Giọng son trưởng có mấy dấu thăng

[1]Chào Mừng Quý Thầầ y Cô Và Các Bạn Đếế n Dự Tiếế t Học. MÔN ÂM NHẠC 9. Người soạn: NGUYỄN PHAN PHƯƠNG DUNG. [2] [3] [4] * Nhạc lí: GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG * Tập đọc nhạc: GIỌNG SON TRƯỞNG – TĐN SỐ 1. [5] * Nhạc lí: GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG * Tập đọc nhạc: GIỌNG SON TRƯỞNG – TĐN SỐ 1 * QUÃNG LÀ GÌ ? * TÊN CỦA QUÃNG ĐƯỢC CĂN CỨ NHƯ THẾ NÀO ? * EM HÃY NÊU TÍNH CHẤT CỦA QUÃNG ?. [6] I. NHẠC LÍ * QUÃNG LÀ GÌ ? - Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm. Thanh, âm thấp được gọi là gốc, âm cao được gọi là ngọn. * TÊN CỦA QUÃNG ĐƯỢC CĂN CỨ NHƯ THẾ NÀO - Tên của quãng căn cứ theo số bậc và số lượng cung của hai âm thanh.. [7] VÍ DỤ. Q2t. Q3t Q2T. Q4Đ. [8] I. NHẠC LÍ * QUÃNG LÀ GÌ ? - Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm. Thanh, âm thấp được gọi là gốc, âm cao được gọi là ngọn.. * TÊN CỦA QUÃNG ĐƯỢC CĂN CỨ NHƯ THẾ NÀO ? - Tên của quãng căn cứ theo số bậc và số lượng cung của hai âm thanh. - Ví dụ: + Quãng 2 thứ Mi – Pha [ 0,5 cung ] + Quãng 2 trưởng Đô – Rê [ 1 cung ] + Quãng 3 thứ Mi – Son [ 1,5 cung ] + Quãng 3 trưởng Đô – Mi [ 2 cung ]. * EM HÃY NÊU TÍNH CHẤT CỦA QUÃNG ? - Được định bởi số cung và nữa cung ở trong quãng. [9] Ví dụ Đô - rê có 1 cung tính chất khác với Mi – Fa chỉ có nữa cung - Tính chất tạo cho người nghe một cảm giác nhất định - Có 5 tính chất + Trưởng [ T ] : Lớn, vui, sáng, khỏe,… + Thứ [ t ] : Nhỏ, buồn, tối, yếu,… + Đúng [ đ ] : Vừa, nghiêm, đúng mực,… + Tăng [ tă ] : Quá lớn, vui, chói, ngang ngạnh,… + Giảm [ g ] : Quá nhỏ, buồn, tối, ướt át, ủy mị,…. [10] I. NHẠC LÍ II. TẬP ĐỌC NHẠC 1. Giọng son trưởng. - Giọng Son trưởng có âm chủ là nốt Son, hoá biểu có 1 dấu thăng tại nốt Fa như sau:. [11] I. NHẠC LÍ II. TẬP ĐỌC NHẠC 1. Giọng son trưởng. - Giọng Son trưởng có âm chủ là nốt Son, hoá biểu có 1 dấu thăng tại nốt Fa như sau:. [12] I.NHẠC LÍ II. TẬP ĐỌC NHẠC 1. Giọng son trưởng 2. Tập đọc nhạc. [13] I.NHẠC LÍ II. TẬP ĐỌC NHẠC 1. Giọng son trưởng 2. Tập đọc nhạc. [14] Cờ Ba Lan. Huy hiệu Ba Lan. [15] [16] Quan sát bài TĐN Sôế1 và tra ả lời cầu ho ải Bài TĐN số 1 có mấy câu? Viết ở giọng gì?. [17] Quan sát bài TĐN Sôế1 và tra ả lời cầu ho ải Bài TĐN số 1 có mấy câu? Viết ở giọng gì?. - Bài TĐN số 1 có 4 câu. Giọng son trưởng. [18] I.NHẠC LÍ II. TẬP ĐỌC NHẠC 1. Giọng son trưởng 2. Tập đọc nhạc * BÀI TĐN SỐ 1 CÓ MẤY CÂU ? VIẾT VỚI GIỌNG GÌ? - Bài TĐN số 1 có 4 câu. Giọng son trưởng * EM HÃY NHẬN XÉT BÀI HÁT YHEO GỢI Ý * Giai điệu ? * Sử dụng bao nhiêu âm?. [19] I.NHẠC LÍ II. TẬP ĐỌC NHẠC 1. Giọng son trưởng 2. Tập đọc nhạc * BÀI TĐN SỐ 1 CÓ MẤY CÂU ? VIẾT VỚI GIỌNG GÌ? - Bài TĐN số 1 có 4 câu. Giọng son trưởng * EM HÃY NHẬN XÉT BÀI HÁT YHEO GỢI Ý - Giai điệu: Vui – Nhí nhảnh * Sử dụng bao nhiêu âm? - Sử dụng 7 hợp âm: Son – La – Si – Đô – Rê – Mi – Pha thăng. [20] LUYỆN TIẾế T TẤế U. [21] Đọc tên nốt nhạc từng câu. Câu 1. Câu 2. [22] Đọc tên nốt nhạc cả bài. [23] Hát cả bài. [24] Củng cố. Dặn dò Về nhà tập đọc thành thạo TĐN số 1 Hoàn thành bài tập sau: Tìm các quãng 2,3,4,5 trong bài TĐN số 1 BACK. [25] CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐế T. [26]

