Hạch toán hàng bán bị trả lại trên misa năm 2024

Hàng bán bị trả lại là hàng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách…Công ty kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 133 và 200:

Khi bên mua xuất trả lại hàng cho bên bán thì phải xuất hóa đơn hàng bán trả lại. Nếu bạn chưa biết viết thì có thể xem thêm: Cách viết hóa đơn hàng bán trả lại

Chú ý: - Tài khoản hàng bán bị trả lại – Tài khoản 5212 [Nếu theo Thông tư 200 hoặc QĐ 48] - Nếu theo Thông tư 133 thì các bạn hạch toán vào TK 511 \=> 2 TK này không có số dư cuối kỳ.

Cách hành hạch toán hàng bán trả lại cụ thể như sau:

1. Bên bán [Bên bị trả lại hàng]:

a, Khi xuất hóa đơn bán hàng cho khách hàng:

- Ghi nhận Doanh thu:

Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 Có TK 33311

- Ghi nhận Giá vốn: Nợ TK 632

Có TK 156

b, Khi nhận hóa đơn hàng bán trả lại:

- Khi nhập kho: Hạch toán giảm giá vốn của hàng bị trả lại:

Nợ TK 156

Có TK 632

- Ghi giảm Doanh thu: Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại [Số tiền chưa thuế] [Nếu theo TT 200] Nợ TK 511 - [Nếu theo Thông tư 133] Nợ TK 33311 - [Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại] [Nếu có]

Có các TK 111, 112, 131,. . .Tổng số tiền trên hóa đơn.

- Nếu có các chi phí liên quan trong quá trình trả lại hàng: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng [Theo TT 200] Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng [Theo TT 133]

Có các TK 111, 112. . .

Cuối kỳ: Kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh thu nội bộ [Nếu theo Thông tư 200]

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [5111, 5112]

Có TK 5212 - Hàng bán bị trả lại

2. Bên mua hàng [Bên trả lại hàng]:

a, Khi nhận được hóa đơn mua hàng:

- Ghi tăng hàng hóa, Tài sản ... Nợ 156, 152, 153, 211 ... Nợ 1331 [nếu có]

Có 111, 112, 331

b, Khi xuất hóa đơn trả lại hàng:

- Ghi giảm giá trị hàng hóa: Nợ TK 1111/ TK 1121/ TK 331 – Số tiền được trả lại

Có TK 156, 152, 153 ... - Hàng hóa trả lại [giá chưa thuế] Có TK 1331 - Thuế GTGT [nếu có]

Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!

Nếu bạn chưa biết kê khai hàng bán bị trả lại có thể xem thêm: Hướng dẫn kê khai thuế hàng bán bị trả lại

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia: Lớp Trước khi thực hiện nghiệp vụ “Nhập kho hàng bán bị trả lại” kế toán cần phải lập chứng từ hàng bán bị trả lại trên tab Trả lại hàng bán của phân hệ Bán hàng. Khi đó, nghiệp vụ “Nhập kho hàng bán bị trả lại” được thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Kho\tab Nhập, xuất kho, chọn chức năng Thêm\Nhập kho.
  • Chọn loại phiếu nhập kho là Hàng bán bị trả lại
  • Chọn chứng từ bán hàng bị trả lại bằng 1 trong 2 cách:
    • Nhấn biểu tượng mũi tên, chọn chứng từ Hàng bán bị trả lại cần lập phiếu nhập kho.

  • * Chọn chứng từ Hàng bán bị trả lại trong danh sách tìm kiếm:
    • Nhấn biểu tượng kính lúp.
    • Thiết lập điều kiện tìm kiếm chứng từ hàng bán bị trả lại, sau đó nhấn Lấy dữ liệu.
    • Chọn chứng từ hàng bán bị trả lại cần lập phiếu nhập kho, sau đó nhấn Đồng ý.

  • Hệ thống sẽ tự động lấy thông tin của khách hàng và hàng hóa từ chứng từ bán hàng bị trả lại sang phiếu nhập kho.
  • Khai báo các thông tin khác của phiếu nhập kho, nhấn Cất.

  • Nhấn chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu nhập kho cần in.

Lưu ý:

1. Có thể thực hiện lập phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại ngay trên giao diện lập Chứng từ hàng bán bị trả lại tại phân hệ Bán hàng.

2. Trường hợp Thủ kho có tham gia sử dụng phần mềm, sau khi phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại được lập, chương trình sẽ tự động sinh phiếu nhập kho trên tab Đề nghị nhập, xuất kho của Thủ kho. Thủ kho hiện việc ghi sổ phiếu nhập kho vào sổ kho.

Chủ Đề