn cảnh vô cùng bi thảm, Vì thế con người luôn khát khao có một lối sống tươi đẹp chân chánh để vượt qua thác loạn của cuộc đời .

Giữa hoàn cảnh xã hội bế tắc và con người dường như không còn lối thoát cho cuộc đời. Chính giờ phút quan trọng ấy, Đức Phật, bậc vĩ nhân trong các vĩ nhân đã xuất hiện như mặt trời sáng ấm ban mai, xua tan bóng tối của đêm đen dày đặc đã từ lâu che phủ nhân sinh. Đây là sự kiện trọng đại nhất trong các sự kiện trọng đại của lịch sử nhân loại. Sự xuất hiện của đức Thế Tôn là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai còn mê ngủ trong đêm dài tăm tối; là thông điệp cứu khổ cho vạn loại chúng sinh đang sống trong cảnh lầm than, mê mờ đầy dẫy tham , sân , si . . .

1. Khái niệm

Phật: tiếng Phạn là Buddha, nghĩa là sáng suốt.

Phật là bậc sáng suốt hoàn toàn, giác ngộ hoàn toàn, rồi đem sự giác ngộ ấy mà giác ngộ chúng sinh. Do đó mới nói rằng: Phật tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Trong Cực Lạc Thế Giới có vô số chư Phật, có những vị đã nhập Niết bàn, có những vị Phật thường du Ta-bà Thế giới để trợ giúp nhân sinh.

Giáo: Dạy dỗ, Giáo cũng là tôn giáo.

- Phật giáo là những lời, những điều Phật dạy, tạo thành một giáo pháp có hệ thống, để dạy dỗ nhân sinh. Đó là một nền Giáo lý và Triết lý rất cao thượng, dạy chúng sinh tự tỉnh, tự ngộ, tự giác, để cuối cùng thành Phật.

- Phật giáo là một tôn giáo lớn trên toàn cầu, truyền bá trong nhiều nước, có số tín đồ tổng cộng gần một tỷ người. Số tín đồ Phật giáo đông nhất ở các nước Á Châu như: Ấn Độ, Népal, Tích Lan [Sri Lanka], Miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Miên, Việt Nam, Nhật, Triều Tiên. vv …

2. Nguồn gốc của Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo rất cổ, có từ lâu đời, kể từ lúc nhân loại hình thành nếp sống quần tụ thành xã hội. Cách đây khoảng 2600 năm, Đức Thích Ca giáng sinh nơi nước Ấn Độ, tu hành chuyên nhất trong hơn 6 năm, đắc đạo thành Phật, chứng ngộ được giáo lý Tứ Diệu Đế, giúp con người giải khổ, và giải thoát khỏi vòng Luân hồi sinh tử, mở ra một con đường mới thích hợp với trình độ tiến hóa của nhân sinh thời đó, vì Đạo Bà-La-Môn lúc bấy giờ rất suy tàn, giáo lý bị sửa cải nhiều làm cho xã hội Ấn Độ có những bất bình đẳng trầm trọng, khiến con người xa vòng Thiên lương, trầm luân trong bể khổ.

Đức Phật Thích Ca đem giáo lý mà Ngài chứng ngộ được giảng giải cho chúng sinh trong suốt 45 năm, tạo thành một nền Phật giáo rất cao siêu, do Đức Phật Thích Ca làm Giáo Chủ. Phật giáo lưu truyền từ đó đến ngày nay.

Nhưng đến năm Giáp Tý [1924 theo Tây lịch, 2468 theo Phật lịch], mở đầu một kỷ nguyên mới, với số nhân loại rất đông đúc có trình độ tiến hóa rất cao, mỗi ngày mỗi nhảy vọt, nên Phật giáo đã trải qua 2468 năm không còn thích hợp với đà tiến hóa của nhân sinh, không còn hiệu quả trong công việc kềm chế tâm lý của nhân sinh; hơn nữa, sau đời Lục Tổ Huệ Năng, ngôi vị Tổ Sư Phật giáo không còn được truyền kế với Y Bát nữa, nên Phật pháp bị người đời sửa cải thêm bớt nhiều hơn, làm cho giáo lý Phật giáo càng xa dần Chính pháp và cuối cùng thì hoàn toàn bị thất chân truyền.