Giọng [còn gọi là điệu tính] là điệu thức được thể hiện ở một độ cao nhất định.

Tên một giọng bao gồm hai phần : tên của âm chủ và tên của điệu thức. Ví dụ về một số giọng trưởng :

  • Giọng Đô trưởng C-dur
  • Giọng Sol trưởng G-dur
  • Giọng Mi giáng trưởng Es-dur
  • Giọng Fa thăng trưởng Fis-dur

Tên âm chủ của giọng trưởng thường được viết bằng chữ hoa.

Ví dụ về một số giọng thứ :

  • Giọng Đô thứ: c-moll
  • Giọng La thứ : a-moll
  • Giọng Fa thăng thứ : fis-moll…

Tên âm chủ của giọng thứ thường được viết bằng chữ thường.

Giọng trưởng và giọng thứ có thể được thành lập trên bất kì bậc cơ bản hay bậc chuyển hoá nào. Mặc dù âm chủ là các bậc khác nhau nhưng mối tương quan giữa các bậc trong giọng đều giống nhau.

Chỉ có giọng Đô trưởng và giọng La thứ có các bậc đều là bậc cơ bản còn các giọng khác phải dùng các dấu hoá để thay đổi các bậc cho phù hợp với điệu thức.

Số lượng dấu hoá ở từng giọng có khác nhau. Ví dụ :

2. Các giọng trưởng có dấu thăng

Bắt đầu từ giọng Đô trưởng [là giọng tiêu biểu của điệu thức trưởng], lấy bậc V của nó làm âm chủ của giọng tiếp theo ta sẽ có giọng Sol trưởng. Trong giọng Sol trưởng, âm Fa phải tăng lên nửa cung vì giữa bậc VII và âm chủ chỉ cách nhau nửa cung. Do vậy giọng Sol trưởng có một dấu thăng ở hoá biểu. Công thức giọng Sol trưởng:


Tiếp đó, lấy âm bậc V của giọng trước làm âm chủ của giọng tiếp theo sẽ có lần lượt các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu thăng. Hệ thống các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu thăng là :

3. Các giọng trưởng có dấu giáng

Bắt đầu từ giọng Đô trưởng, đi xuống một quãng 5 đúng ta sẽ có giọng Fa trưởng. Trong giọng Fa trưởng, âm bậc IV [âm Si] phải giáng xuống cho phù hợp với công thức của giọng trưởng. Do vậy giọng Fa trưởng có một dấu giáng ở hoá biểu. Công thức giọng Fa trưởng :


Tiếp đó, tuần tự đi xuống quãng 5 đúng từ âm chủ của giọng trước đến âm chủ của giọng sau, sẽ có lần lượt các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu giáng. Hệ thống các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu giáng.

