Công ty cổ phần lam kinh thanh hóa năm 2024

Với mong muốn tạo lập giá trị mới cho sản phẩm nem chua Thanh Hóa – món ăn nổi tiếng của xứ Thanh và đưa sản phẩm này đến gần hơn với khách hàng, tại lễ kỷ niệm 5 năm thành lập công ty, Lam Kinh Group đã ra mắt thương hiệu Nem vị Thanh.

Nem vị Thanh sẽ góp phần quảng bá và đưa sản phẩm nem chua nổi tiếng của Thanh Hóa đến gần hơn với khách hàng.

Tối 15-4, Công ty Cổ phần Phát triển Lam Kinh [Lam Kinh Group] tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập và ra mắt thương hiệu Nem vị Thanh.

Lam Kinh Group được biết đến là doanh nghiệp hoạt động uy tín trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, visa, du học… Với sự phấn đấu bền bỉ, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, trải qua 5 năm, Lam Kinh Group luôn kiên định để hướng tới mục tiêu xây dựng công ty ngày càng phát triển bền vững và toàn diện. Cột mốc 5 năm là dấu ấn đặc biệt của Lam Kinh Group và cũng là động lực để công ty tiếp tục chinh phục thêm nhiều cột mốc mới.

Sự kiện ra mắt thương hiệu Nem vị Thanh nằm trong chiến lược phát triển mới của Lam Kinh Group.

Nằm trong chiến lược phát triển của công ty, tại lễ kỷ niệm, Lam Kinh Group đã tổ chức ra mắt thương hiệu Nem vị Thanh. Nem vị Thanh được định hình là sản phẩm chất lượng cao hướng đến phân khúc khách hàng trung và cao cấp. Toàn bộ quy trình sản xuất sản phầm đều được kiểm tra giám sát chặt chẽ, hệ thống máy móc hiện đại, tuân thủ đầy đủ quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để sản phẩm Nem vị Thanh đạt chất lượng cao và bảo đảm chất lượng, Lam Kinh Group đã hợp tác, nuôi trồng những vùng nguyên liệu riêng biệt, đáp ứng tiêu chuẩn của các đơn vị giám sát, kiểm nghiệm.

Nem vị Thanh tuân thủ đầy đủ quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản phẩm Nem vị Thanh được hút chân không để bảo đảm vệ sinh và tăng thời gian bảo quản; hệ thống thương hiệu của Nem vị Thanh được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ; trên bao bì sản phẩm đều có mã vạch thể hiện đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng…

140 người lao động ở Công ty CP Khách sạn Lam Kinh [Thanh Hóa] gửi đơn cầu cứu tới Báo Lao Động và các cơ quan chức năng về việc bị công ty nợ lương và nợ bảo hiểm xã hội [BHXH] nhiều năm qua không trả. Việc này khiến cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.

Khách sạn Lam Kinh sau thời gian đóng cửa đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Quách Du

Từ ngôi sao sáng đến nợ triền miên

Khách sạn Lam Kinh là dự án do Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Dầu khí Phú Đạt và Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí IDICO Long Sơn cùng góp vốn xây dựng vào tháng 8.2009 trên diện tích 1,8ha, tọa lạc trên vị trí “đất vàng” thuộc phường Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Dự án có tổng mức đầu tư lên đến gần 500 tỉ đồng, đạt tiêu chuẩn 4 sao; quy mô 222 phòng. Đơn vị vận hành là Công ty CP Khách sạn Lam Kinh. Tuy nhiên, chỉ 3 năm đầu khách sạn sáng đèn, những năm sau kinh doanh èo uột và sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, do kinh doanh thua lỗ, khách sạn đã phải đóng cửa. Bên cạnh nhiều khoản nợ xây dựng, kinh doanh, công ty còn nợ lương, BHXH của 140 người lao động.

