Giáo trình thi pháp văn học dân gian pdf

Thi pháp văn học dân gian là một môn học trong hệ thống môn học thi pháp văn học. Thi pháp văn học dân gian có nhiều điểm mà thi pháp văn học trung đại và văn học hiện đại kế thừa. Lúc đương thời, nhà thơ Xuân Diệu đã từng có bài viết “Nhà thơ học gì ở ca dao”. Các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Bính đều vận dụng thể lục bát ca dao và tục ngữ vào tác phẩm của mình. Vì vậy, học tập và nghiên cứu thi pháp văn học dân gian sẽ giúp ích cho sinh viên học tập và nghiên cứu thi pháp văn học nói chung, thi pháp văn học trung đại và hiện đại nói riêng.Giáo trình được cấu trúc thành bốn chương, chương 1 nêu những đặc trưng chung của thi pháp văn học dân gian, chương 2, 3, 4 là các phần đi vào đặc trưng thi pháp của các thể loại văn học dân gian. Chúng tôi chia thi pháp các thể loại văn học dân gian theo chức năng diễn xướng. Trong chương 4, chúng tôi trình bày thêm thi pháp của thể loại chèo và tuồng mà tất cả các giáo trình thi pháp hiện hành chưa đề cập đến.Chúng tôi cố gắng biên soạn giáo trình thi pháp văn học dân gian với một khối lượng tri thức phổ quát cho tất cả sinh viên các ngành văn học, văn hóa học, Việt Nam họ Vì vậy giáo trình này có phần chuyên sâu, có phần giới thiệu khái quát để sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể vận dụng cho mình tùy theo ngành học. Kiến thức thi pháp văn học dân gian được đưa vào giáo trình đã được cập nhật liên tục từ các thành quả nghiên cứu thi pháp của các nhà folklore Việt Nam và thế giới.Thi pháp văn học dân gian là thi pháp của các thể loại văn học dân gian. Tuy nhiên có một số tác phẩm dân gian vẫn chưa có sự thống nhất trong nghiên cứu thể loại. Điều này dẫn đến những ý kiến không đồng nhất, thậm chí đối lập giữa các nhà nghiên cứu folklore. Chúng tôi cố gắng nêu ra những vấn đề căn bản nhất trên cơ sở tham khảo những quan điểm của các nhà nghiên cứu tiền bối. Sở dĩ cấu trúc dung lượng các chương khác nhau vì đặc trưng nghệ thuật, quy mô thể loại và số thể loại trình bày trong các chương khác nhau.

Giáo trình này của chúng tôi có thể có những nội dung không đồng nhất với một số giáo trình thi pháp văn học dân gian khác. Sự khác biệt này chủ yếu do giáo trình của chúng tôi đi sau nên có thời gian nhìn lại, cập nhật thêm những nghiên cứu mới mà các giáo trình trước đó chưa có.

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu [đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng]…..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNGKHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊNBÀI GIẢNG VĂN HỌC 2THI PHÁP HỌC – THI PHÁP VĂN HỌCDÂN GIANDÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌCHỌ VÀ TÊN GV: Th.sĩBỘ MÔNNguyễn Thị Hồng Liên: Giáo dục Tiểu họcQuảng Ngãi, tháng 5 /20161 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦUChương 1: Một số vấn đề thi pháp học1. Thi pháp và thi pháp học2. Thi pháp nhân vật3. Thi pháp không gian, thời gian nghệ thuật4. Thi pháp chi tiết nghệ thuật5. Thi pháp cốt truyện, kết cấu6. Thi pháp giọng điệu và lời văn nghệ thuậtChương 2: Những đặc điểm thi pháp của một số thể loại văn học dân gian1. Thi pháp văn học dân gian2. Thi pháp truyện dân gian2.1. Đặc điểm thi pháp của thể loại thần thoại2.2. Đặc điểm thi pháp của truyện truyền thuyết lịch sử2.3. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích2.4. Đặc điểm thi pháp truyện ngụ ngôn2.5. Đặc điểm thi pháp truyện cười3. Thi pháp văn vần dân gian3.1. Đặc điểm thi pháp của tục ngữ3.2. Đặc điểm thi pháp của câu đố3.3. Đặc điểm thi pháp của ca dao TÀI LIỆU HỌC TẬP PHỤ LỤC: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH2Trang3448912131517181920232729323236465152 LỜI NÓI ĐẦUBài giảng Văn học 2 do các tác giả ở Tổ Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học PhạmVăn Đồng biên soạn với mục đích trang bị cho sinh viên những hiểu biết nhất định về thipháp học nói chung, thi pháp văn