Hành tinh nào có sự sống

Ngày 5/12, cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ [NASA] thông báo chương trình không gian Kepler đã khẳng định được một hành tinh nằm trong vùng "có thể có sự sống" do khoảng cách của hành tinh này với một ngôi sao tương tự như Mặt trời vừa đủ để bề mặt hành tinh không quá nóng hoặc quá lạnh, cho phép lưu giữ nước.

Kepler-22b theo mô phỏng của NASA. Ảnh: NASA


Hành tinh vừa được tìm thấy, có tên Kepler-22b, là hành tinh nhỏ nhất cho đến nay tìm được nằm trong vùng có thể có sự sống. Kepler-22b có đường kính lớn gấp 2,4 lần Trái đất, nằm cách Trái đất 600 năm ánh sáng. Hành tinh này quay quanh một ngôi sao giống Mặt trời theo một quỹ đạo dài 290 ngày.

Ngôi sao này thuộc nhóm G, tức là tương đương với Mặt trời. Hiện nay, các nhà khoa học chưa biết bề mặt của Kepler-22b là đá, là khí hay hỗn hợp lỏng. Tuy nhiên, việc phát hiện ra Kepler-22b là một bước tiến trong cuộc khám phá các hành tinh giống như Trái đất.

Kết quả của chương trình Kepler cũng cho thấy trong Dải thiên hà có rất nhiều hành tinh có kích thước bằng từ 1 đến 4 lần Trái đất. Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 2/2011 đến nay, số lượng các vật thể có thể là hành tinh với kích thước xấp xỉ Trái đất tìm được đã tăng lên hơn gấp đôi.

Các nhà khoa học NASA cho rằng, sự gia tăng nhanh chóng này cho thấy tiềm năng chương trình Kepler có thể tìm được sự sống ngoài Trái đất./.

Tàu thăm dò vũ trụ Kepler của NASA phát hiện 12 trong số hơn 1.000 hành tinh ở Ngân hà có quỹ đạo quanh sao mẹ giống Trái Đất và có thể tồn tại sự sống.

Những hành tinh có thể tồn tại sự sống giống trái đất được phát hiện bởi Tàu thăm dò vũ trụ Kepler


Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ [NASA] hôm qua công bố tìm thấy một hành tinh có thể là "Trái Đất thứ hai", được đặt tên Kepler-452b. Bên trái là Trái Đất và sao mẹ - Mặt Trời, bên phải là mô phỏng Kepler-452b và sao mẹ của nó.
Giới khoa học vẫn chưa thể nói hành tinh này có đại dương và lục địa giống Trái Đất hay không. Hành tinh này to hơn Trái Đất 60%, cách chúng ta khoảng 1.400 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Cygnus.


Trước đó, hôm 17/4/2014, các nhà khoa học phát hiện một hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất, xoay quanh sao mẹ trong vùng "có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng, thích hợp cho sự sống phát triển [HB]".
Điều này không có nghĩa ở đó có sự sống, Thomas Barclay, nhà khoa học Viện nghiên cứu môi trường Bay Area, Mỹ và đồng sự cho biết. Họ đặt tên cho hành tinh này là Kepler-186f.
Kepler-186f có thể coi là "họ hàng của Trái Đất hơn là một Trái Đất thứ hai. Nó chứa đựng nhiều yếu tố giống với Trái Đất." Hành tinh do Kính thiên văn Vũ trụ Kepler phát hiện, cách chúng ta khoảng 500 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Cygnus. Một họa sĩ đã vẽ ảnh trên, mô phỏng Kepler-186f.


Tháng 6/2013, các nhà khoa học tuyên bố có ba hành tinh quay quanh ngôi sao Gliese 667c có thể ở được. Ảnh trên là viễn cảnh về một trong ba hành tinh, hướng về sao mẹ ở giữa bầu trời. Hai hành tinh còn lại là hai ngôi sao nhỏ phía xa.