3. Giáo lý của Phật giáo

Giáo lý căn bản của Phật giáo là Tứ Đế và Thập nhị Nhân Duyên.

- Tứ Đế còn gọi là Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế, Lý Bốn Đế. [Tứ là 4, Đế là lời dạy chân thật và căn bản, Diệu là huyền diệu, Thánh là thiêng liêng, Lý là giáo lý].

- Thập nhị Nhân duyên là 12 cái nhân duyên, nhân này sinh ra quả nọ, quả nọ trở thành nhân khác sinh ra quả khác, 12 lần như vậy trong một đời sống của con người nơi cõi trần, tạo thành một vòng tròn khép kín, chỉ cho thấy không có cái nhân nào là đầu tiên, không có cái quả nào là cuối cùng.

3.1. Tứ Đế

Tứ Đế là 4 chân lý huyền diệu tuyệt đối mà người giác ngộ mới cảm biết được. Trước khi Đức Phật Thích Ca thuyết minh giáo lý này thì các vị hiền triết đương thời chưa ai khám phá được.

Bốn Đế này là thật, nếu ai không biết và không thực hành thì không sao giải thoát được. Đức Phật Thích Ca thuyết giáo lý này lần đầu tiên để độ nhóm Kiều Trần Như gồm 5 Ông: Kiều Trần Như, A-Xá-Bà-Thệ, Ma-Ha Bạt-Đề, Ma-Ha Câu-Lợi, Thập-Lực Ca-Diếp.

Nhờ nghe Phật giảng Tứ Diệu Đế mà 5 Ông giác ngộ, liền quy y theo Phật, và đắc quả A-La-Hán.

Từ đó mới bắt đầu có Tam Bảo [3 điều quí báu]: Đức Phật Thích Ca là Phật Bảo, Giáo lý Tứ Diệu Đế là Pháp Bảo, 5 người giác ngộ theo làm đệ tử của Phật là Tăng Bảo.

Pháp Bảo Tứ Đế gồm:

-Khổ Đế

-Tập Đế

-Diệt Đế

-Đạo Đế.

3.1. Khổ Đế

Tất cả việc gì không vừa lòng là khổ. Đức Phật chia ra làm 3 thứ Khổ: Khổ khổ, Hoại khổ, Hành khổ.

- Khổ khổ:

Cái khổ có từ vô lượng kiếp trong quá khứ chồng chất lên tạo nên hình tướng của ta trong hiện tại. Mang hình hài xác thịt là kết hợp những điều đau khổ, trải qua thời gian sinh sống, con người phải chịu đựng những cái khổ bên trong do mình tự tạo ra và những cái khổ bên ngoài do Thiên tai, ách nước, vv… Chỉ có bậc trí thức nhìn vào thực trạng thì hiểu biết, còn người mê, dầu có giải thích, họ cũng không sáng tỏ được. Vậy, Khổ khổ là cái khổ trong kiếp trước và cái khổ trong kiếp này chồng chất lên nhau.

- Hoại khổ:

Hễ có sinh ắt có diệt. Thế nên, xác thân con người lúc mới sinh ra, lớn lên , già nua rồi chết, đó là khổ. Hoại khổ là cái khổ do sự tàn phá của thời gian mà không ai cưỡng lại được.

- Hành khổ:

Hành khổ là cái khổ do nơi những hành động của tinh thần và vật chất phát sinh. Phiền não chính là Hành khổ. Khi nào tư tưởng chấm dứt, tâm ý ngừng nghỉ mọi hoạt động thì lúc bấy giờ tinh thần mới hết hành và mới hết khổ. Hễ còn Hành là còn Khổ. Ba loại Khổ trên đây là của chúng sinh. Nếu nói riêng về cái khổ của con người thì Phật diễn tả 8 trạng thái khổ sau đây:

+ Sinh khổ: Lúc sinh ra đã khổ và lúc sống cũng khổ.

+ Bệnh khổ: Bệnh tật là cái khổ dây dưa nhất trong đời sống con người và làm cho những người thân yêu khổ lây với mình.