Theo BCH Công đoàn công ty, ngày 8.6.2023, BCH Công đoàn công ty đã có buổi làm việc với cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa và ghi nhận, ngày 10.8.2020, Quỹ Tương trợ dầu khí đã chuyển trả trực tiếp cho BHXH Thanh Hóa số tiền hơn 697,4 triệu đồng để chi trả tiền bảo hiểm và chốt sổ bảo hiểm cho 42 người lao động đã nghỉ việc tại Lam Kinh. Tuy nhiên, tình hình nợ đọng BHXH vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Theo đó, mặc dù Công ty CP Khách sạn Lam Kinh đã thu 10,5% BHXH và các khoản liên quan của 140 người lao động từ lương nhưng vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm đóng BHXH cho họ. Từ tháng 12.2016 đến hết năm 2020, công ty không nộp lên BHXH tỉnh Thanh Hóa số tiền gần 4,85 tỉ đồng.

Trao đổi với Lao Động ngày 24.1, Cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa xác nhận số nợ BHXH nói trên của Công ty CP khách sạn Lam Kinh.

Ngoài nợ BHXH, Công ty CP khách sạn Lam Kinh còn nợ lương của người lao động đến 31.11.2022 là hơn 2,87 tỉ đồng. Nhiều người lao động cho hay, đến thời điểm tháng 1.2024, công ty chưa có động thái trả khoản nợ này dù đa số lao động đã tìm công việc mới.

Hy vọng...

Năm 2020 khách sạn đóng cửa, ngừng hoạt động nhưng BCH Công đoàn công ty vẫn hoạt động với hy vọng sẽ là nơi đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.

Với vai trò, chức năng là người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động, ngày 8.6.2023, BCH Công đoàn công ty đã báo cáo cấp trên trực tiếp là Công đoàn Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam về việc “Hỗ trợ, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho người lao động khách sạn Lam Kinh bị nợ BHXH, nợ lương”.

Tuy nhiên, Công đoàn Tổng công ty phản hồi: “Hiện tại Công ty CP Khách sạn Lam Kinh đã chấm dứt hợp đồng lao động, 140 người lao động không còn là người lao động của Công đoàn Dầu khí Việt Nam nên không có cơ sở để xử lý cũng như can thiệp”.

Ngày 16.11.2023, Công đoàn Tổng Cty Xây lắp dầu khí Việt Nam thông báo sẽ về họp, thu hồi con dấu và xóa sổ Công đoàn Khách sạn Lam Kinh. Ngay sau đó, sự việc này đã xảy ra.

Như vậy đến thời điểm tháng 1.2024, Công đoàn Công ty Khách sạn Lam Kinh không còn trên thực tế. Chỉ những khoản nợ đối với người lao động là hiện hữu, sự thống khổ của 140 người lao động vẫn là thực tế.

Trao đổi với Lao Động, bà Phạm Thị Hoan - nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty Khách sạn Lam Kinh cho hay, mới đây, bà tiếp nhận thông tin Công đoàn tổng công ty sẽ tiếp tục dùng Quỹ Tương trợ dầu khí để hỗ trợ giải quyết nợ BHXH, nợ lượng cho người lao động.

Sau 3 năm bỏ hoang, xuống cấp, tháng 10.2023, Khách sạn Lam Kinh đã sửa chữa nhỏ và hoạt động có giới hạn trở lại. Trong đó, có hơn 10 người lao động đã trở lại làm việc nhưng không được đóng BHXH vì số nợ chưa được giải quyết, nếu đóng tiếp sẽ bị trừ lùi. Công ty vẫn chưa thể thành lập công đoàn để hỗ trợ, bảo vệ người lao động.

Đáng nói, trước vô vàn khó khăn của người lao động như vậy nhưng phóng viên Lao Động nhiều lần liên lạc với ông Hàn Nguyên Hoàng - Giám đốc Công ty đều không thành. Vị giám đốc trước ông Hoàng là ông Trương Đức Hải cũng từng thờ ơ với quyền lợi của người lao động.

Chủ Đề