Biểu đồ thể hiện những hành tinh được cho là quay quanh sao mẹ Gliese 667C. Trong đó, c, f và e có khả năng tồn tại nước dạng lỏng. Những hành tinh còn lại mặc dù kích thước tương tự, nhưng không có những điều kiện để tồn tại sự sống.


Biểu đồ những hành tinh mới được Kepler phát hiện, chia theo kích cỡ so sánh với Trái Đất. Kepler-22b được công bố tháng 12/2011, ba hành tinh còn lại công bố hôm 18/4/2013. Tất cả đều có thể tồn tại sự sống, nhưng con người vẫn chưa xác định được cấu tạo và khí quyển của chúng.


Biểu đồ so sánh các hành tinh trong hệ Mặt Trời với hành tinh trong hệ Kepler-62. Cả 5 hành tinh cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng.


Đồ họa Kepler-62e, hành tinh có quỹ đạo quanh một ngôi sao nhỏ hơn và lạnh hơn Mặt Trời, cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Lyra.


Đồ họa về Kepler-62f, cùng hệ với Kepler-62e.


Biểu đồ so sánh hành tinh trong hệ Mặt Trời với hành tinh trong hệ Kepler-69, trong đó Kepler-69c và 69b có khả năng tồn tại sự sống.


Kepler-69c cách Trái Đất 2.700 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Cygnus.


Đồ họa thể hiện những loại hành tinh khác nhau do tàu thăm dò vũ trụ Kepler của NASA phát hiện.

Theo VnExpress

Theo các nhà khoa học, các ngôi sao trong dải Ngân Hà đều nằm gần từ một đến ba hành tinh có thể có sự sống.

>> 60 tỷ hành tinh có thể hỗ trợ sự sống

Hàng tỉ hành tinh có sự sống trên dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn học đã đưa ra kết luận này sau khi tính toán số hành tinh nằm ở khu vực cách ngôi sao một khoảng cách vừa đủ để có nhiệt độ ấm và đại dương nước, từ đó sẽ có sự sống.

Nhà nghiên cứu Steffen Kjaer Jacobsen thuộc Đại học Copenhagen [Đan Mạch] cho biết: “Theo các số liệu và những thông tin mà chúng tôi có được, phần lớn các hành tinh nằm trong khu vực có thể sống được sẽ là các hành tinh rắn có thể có nước dạng lỏng và tồn tại sự sống”.


Mỗi ngôi sao trong Dải Ngân Hà đều có từ 1 đến 3 hành tinh có thể có tồn tại sự sống.

Phát hiện này dựa trên một dữ liệu từ vệ tinh không gian Kepler của NASA [Mỹ], trước đó đã xác nhận có sự tồn tại của khoảng 1.000 hành tinh đang quay quanh các ngôi sao trong dải Ngân Hà và đã xác định khoảng 3.000 hành tinh có thể có sự sống.

Nhiều ngôi sao tại Dải Ngân Hà nằm trong một hệ gồm từ 2 đến 6 hành tinh, nhưng các nhà khoa học tin rằng vẫn còn nhiều hành tinh chưa được phát hiện bởi Kepler, vốn chỉ phù hợp trong việc phát hiện các hành tinh lớn có quỹ đạo gần với ngôi sao.

Để xác định được vị trí của các hành tinh “chưa tìm thấy” này, các nhà khoa học đã ứng dựng một khái niệm toán học đã có từ 250 năm trước có tên là định luật Titius-Bode, đã từng được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của sao Thiên Vương trước khi chính thức phát hiện qua kinh viễn vọng.

Định luật này nói rằng, có một tỉ lệ nhất định giữa các chu kỳ quay quanh mặt trời của các hành tinh trong cùng một hệ. Do đó, nếu ta biết được thời gian cần thiết để một hành tinh quay quanh một ngôi sao, ta có thể tính được thời gian của các hành tình còn lại và qua đó ước lượng vị trí của chúng trong hệ. Ngoài ra, nó có thể xác định số hành tinh thực sự của một hệ mặt trời.

“Chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp này để tính toán vị trí của các hành tinh trong 151 hệ, nơi vệ tinh Kepler mới chỉ phát hiện được từ 3 đến 6 hành tinh”, ông Jacobson cho biết.

“Định luật Titius-Bode tỏ ra chính xác với 124 hệ hành tinh. Bằng cách này chúng tôi đã thử phán đoán liệu có còn hành tinh nào khác trong các hệ hay không. Nhưng chúng tôi chỉ tính toán dựa trên các hành tinh mà các bạn có thể thấy qua Kepler”.

Theo đó, các nhà khoa học đoán được tổng cộng có 228 hành tinh trong 151 hệ và kết luận rằng mỗi hệ có trung bình từ 1 đến 3 hành tinh trong vùng có thể sinh sống được. Điều này có nghĩa là trong dải Ngân Hà có hàng tỉ ngôi sao nằm trong một hệ có những hành tinh nơi nước và sự sống tồn tại.

Các nhà khoa học đã đưa ra một danh sách gồm 77 hành tinh có sự sống “chưa tìm thấy”, nhiều khả năng có thể được phát hiện khi chúng đi ngang qua ngôi sao trong hệ của chúng.

Theo VietNamNet

Nhưng phát hiện gần đây về phosphine sinh học có thể có trong các đám mây của sao Kim nhắc nhở chúng ta rằng ít nhất một số thành phần này cũng tồn tại ở những nơi khác trong hệ mặt trời. Vậy đâu là những địa điểm hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài Trái đất?

Sao Hỏa

Sao Hỏa có các chỏm băng ở hai cực của hành tinh. Ảnh: ESA.

Sao Hỏa là một trong những thế giới giống Trái đất nhất trong hệ mặt trời. Hành tinh này có một ngày 24,5 giờ, các chỏm băng ở hai cực mở rộng và co lại theo mùa và một loạt các đặc điểm bề mặt được tạo nên do nước trong suốt lịch sử của hành tinh.

Việc phát hiện một hồ nước bên dưới chỏm băng ở cực nam và khí mê-tan trong khí quyển sao Hỏa [thay đổi theo mùa và thậm chí cả thời gian trong ngày] khiến sao Hỏa trở thành một ứng cử viên rất thú vị cho sự sống. Mê-tan rất quan trọng vì nó có thể được tạo ra bởi các quá trình sinh học. Nhưng nguồn gốc thực sự của khí mê-tan trên sao Hỏa vẫn chưa được biết đến.

Có thể sự sống đã có được chỗ đứng vững chắc, với bằng chứng cho thấy hành tinh này từng có một môi trường lành tính hơn nhiều. Ngày nay, sao Hỏa có bầu khí quyển rất mỏng, khô, gần như hoàn toàn là carbon dioxide. Điều này khiến sao Hỏa chịu nhiều bức xạ mặt trời và vũ trụ. Nếu sao Hỏa giữ lại được một trữ lượng nước bên dưới bề mặt của nó, thì không phải là không thể có sự sống.

Europa

Bề mặt băng giá của Europa là một dấu hiệu tốt cho sự sống ngoài hành tinh. Ảnh: NASA.

Europa được phát hiện bởi Galileo Galilei vào năm 1610, cùng với ba mặt trăng khác lớn hơn của sao Mộc. Nó nhỏ hơn một chút so với mặt trăng của Trái đất và quay quanh sao Mộc ở khoảng cách khoảng 670.000 km, cứ 3,5 ngày một lần.

Europa liên tục bị ép và kéo giãn bởi các trường hấp dẫn cạnh tranh của sao Mộc và các mặt trăng Galilean khác, theo một quá trình được gọi là uốn thủy triều.

Mặt trăng Europa được cho là có một thế giới hoạt động về mặt địa chất, giống như Trái đất, vì sức ép mạnh của thủy triều làm nóng phần kim loại đá bên trong và khiến nó nóng chảy một phần.