+ Lão khổ: Già thì khổ. Vai run, gối mỏi, lưng đau, mắt mờ, tai điếc, … không làm được việc gì nên tinh thần bứt rứt, đau khổ.

+ Tử khổ: Đã sống thì ắt sợ chết, thấy cái chết đến mà không tránh khỏi thì rất lo sợ, khổ sở. Khi chết, bỏ lại nơi cõi trần nhiều điều luyến tiếc. Chết là biệt ly nên khổ sở.

+ Ái biệt ly khổ: Yêu mà xa cách thì khổ. Nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, danh vọng, vợ đẹp con ngoan, nghĩ đến việc bỏ rơi hết thảy thì khổ vô cùng.

+ Cầu bất đắc khổ: Mong ước mà không được thì khổ. Biết bao người ôm mộng giàu sang hay khanh tướng mà không thực hiện được thì thất chí đau khổ.

+ Oán tắng hội khổ: Oán thù, ganh ghét, mà ở chung đụng nhau thì khổ. Oán tắng hội khổ còn chỉ cái khổ khi sống trong nghịch cảnh. Những cuộc tranh danh đoạt lợi cũng sinh ra cái khổ này.

Xem thêm: Phong Thủy Giúp Bạn Giã Từ Cuộc Sống Độc Thân, 5 Cách Để Giã Từ Cuộc Sống Độc Thân

+ Ngũ ấm xí thạnh khổ: Ngũ ấm là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Trạng thái khổ thứ 8 này bao trùm lên hết mọi nỗi khổ đau của con người. Sự thịnh suy của Ngũ ấm tức là sự thịnh suy của vật chất lẫn tinh thần.

Con người đã cảm thông được những cảnh khổ não này thì thấy rằng, trong cõi đời này, không một giây phút nào con người được trọn vui.

3.1.2. Tập Đế

Tập là tụ họp mà thành. Vậy những cái gì tụ tập lại mà thành ra cái khổ ?

Để giải thích nguyên do của Khổ, Phật nói về quá khứ. Cái quá khứ đó trải qua vô lượng kiếp, nó là Nhân của kiếp sống hiện tại. Sự đau khổ mà con người phải gánh chịu trong kiếp sống này là hậu quả của những việc làm hung ác của họ trong kiếp trước. Để chứng minh chân lý này, Đức Phật nói về Thuyết Nhân Quả và Luân Hồi. Căn bản của thuyết này là Thập nhị Nhân Duyên. [Xem phần sau]. Những điều kết tập xấu xa của kiếp trước gây khổ cho kiếp này nhiều không kể hết, nhưng tựu trung gồm 10 loại sau đây :

- Tham: Tham lam thì ích kỷ.

- Sân: Sự nóng giận đốt cháy lương tri.

- Si: Mê lầm do ngu dốt.

- Mạn: Kiêu căng, ganh tỵ nhỏ nhen.

- Nghi: Nghi ngờ. Hạng người này có nhiều phiền não lo âu hơn ai hết. Họ nghi ngờ tất cả, không bao giờ họ cảm thấy yên lòng.

- Thân kiến: Sự thấy biết của thân, biết cái Ta trên phương diện vật chất chớ không biết cái Phật tính của mình.

- Biên kiến: Sự thấy biết một bên, không bao quát, nên nhỏ hẹp, dễ có quyết định sai lầm.

- Kiến thủ: Bảo thủ cái biết của mình.

- Giới cấm thủ: Làm theo lời răn cấm của Tà giáo, nên có những hành động phạm pháp.

- Tà kiến: Những điều thấy biết không chân chính. Tà kiến là còn mê, Chinh kiến là giác.

Đó là 10 thứ phiền não mà con người đã kết tập chất chứa trong vô lượng kiếp đã qua và hiện tại. Đó là nguyên nhân phát sinh ra Khổ Đế.

3.1.3.Diệt Đế

Diệt là tiêu diệt, trừ bỏ. Ta đã thấy rõ cái căn nguyên của sự khổ, thấy rõ Nhân và Quả, nên muốn diệt khổ, ta chỉ cần trừ bỏ tất cả Nhân ấy.