học dân gian nói riêng nhằm dạy tốt môn Tiếng Việt ởtrường tiểu học trên tinh thần "dạy văn qua môn Tiếng Việt", đồng thời có thể vận dụngvào nghiên cứu những tác phẩm văn học dành cho trẻ em trong và ngồi nhà trường.Cơng trình là sự kế thừa những kiến thức lí luận về thi pháp, thi pháp học của các chuyêngia nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên khi vận dụng vào tìm hiểu văn học được dạy trongchương trình tiểu học, chúng tơi đã có những điều chỉnh cho phù hợp với đặc trưng củađối tượng nghiên cứu, khảo sát và đối tượng tiếp nhận bài giảng này.Tổng số thời gian của chuyên đề là 30 tiết [2 tín chỉ] với 2 chương chính: Mở đầuchương Thi pháp học: trình bày những vấn đề cơ bản về mặt thi pháp của các sáng tác vănhọc như: Quan niệm nghệ thuật về con người, không - thời gian nghệ thuật, cốt truyện,kết cấu và ngôn từ nghệ thuật trong văn học; chương 2: Thi pháp văn học dân gian: trìnhbày những vấn đề đặc điểm của thi pháp truyện dân gian [thần thoại, truyền thuyết, cổtích, ngụ ngơn, truyện cười] trên phương diện cốt truyện, nhận vật, thời gian và khônggian nghệ thuật; đặc điểm thi pháp văn vần dân gian [tục ngữ, câu đố] và ca dao trênphương diện ngôn ngữ, thể thơ, cấu tứ, nhân vật trữ tình, khơng gian và thời gian nghệthuật.Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắcchắn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tơi mong nhận được nhiều ý kiếnchỉ giáo, góp ý để có thể hoàn thiện thêm nhằm cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên, vànhững ai quan tâm đến vấn đề cịn rất mới mẻ này. Chúng tơi trân trọng cám ơn.Quảng Ngãi tháng 5 năm 2016Tác giảTh.sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên QUY ƯỚC VỀ VIẾT TẮT- Vhdg: Văn học dân gian- Nxb: Nhà xuất bản- PK : Phong kiến- XH : Xã hội3 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THI PHÁP HỌC1. THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC1.1. Khái niệm về thi phápViệc xác định khái niệm thi pháp cũng có nhiều quan niệm. Ở đây chỉ trình bàycách hiểu đơn giản nhất về thuật ngữ thi pháp như sau:Theo lối chiết tự: Chữ “thi” dùng để chỉ tồn bộ văn học nói chung chứ khôngriêng về thơ; Chữ “pháp” chỉ phương pháp, phép tăc làm văn, làm thơ. Vậy “thi pháp” cónghĩa là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, sửdụng ngơn từ để tạo thành tác phẩm nghệ thuật.Theo nghĩa hẹp: thi pháp là sự tổng hợp các thành tố [hoặc các cấp độ] của hìnhthức nghệ thuật của tác phẩm ngơn từ: Cốt truyện, kết cấu, các hiện tượng ngôn ngữ nghệthuật, nhịp và vần.Theo nghĩa rộng, thi pháp khơng chỉ có những thành tố kể trên mà còn bao gồm cảnhững vấn đề loại hình, thể tài, những nguyên tắc và phương pháp phản ánh thực tại vàcác phạm trù: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tácgiả về thế giới và con người.1.2. Khái niệm về thi pháp họcThuật ngữ “thi pháp học”[poétique, poetics, 诗 学] có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp“Poietike”, chỉ một lĩnh vực tri thức về các quy tắc chuyên ngành sáng tác nghệ thuật,phân loại về thể loại nghệ thuật, thể hiện tập trung trong cơng trình Poetica của Aristote[384 – 322].Thi pháp học thực tế không phải là mới mẻ mà nó đã có từ thời Arixtốt, nhà mĩ họccổ đại Hi Lạp [khoảng 2400 năm về trước], đã đặt những viên gạch nền móng cho khoathi pháp học của nhân loại qua cuốn “Nghệ thuật sáng tác” [Poetika – nghĩa là sáng tạo].Và được phát triển, biến tướng qua nhiều thế kỷ dưới nhiều dạng thức khác nhau.Ở phương Tây, lịch sử phát triển của lý luận văn chương đã có một tiến khá dài,trong đó có những cơng trình mang nội dung khá cụ thể về thi pháp:* “Cuốn nghệ thuật thơ ca” của Boileau [Boalo 1636-1717] được xem như là nhữngnguyên tắc căn bản của thi pháp chủ nghĩa cổ điển thế kỷ XVII.* “Tựa kịch Cromwell” của Huygo được xem như cương lĩnh sáng tác của chủ nghĩa lãngmạn.