Bề mặt của Europa là một vùng băng nước rộng lớn. Nhiều nhà khoa học cho rằng bên dưới bề mặt đóng băng là một lớp nước lỏng tạo ra một đại dương trên toàn hành tinh.

Bằng chứng cho đại dương này là các mạch nước phun trào qua các vết nứt trên bề mặt băng. Từ trường yếu và địa hình hỗn loạn trên bề mặt có thể đã bị biến dạng bởi các dòng hải lưu xoáy bên dưới. Tấm chắn băng giá này cách ly đại dương dưới bề mặt khỏi cái lạnh cực độ và áp suất của không gian, cũng như các vành đai bức xạ dữ dội của sao Mộc.

Ở dưới đáy của thế giới đại dương này, các nhà khoa học tưởng tượng có thể tìm thấy các miệng phun thủy nhiệt và núi lửa. Trên Trái đất, những đặc điểm như vậy thường hỗ trợ các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng.

Enceladus

Ảnh cắt từ clip theo dõi chùm tia mặt trăng của sao Thổ Enceladus. Nguồn: NASA. 

Giống như Europa, Enceladus là một mặt trăng phủ băng với một đại dương nước lỏng dưới bề mặt. Enceladus quay quanh sao Thổ và lần đầu tiên được các nhà khoa học chú ý đến như một thế giới tiềm năng có thể sinh sống được sau khi phát hiện bất ngờ về các mạch nước phun khổng lồ gần cực nam của hành tinh này.

Những tia nước thoát ra từ các vết nứt lớn trên bề mặt và do trường hấp dẫn yếu của Enceladus, nước phun ra ngoài không gian. Chúng là bằng chứng rõ ràng về một kho chứa nước lỏng dưới lòng đất.

Không chỉ phát hiện nước trong các mạch ngầm mà còn có một loạt các phân tử hữu cơ và quan trọng là các hạt đá silicat nhỏ chỉ có thể hình thành nếu nước dưới đại dương tiếp xúc đá dưới đáy đại dương ở nhiệt độ ít nhất 90˚C. Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho sự tồn tại của các miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương, cung cấp hóa chất cần thiết cho sự sống và các nguồn năng lượng.

Titan

Bầu khí quyển của Titan giống như một quả bóng màu cam mờ. Ảnh: NASA.

Titan là mặt trăng lớn nhất của sao Thổ và là mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời có bầu khí quyển đáng kể. Bầu khí quyển ở đây chứa một lớp sương mù dày màu cam gồm các phân tử hữu cơ phức tạp và một hệ thống thời tiết khí mê-tan thay cho nước, với những cơn mưa theo mùa, thời kỳ khô hạn và những cồn cát do gió tạo ra trên bề mặt.

Khí quyển bao gồm chủ yếu là nitơ, một nguyên tố hóa học quan trọng để tạo ra các protein trong tất cả các dạng sống đã biết. Các quan sát bằng radar đã phát hiện ra sự hiện diện của các dòng sông và hồ mê-tan lỏng và etan và có thể là sự hiện diện của các núi lửa băng, là một loại núi lửa phun chất bay hơi như nước, amoniac hoặc mê-tan, thay vì dung nham. Điều này cho thấy Titan, giống như Europa và Enceladus, có trữ lượng nước lỏng dưới bề mặt.

Ở khoảng cách xa so với Mặt trời, nhiệt độ bề mặt trên Titan là -180˚C, quá lạnh để nước giữ được dạng lỏng. Tuy nhiên, các hóa chất dồi dào có sẵn trên Titan đã làm dấy lên suy đoán rằng các dạng sống có khả năng tạo ra những chất hóa học cơ bản khác cho các sinh vật trên cạn có thể tồn tại ở đó.

HOÀNG DƯƠNG [Theo The Conversation]

Video liên quan

Chủ Đề