Như vậy, ta cần phải lấy Thập nhị Nhân Duyên mà đi ngược lên dần và diệt dần, cuối cùng ta sẽ diệt được cái Vô minh. Vô minh đã mất thì như Mặt Trời ló ra khỏi đám mây đen, ta sẽ thoát ra được vòng Luân hồi đầy đau khổ.

3.1.4. Đạo Đế

Đạo đế là con đường phải noi theo để thoát khổ. Phật vẫn chủ trương lấy cái trí hiểu biết sáng tỏ mà phá sự si mê, nhưng cái trí sáng tỏ vẫn chưa đủ, cần phải có cái năng lực thực hành thì mới diệt được nguồn gốc của phiền não. Cái năng lực thực hành ấy có 8 con đường để tu cho thành Chính quả. Đó là Bát Chính đạo. Bát Chính đạo gồm:

a] Chính kiến: Thấy rõ biết rõ chân lý, không để cho Tà kiến che lấp sự sáng suốt của mình, khiến cho sự thấy biết của mình không sai lầm.

b] Chính tư duy: Suy nghĩ tưởng nhớ điều chân chính. Thể hiện Chính tư duy là suy nghĩ những điều lợi mình lợi người, không hại ai cả. Muốn Chính tư duy thì không tham, không sân, không si.

c] Chính ngữ: Lời nói ngay thẳng chân thật, chân thật với chính mình và chân thật với mọi người. Trái với Chính ngữ là Vọng ngữ. Người thực hành được Chính ngữ thì thoát khỏi Khẩu nghiệp.

d] Chính nghiệp: Hành động chân chính, không làm điều gian ác. Muốn được Chính nghiệp thì phải gìn giữ chặt chẽ các Giới cấm.

e] Chính mạng: Sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, thanh bạch, không tham lợi mà bỏ nhân nghĩa, không thừa cơ đục nước béo cò.

g] Chính Tinh tấn: Chuyên cần học tập, tu luyện cho tiến bộ. Muốn vậy phải giữ tâm trí chân chính, sáng suốt.

h]Chính niệm: Tưởng nhớ điều chân chính, để cuối cùng giữ cho Tâm được thanh tịnh, đến chỗ không không.

i] Chính định: Tập trung tư tưởng, tức là định cái Tâm của mình vào đạo lý chân chính. Đó là sự Thiền định để giữ cái Tâm cho thanh tịnh hoàn toàn.

Bát Chính đạo giúp cho người tu trị được mình, đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, tức là đắc đạo.

3.2. Thập nhị Nhân duyên

Thập nhị Nhân duyên là 12 cái Nhân duyên. Nhân là nguyên nhân, như hạt lúa làm Nhân sinh ra cây lúa; Duyên là cái bổ trợ cho hạt lúa sinh ra cây lúa, như là: ánh sáng, nước, phân, công chăm sóc. Vậy Nhân duyên là cái nguyên nhân và cái bổ trợ cho cái nguyên nhân ấy thành cái quả.

Thập nhị Nhân duyên nói rõ sự tương quan của tất cả hiện tượng vật lý và tâm lý. Sự vật vốn có sinh có diệt, biến chuyển theo Luật Nhân Quả, không hề bị tiêu diệt hoàn toàn. Nói cách khác, mọi sự vật đều không có bản thể độc lập, mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, và là vô thường, luôn luôn biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Xem thêm: Đạo Hindu Ở Ấn Độ - Đạo Hindu [ Ấn Độ Giáo] Hindu Là Tôn

Trong 12 Nhân duyên, không thể nêu ra một nhân duyên nào là nguyên nhân đầu tiên, bởi vì 12 Nhân duyên tạo thành 12 cái mắt xích đan vào nhau thành một vòng tròn liên tục, không có cái bắt đầu, không có cái cuối cùng [Vô thủy vô chung], mà người ta gọi là Bánh xe Sinh hóa, hay Bánh xe Luân hồi, được biểu diễn bằng hình vẽ dưới đây.

Bánh xe luân hồi biểu thị thập nhị nhân duyên

Video liên quan

Chủ Đề