* “Tựa tấn trò đời” của Balzac trở thành nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa hiện thực.Tuy nhiên, lý luận về thi pháp như một ngành chuyện biệt thì thực sự mới chỉhình thành từ thế kỷ XX và phát triển một cách mạnh mẽ ở Liên Xô [vào những năm 20]4 với những tên tuổi lẫy lừng như Vichto Sôlốpxki, V.Êykhonbam và dần tới những năm 60thì thi pháp học mới thực sự ảnh hưởng sâu rộng trong giới văn học Phương Tây vớinhiều nhà nghiên cứu tên tuổi: Bakhtine, Jakobson.Lịch sử lý luận văn học Á Đông, nhiều vấn đề khá cụ thể của thi pháp cũng đãđược đề cập tới từ trong sách “Tả truyện” của nho gia. Hay những ý kiến về thi pháp thơcủa Lưu Hiệp trong “Văn tâm điêu long”.Ở Việt Nam, thuật ngữ thi pháp mới chỉ được làm quen vào những năm 80 của thếkỉ XX với những cơng trình nghiên cứu của PGS. Tiến sỹ Trần Đình Sử như Thi pháp thơTố Hữu [1987], Những thế giới nghệ thuật thơ [1995] Thi pháp Truyện Kiều [2002]...đãlàm chấn động giới nghiên cứu, tạo nên một cơn sốt nghiên cứu thi pháp học.Đầu thế kỷ XX, Thi pháp học hiện đại hình thành và chia làm nhiều khuynhhướng: Thi pháp học thể loại, Ngôn ngữ - Hình thức, Cấu trúc - Ký hiệu học, Phê bìnhMới, Thi pháp học văn hóa - lịch sử. Thi pháp học ở Việt Nam cũng có đầy đủ cáckhuynh hướng trên nhưng bước đường phổ biến khá gập ghềnh. Mãi đến cuối thế kỷ XX,nó mới trở thành một phong trào nghiên cứu sâu rộng.Thi pháp học là bộ môn khoa học của ngành nghiên cứu văn học chuyên nghiêncứu hình thức nghệ thuật tác phẩm văn chương [đặc trưng, tổ chức, các phương thức,phương tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của vănbản. Đó là lĩnh vực nghiên cứu quy luật nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong cách, nóphân biệt [chứ khơng đối lập] với các lĩnh vực nghiên cứu khác]. Thi pháp về thực chất làhệ thống ngơn ngữ [kí hiệu] nghệ thuật, mang tính mở.Nếu thi pháp là nguyên tắc nằm bên trong tác phẩm văn học thì thi pháp học là mộtkhoa học dùng để phát hiện, khám phá các nguyên tắc thi pháp ấy.1.3. Đối tượng và phương pháp ngiên cứu của thi pháp1.3.1. Đối tượngNếu xưa nay chúng ta quen với cách khám phá các tác phẩm nghệ thuật theo lốitruyền thống như giới thiệu, cảm nhận, đánh giá, phân tích các yếu tố nghệ thuật riêng lẻthì ở thi pháp học hiện đại có cái nhìn và cách khám phá hoàn chỉnh, cụ thể và cách tiếpcận văn chương với quy luật phổ quát hơn.Xét theo chỉnh thể thế giới nghệ thuật, thi pháp học nghiên cứu các phạm trù thipháp phản ánh các yếu tố, các thuộc tính của thế giới nghệ thuật nói chung và của thế giớinghệ thuật nói riêng. Các phạm trù đó là thế giới nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về conngười, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, biến cố nghệ thuật, điểm nhìn nghệthuật, hình tượng tác giả, cốt truyện, kết cấu, nhịp điệu, giọng điệu, lời văn… thì- Đối tượng của thi pháp học trước hết là các nguyên tắc thi pháp.Xét tác phẩm văn học là một hình thái ý thức xã hội; tác phẩm văn học là một hiệntượng ngơn ngữ, dưới sự tổ chức hình thức mang tính nội dung của sáng tác văn học, thì5 đối tượng của thi pháp học khơng phải là hình thức mang tính cấu trúc, quan điểm ngơnngữ mà là hình thức mang tính nội dung.- Đối tượng của thi pháp học cịn là hình thức mang tính nội dung.+ Nội dung của văn học tức là cuộc sống được ý thức và là ý thức về cuộc sống.+ Hình thức của văn học tức là tính xác định của cuộc sống được ý thức và của ý thức vềcuộc sống.Như vậy giữa hình thức và nội dung có mối quan hệ sâu sắc: nghiên cứu hinh thứctức là nghiên cứu tính xác đinh của nội dung. Do gắn với nội dung nên hinh thức là cụthể. Cần phân biệt ý đồ với nội dung [tức điều muốn nói và điều đã nói]. Cái trước là mộtnội dung tiềm tàng, chưa có hình thức nghệ thuật, cịn cái sau là nội dung đã được hìnhthức hố. Do đó ta nói ở đây là nội dung được xác định trong hình thức chứ không phảinội dung trong ý nghĩa của người sáng tác. Cịn hình thức là hình thức của nội dung,mang nội dung cụ thể.Tức là cuộc sống được ý thức và sự tự ý thức về cuộc sống thông qua hình thứcnghệ thuật. Vì vậy khi khám phá tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp ta sẽ thấy rằnghình thức nghệ thuật ln gắn với tính hệ thống, tính quan niệm và tính chất tinh thần.Hồn tồn khơng mang tính riêng lẻ. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm văn học được soi rọisẽ hiện hữu khả năng phản ánh đời sống của một hình thức nghệ thuật được sự giới hạn vàchiều sâu ở từng góc độ thẩm mỹ của nó. Bên cạnh đó nó cịn giúp ta thấy được sự vậnđộng và phát triển của tư duy, tính xác định của nội dung tác phẩm. Từ đó nâng cao khảnăng cảm thụ cho người đọc với tác phẩm văn học được khám phá.Trong văn học, hình thức có những đặc điểm như sau:a] Hình thức mang tính quan niệm [tính quan niệm của thi pháp]Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật không đơn giản là những thủ pháp phươngtiện, chất liệu, mà là những thủ pháp, phương tiện, chất liệu mang tính quan niệm. Chẳnghạn trong Truyện Kiều, khi miêu tả Kiều, Nguyễn Du viết “Làn thu thuỷ nét xuân sơn…”,khi miêu tả Tú bà thì “Thoắt trơng lờn lợt màu da…”; hai cách miêu tả đó xuất phát từquan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Du về hai loại nhân vật [nhân vật “đấng bậc”: đấng tàihoa, bậc tài danh, đấng anh hùng, và nhân vật “vơ lồi”]. Như vậy tính quan niệm về thipháp là những hình thức miêu tả các hiện tượng đời sống cụ thể, cảm tính trên cơ sở mộtkiểu quan niệm cảm nhận nhất định về thế giới. Cho nên để miêu tả những người, nhữngcảnh, những sự vật cụ thể trong văn học bao giờ cũng có quan niệm trước về chúng, biếtphải miêu tả chúng bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Vì vậy các hình thức thi pháp đều thấmnhuần một quan niệm nhất định về thế giới và con người.b] Hình thức có tính hệ thống [tính hệ thống của thi pháp]Thi pháp là một hệ thống hình thức nhằm tạo ra một thế giới nghệ thuật nhất định,thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới thực tại cho nên cấu trúc của nó bao gồm các yếu tố:con người, không gian thời gian, đồ vật, ngôn ngữ… đều mang phẩm chất nghệ thuật,khác hẳn với thực tại. Trong hệ thống thi pháp, quan niệm con người có vai trị chủ đạo và6 chi phối các yếu tố khác. Ví dụ, nhân vật trong truyện cổ tích được xem là chưa có đờisống nội tâm [bởi con người xuất hiện như một cộng đồng xã hội. Nó tiêu biểu cho mộtphẩm chất nào đó, là hiện thân của một quy ước xã hội] thì tương ứng với nó truyện chưacó thời gian q khứ và tương lai, chưa có ngơn ngữ, có sắc thái tâm lí nhân vật. Câuchuyện được kể theo trật tự tự nhiên. Còn tiểu tuyết hiện đại được quan niệm là có đờisống nội tâm thì nhà văn có thể kể từ đoạn giữa truyện, truyện có thời gian quá khứ, có lờiđộc thoại của nhân vật v.v… Nghệ thuật là một hệ thống tự ý thức về đời sống của conngười, trong đó mối quan hệ giữa chủ thể cùng điểm nhìn của nó với thế giới được ý thứclà bất biến. Nếu thay đổi điểm nhìn thì toàn bộ thế giới được miêu tả cũng thay đổi theo[ví dụ: trong văn học cổ điển Việt Nam, điểm nhìn của các nhà văn là “Thiên Nhân tươngcảm” do đó trong thơ văn chỉ xuất hiện một con người đứng trước đất trời. Vì thế lối trữtình trong thơ cổ điển cũng theo lối “Thể trọng” nghĩa là nói căm hờn thì “bầm gan tímruột”, nói buồn thì “đứt ruột, héo gan”…Nhưng sang đến văn học hiện thực phê phán thìkhơng cịn con người hơ ứng với thiên nhiên nữa mà là con người xã hội ]. Đó là tính tựđiều chỉnh của hệ thống thi pháp. Những đặc điểm trên cho thấy cần nghiên cứu thi pháptrong tính hệ thống, qua các yếu tố và mối quan hệ qua lại của chúng.1.3.2. Phương pháp nghiên cứu thi pháp.a] Xác lập các phạm trù thi pháp lí thuyết: các phạm trù thi pháp phản ánh các phươngdiện, yếu tố của thế giới nghệ thuật trên hai cấp độ. Một là cấp độ thế giới hình tượng [cóquan niệm nghệ thuật về con người, không thời gian nghệ thuật, biến cố, chi tiết, nhânvật, người kể chuyện…]. Hai là cấp độ văn bản ngơn từ [có các hình thức lời văn trựctiếp, gián tiếp, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, hình thức kịch hố, trần thuật, tính đathanh, lời độc thoại nội tâm, tính đối thoại trong các hình thức…].b] Nghiên cứu và khái quát các phạm trù thi pháp cụ thể.c] Vận dụng phương pháp hệ thốngd] Phương pháp quy nạp, khái quát, so sánh, đối chiếu.1.3.