– Giọng có trưởng 1 dấu thăng – Sol trưởng [G major]:

Lấy chủ âm của giọng C major [giọng trưởng không có dấu hóa] làm điểm khởi đầu, tính lên quãng 5 đúng [5P] ta sẽ có chủ âm của giọng G major.

Sắp xếp các bậc của giọng G major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt Fa thăng [F#].

Dấu # ở nốt Fa được ghi ở dạng cố định [còn gọi là Hóa biểu – Key – dấu hóa theo khóa].

– Giọng trưởng có 2 dấu thăng – Rê trưởng [D major]:

Từ chủ âm của giọng G major [giọng trưởng có 1 dấu thăng], tính lên quãng 5 đúng ta sẽ có chủ âm của giọng D major.

Sắp xếp các bậc của giọng D major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt F# và C#.

Hóa biểu của giọng Rê trưởng [D major] có 2 dấu thăng:

– Giọng trưởng có 3 dấu thăng – La trưởng [A major]:

Từ chủ âm của giọng D major [giọng trưởng có 2 dấu thăng], tính lên quãng 5 đúng ta sẽ có chủ âm của giọng A major.

Sắp xếp các bậc của giọng A major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt F#, C# và G#.

Từ 3 trường hợp trên ta thấy chủ âm của giọng có nhiều hơn 1 dấu thăng luôn nằm trên giọng ít hơn 1 dấu thăng quãng 5P; nốt thăng xuất hiện sau luôn nằm trên  nốt thăng trướng quãng 5P.  

Với cách làm tương tự người ta có thể tìm ra các giọng trưởng có nhiều dấu thăng hơn và đúc kết thành quy luật xuất hiện của chúng theo chiều kim đồng hồ của vòng quãng 5 sau đây:

Vòng quãng 5 của các giọng

2. Các giọng trưởng có dấu giáng

– Giọng có trưởng 1 dấu giáng – Fa trưởng [F major]:

Lấy chủ âm của giọng C major [giọng trưởng không có dấu hóa] làm điểm khởi đầu, tính xuống  quãng 5 đúng [5P] ta sẽ có chủ âm của giọng F major.

Sắp xếp các bậc của giọng F major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt Si giáng [Bb].

Dấu b ở nốt Si được ghi ở dạng cố định [cũng gọi là Hóa biểu – Key – dấu hóa theo khóa].

– Giọng trưởng có 2 dấu Giáng – Si giáng trưởng [Bb major]:

Từ chủ âm của giọng F major [giọng trưởng có 1 dấu giáng], tính xuống quãng 5 đúng ta sẽ có chủ âm của giọng Bb major [B flat major].

Sắp xếp các bậc của giọng Bb major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt Bb và Eb.

Hóa biểu của giọng Bb trưởng [B flat major] có 2 dấu giáng:

Từ 2 trường hợp trên ta thấy chủ âm của giọng có nhiều hơn 1 dấu giáng luôn nằm dưới giọng ít hơn 1 dấu giáng quãng 5P; nốt giáng xuất hiện sau luôn nằm dưới cnốt giáng trước quãng 5P.  

Với cách làm tương tự người ta có thể tìm ra các giọng trưởng có nhiều dấu giang hơn và đúc kết thành quy luật xuất hiện của chúng theo ngược chiều kim đồng hồ của vòng quãng 5 của cá giọng ở trên.

Để tiện nghiên cứu, các bạn có thể tham khảo thêm bảng tra cứu các giọng trường và thành phần âm củ chúng trong bảng dưới đây:

Trở về bài trước                                                                                                 Tới bài sau

Video liên quan

Chủ Đề