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp- Khả năng phản ánh đời sống của một hình tượng.- Thấy sự vận động và phát triển của tư duy nghệ thuật.- Nâng cao khả năng cảm thụ cho người tiếp nhận.Chúng ta đã biết bản chất của văn học là phản ánh đời sống bằng hình tượng, chínhvì vậy mà hình tượng nghệ thuật là linh hồn của tác phẩm văn học nghệ thuật. Nghệ thuậtkhẳng định vẻ đẹp tâm hồn con người, do đó nghiên cứu tác phẩm văn học là nghiên cứuthế giới tinh thần do con người sáng tạo ra và đó cũng chính là hình thức tồn tại của tácphẩm nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp sẽ giúpchúng ta tránh được và hạn chế được việc chia tách tác phẩm theo cấu trúc văn bản đểnghiên cứu mà phải nhìn một cách vừa cụ thể vừa tổng quát về hình tượng nghệ thuật ởtừng mảng của nó như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, khơnggian nghệ thuật, màu sắc nghệ thuật, hình tượng tác giả trong tác phẩm... Chẳng hạn khi7 tìm hiểu con người trong văn học Việt Nam hiện đại ta sẽ thấy mỗi tác giả có cách quanniệm riêng về con người trong tác phẩm của mình. Con người trong tác phẩm của NgơTất Tố có hai dạng con người là con người oan trái [nhưng rất đẹp] và con người tạo raoan trái. Con người trong tác phẩm Nam Cao là con người bán dần sự sống để duy trì sựsống vì vậy mà con người trong tác phẩm của Nam Cao ln có ý thức về tâm trạng. Vànó sẽ khác hồn tồn với con người vũ trụ, con người chí khí, con người tỏ lịng...trongvăn học trung đại. Như ai cũng biết Kiều bị bán vào lầu xanh chịu bao tủi nhục ê chề.Nhưng khi Từ Hải xuất hiện cứu nàng thì cái "lầu xanh" ấy lập tức biến thành "lầu hồng".Vì màu hồng có cảm giác đem lại sự hạnh phúc ấm áp cho con người và người con gái kiavẫn là một con người danh giá trong tâm khảm tác giả. Ngược lại màu trắng sẽ biểu hiệnđầy đủ sự tang tóc thê lương, lạnh lẽo và cả sự trong trắng của linh hồn người trinh nữ.“Sáng nay vô số lá vàng rơiNgười gái trinh kia đã chết rồiCó một chiếc xe màu trắng đụcHai con ngựa trắng xếp hàng đôiĐem đi một chiếc quan tài trắngVà những bông hoa trắng lạnh ngườiTheo bước những người khăn áo trắngKhóc hồn trinh trắng mãi khơng thơi.”[Viếng hồn trinh nữ - Nguyễn Bính]Bên cạnh những vấn đề trên, dưới góc nhìn thi pháp ta cịn có cách nhìn chi tiếthơn ở các khía cạnh như cốt truyện, tình tiết truyện, kết cấu, thi pháp thể loại, thi phápngôn ngữ trong tác phẩm văn học một cách hoàn thiện hơn.Vấn đề thi pháp học là một vấn đề lớn không phải trong vài bài viết mà nói hếtđược. Nhưng ngày nay, có thể nói đây là một trong những món ăn tinh thần thời thượng.Nó rất cần thiết trong việc nghiên cứu cũng như giảng dạy văn học trong nhà trường. Nógiúp chúng ta khám phá một cách chính xác các cấu trúc hình thức mang tính nội dungcủa tác phẩm văn học, phục vụ cho việc tìm hiểu nội dung tác phẩm một cách đích thực,hồn tồn khơng có sự gán ghép hoặc cảm nhận thiếu cơ sở. Bên cạnh đó nó cịn giúpchúng ta hiểu đủ, hiểu đúng các tác phẩm văn chương trong quá trình phát triển tư duynghệ thuật, đánh giá đúng tư duy nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn chương và hình tượngtác giả. Nhưng khơng sa vào hình thức chủ nghĩa.2. THI PHÁP NHÂN VẬT2.1. Nhân vật văn học – chức năng và cấu trúc.2.1.1. Nhân vật văn học là hình thức thể hiện con người trong văn học- Với ý nghĩa văn học là nhân học thì tồn bộ văn học đều là sự biểu hiện con người. Songtập trung hơn hết văn là sự thể hiện con người qua hình thức nhân vật. - Nhân vật văn họccó thể là người mà cũng có thể là lồi vật, đồ vật, cây cỏ.8 - Xét theo vai trị, vị trí trong tác phẩm ta có thể chia ra: Nhân vật hành động [kẻ làm nênmọi việc trong tác phẩm]. Nhân vật kể chuyện – người thuyết minh, miêu tả trần thuật câuchuyện cho người đọc. Nhân vật trữ tình – người bộc lộ cảm xúc thầm kín của mình trongtác phẩm. Các hình thức nhân vật này cũng pha trộn nhau: vừa là nhân vật hành động, vừalà người kể chuyện, vừa tự sự vừa trữ tình.2.1.2. Chức năng chung của nhân vật văn học là khái quát các quy luật về nhân cách, vừatổ chức tác phẩm, vừa biểu hiện quan niệm tác giả về cuộc đời, vừa bày tỏ tư tưởng, tháiđộ trước cuộc sống [ví dụ]. Do vậy, khi nghiên cứu nhân vật văn học cần nhìn nhận tồndiện chức năng của nó trong thế giới nghệ thuật.2.1.3. Cấu trúc của nhân vật văn học.a] Nhân vật văn học là một sáng tạo của nhà văn và được giới thiệu dần dần. Nhân vật vănhọc được cấu tạo bởi các yếu tố sau:- Nhân vật văn học thường có cái tên: tên riêng hay tên viết tắt, hoặc gọi theo đặc điểm,nghề nghiệp… Đó là điểm để quy tụ các hành động, ý nghĩ khác nhau của một người.- Nhân vật có tính cách, tính khí, mục đích xun suốt các hoạt động của nó.- Nhân vật có ngoại hình, nội tâm, diện mạo, được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp.b] Xét về mặt vận động thì nhân vật là người khắc phục trở ngại của môi trường [thể loạitự sự]. Nhân vật trong tác phẩm tự sự không tách rời với biến cố, cốt truyện.2.2. Thi pháp nhân vậtĐể nghiên cứu thi pháp nhân vật ta có thể xem xét rất nhiều yếu tố của nó. Nhưngở đây ta chỉ dừng lại ở các khía cạnh sau:2.2.1. Chân dung – ngoại hình: đây là phương diện thể hiện thi pháp khá rõ nét. Đọc mộtchân dung ta tìm hiểu quan niệm nghệ thuật được mã hoá và cách thức mã hố của nó [vídụ: chân dung Th Vân trong Truyện Kiều thể hiện tính chất cao quý, phi phàm của conngười. Chân dung Chí Phèo là sản phẩm của hoàn cảnh].2.2.2. Hành động – việc làm: hành động việc làm là phạm vi hoạt động của con người,cách biểu hiện phẩm chất của nó trong thực tiễn. Trong văn học, hành động – việc làmcủa nhân vật là biểu trưng tính chất nhân cách của nó, đồng thời cũng là biểu hiện cáchhiểu con người của tác giả, là sự đánh giá con người về mặt văn hoá [ví dụ: nhân vật sửthi thường hành động vì nghĩa vụ, danh dự].2.2.3. Ngôn ngữ: ngôn ngữ nhân vật phụ thuộc vào quan niệm nghệ thuật về nhân vật [vídụ: nhân vật trong cổ tích chưa có ngơn ngữ của mình, nếu có thì cũng mang hình thức rấtđặc biệt – vần vè. Nhân vật văn học hiện đại mang nội dung và hình thức cá tính, tâm lí cánhân].3. THI PHÁP KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬTTrong hiện thực, thời gian và không gian vận hành theo quy luật tự nhiên [gần - xa,sớm – tối, xuân – hạ – thu – đông…]. Trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ cũng có9 thể sử dụng những chất liệu của không gian, thời gian tuân theo sự vận hành của tự nhiênấy. Nhưng khi đi vào nghệ thuật thời gian, không gian đã được lựa chọn sắp xếp tổ chứcsáng tạo lại thông qua q trình chủ quan của người nghệ sĩ đó là thời gian, không giannghệ thuật.3.1. Thi pháp không gian nghệ thuật3.1.1. Khái niệm:Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tạivà triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền vớicảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh. Vì thế khơng gian nghệ thuật trở thành phương tiệnchiếm lĩnh đời sống và trở thành ngơn ngữ, biểu tượng nghệ thuật. Ví dụ: khi Tố Hữu viết“Ở đâu u ám quân thùNhìn lên Việt Bắc Cụ Hồ sáng soiỞ đâu đau đớn giống nịiNhìn lên Việt Bắc mà ni chí bền”thì Việt Bắc đã trở thành một hình tượng tượng trưng. Là một hiện tượng nghệ thuật.3.1.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật- Không gian trong tác phẩm nghệ thuật ngồi ba chiều cịn có chiều khơng gian tâmtưởng – khơng gian của cảm xúc, của hồi tưởng, của ước vọng [ví dụ: Giữa hai đứa mênhmơng là biển rộng], nên đó là một không gian tượng trưng, ước lệ.- Không gian nghệ thuật không giản đơn là không gian vật chất mà chủ yếu là tái hiện lạikhông gian tinh thần – chứ khơng phải là một hiện tượng cơ giới máy móc [nói cách khácđó là hình tượng khơng gian]. Vì thế, khơng gian nghệ thuật thường mở ra một trườngnhìn từ một điểm nhìn, cách nhìn. Khơng gian này có thể rất mênh mang [trơng vời trờibiển mênh mang…] cũng có khi rất hẹp [ai đem ta đến chốn này, bên kia là núi bên này làsông]. Không gian này cũng có viễn cảnh, giá trị tình cảm.- Khơng gian nghệ thuật có nhiều lớp: khơng gian vũ trụ, khơng gian xã hội, khơng gianđịa lí, khơng gian con người [có 2 bình diện: nơi con người cư ngụ và tất cả những gì tâmtưởng con người có thể đạt đến].Tất cả những vấn đề của không gian nghệ thuật ta thấy nó thể hiện rất rõ trong cácthể loại văn học. Thần thoại ln gắn với khơng gian định tính, cổ tích gắn với khơng giankhơng cản trở, thơ cổ điển gắn với khơng gian vị trí... Có điều khác với thời gian, khơnggian nghệ thuật cịn bị chi phối rất nhiều bởi tính dân tộc, tâm lý dân tộc. Chẳng hạn tathấy rất cụ thể cái hồn tính đó trong hai câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang của Bà HuyệnThanh Quan“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia”Người Việt thường rất ngại đi xa vì nơi chốn nhau cắt rốn chính là nơi sống ở thácvề của mỗi con người, nơi đó có tất cả những gì quý báu nhất của tâm hồn. Cũng vì lẽ đó10 mà chuyến vào Nam nhậm chức Cung trung giáo tập là một việc hết sức khó khăn nhưngkhơng thể từ chối được. Qua Đèo Ngang, một không gian quạnh quẽ hoang sơ dễ làm chocon người cảm thấy cô độc, chạnh lòng mà nhớ thương da diết. Tiếng chim cuốc, chim đađa kêu chiều là tiếng gọi bầy lẻ bạn của đơi lứa sau một ngày đi kiếm ăn, đó cũng là tiếnglịng kín đáo của người phụ nữ đi xa nhớ nhà nhớ chồng ở nơi xứ lạ quê người. Cái khônggian địa lý tràn ngập trong không gian tâm tưởng, khơng gian tâm tưởng chan hịa bất tậnvào khơng gian vị trí của con người.3.1.3. Biểu hiện của không gian nghệ thuật- Biểu hiện bằng các không gian điểm mang tính ước lệ, tượng trưng như Tây Trúc, làngquê, trong nhà, ngoài vườn…- Biểu hiện bằng các từ khơng gian vốn đã mã hố sẵn về ý nghĩa trong đời sống: trên cao,dưới thấp, rộng, hẹp, quanh co…- Khơng gian được biểu hiện ở kích thước, tầm nhìn gần xa: Thể hiện tập trung vào cáinhìn, điểm nhìn, điểm quan sát: xa, gần, cao , thấp… và điểm nhìn thời gian [nhớ lại, dạoấy, bây giờ…] cũng là chiều thứ tư của không gian.3.2. Thời gian nghệ thuật3.2.1. Khái niệm:Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phươngthức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Hay nói cách khác thời gian nghệ thuậtlà một hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật. Thời gian đượcdùng làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh đời sống.3.2.2. Đặc điểm của thời gian nghệ thuật:- Thời gian nghệ thuật cũng có 3 chiều như thời gian khách quan [sáng, trưa, chiều tối,quá khứ, hiện tại, tương lai…]. Ngoài thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật lnmang cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh. Nó mang đầy tính chất chủ quan.- Thời gian nghệ thuật mang tính chất tự do hơn thời gian khách quan. Nó có thể đảongược [thời gian có thể rong ruổi ngược xi, đảo chiều một cách tự do], khơng hồn tồnphụ thuộc vào thời gian vật lý. Nó ln đóng vai trị là hình thức tồn tại, hình thức triểnkhai hành động, cảm thụ trong tác phẩm nghệ thuật. Trong thời gian nghệ thuật luôn tồntại hai lớp là thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Trong thời gian trần thuậtlại bao gồm nhiều thời gian khác nhau như thời gian nhân vật, thời gian tâm lý, thời giantập thể, thời gian lịch sử, thời gian sự kiện... các thời gian này đi cùng với các chiều [quákhứ - Tương lai - hiện tại] để tạo nên cấu trúc thời gian hoàn chỉnh cho mỗi tác phẩm vănhọc. Ta thử đọc đoạn thơ sau của Nguyễn Văn Tài“Không còn trẻ để cùng hoa phượng vỹVà cùng em trầm lặng dưới sân trườngMùa hạ thoáng ngậm ngùi trong ý nghĩDặm đường đời em có vẹn yêu thương?”11 [Trích Đường tim - Nguyễn Văn Tài]Bốn câu thơ mang một chuỗi thời gian tâm trạng, đứng ở cái thời gian "khơng cịntrẻ" để nhìn một dấu ấn kỷ niệm "hoa phượng vỹ" và lui dần về quá khứ" cùng em trầmlặng dưới sân trường" rồi lại trở về hiện tại mùa hạ...ngậm ngùi và ý nghĩ trôi dần vào mộttương lai nào đó đầy sự lo lắng pha chút trách hờn "Dặm đường đời em có vẹn yêuthương". Một đoạn thơ ngắn nhưng có sự tổ chức thời gian tâm lý để làm nổi bật tâmtrạng của nhân vật trữ tình, đưa người thưởng thức trơi theo mạch, nhịp của thời gianphiêu bồng lãng đãng vốn dĩ của dòng đời đầy bất trắc.3.2.3. Biểu hiện của thời gian nghệ thuật- Thời gian nghệ thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người hoặcđược tạo thành bởi bởi quan hệ các sự kiện, các đoạn thời gian của sự kiện, hay tươngquan của thời gian miêu tả.- Thông qua các trạng từ chỉ thời gian [ngày xửa ngày xưa, dạo ấy, cách đây khônglâu…], các từ chỉ đoạn thời gian, cách tính thời gian, hay được chỉ bằng các dấu hiệu thờigian như tuổi trẻ, tuổi già, xuân hạ, thu đông, tiếng chuông chùa, phiên chợ ngày lễ kỉniệm…3.3. Vận dụng phân tích khơng - thời gian nghệ thuật trong một số tác phẩm.Phân tích thi pháp không gian, thời gian trong tác phẩm tức là khám phá mơ hìnhkhơng gian – thời gian và ngơn ngữ khơng thời gian trong tác phẩm nghệ thuật đó để giúpta hiểu thêm cách biểu hiện của tác phẩm.Ví dụ: “Chiều hôm nhớ nhà” – Bà huyện Thanh Quan“Chiều về bảng lảng bóng hồng hơnTiếng ốc xa đưa vẳng trống dồnGác mái ngư ông về viễn phốGõ sừng mục tử lại cơ thơnNgàn mai gió cuốn chim bay mỏiDặm liễu sương sa khách bước dồnKẻ chốn Chương Đài người lữ thứLấy ai mà kể nỗi hàn ơn”Bài thơ nói về thời điểm nhớ nhà, song cả bài lại thể hiện tâm trạng, cảm giác côđơn lạc lõng gữa không gian xa lạ: xa đưa, ngàn mai gió cuốn, dặm liễu sương sa? khắchoạ thêm tính chất xa lạ, lạnh lẽo của khơng gian. Cịn khơng gian thân thuộc của ngườilữ thứ càng ở xa qua điển cố: liễu Chương Đài.4. THI PHÁP CHI TIẾT NGHỆ THUẬT4.1. Khái niệm chi tiết.- Trong nghĩa rộng thì bao gồm tất cả những chi tiết tạo nên một thế giới nghệ thuật, mộtchỉnh thể của tác phẩm nghệ thuật.12 - Trong nghĩa hẹp chi tiết chỉ những yếu tố có tính chất tạo hình hay liệt kê. Nó bộc lộtrạng thái của khách thể [chân dung, áo quần, cây cỏ, màu sắc, đường nét…]. Vậy có thểhiểu chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó khơng có ý nghĩa độc lập, nhưng lại biểu hiệnđược ý nghĩa của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào. Do đó Hêghen ví chi tiết như lànhững con mắt giúp ta nhìn thấu suốt đối tượng. Nghĩa là chi tiết nghệ thuật tạo thànhnhững điểm nhìn vào đối tượng, thể hiện cái nhìn và quan niệm về đối tượng.Chẳng hạn qua chi tiết có thể nghiên cứu ánh sáng, bóng tối, ấm lạnh… tức là thế giớikhách thể của tác phẩm.Ví dụ: Trong thơ Tố Hữu ánh nắng rất nhiều lại chói lọi, rực rõ “ Bừng nắng hạ…” “Nắngchói sơng Lơ…”. Anh sáng thì bằng lửa, khối sao băng.Thơ lãng mạn thì đầy hồng hơn. Thơ cổ đầy trăng. Thơ Bác vừa đầy ánh trăng vừa đầyánh nắng.4.2. Phân tích chi tiết nghệ thuật trong một số tác phẩm [SV tập phân tích]5. THI PHÁP CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU5.1. Thi pháp cốt truyện5.1.1. Khái niệm: Cốt truyện là yếu tố của tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền thống,đó là tất cả các hành động, biến cố được phát triển trong tiến trình kể chuyện.- Khi thuật lại truyện, ta có thể kể lại các biến cố ấy theo một trình tự logic.- Khi phân tích các thành phần của cốt truyện người ta thường chỉ ra các thànhphần để nhận ra mạch truyện và sự vận hành của hành động, biến cố [sự kiện] của truyệntạo thành ý nghĩa của truyện.Vậy thi pháp cốt truyện không phải là chỉ ra đâu là khai đoạn, đâu là đỉnh điểm,đâu là mở nút …, mà là tìm hiểu các ý nghĩa của truyện và các nguyên tắc, quan niệm chiphối các ý nghĩa ấy cùng cách thức xây dựng truyện của tác phẩm.5.1.2. Phân tích thi pháp cốt truyệnCơ chế phát hiện cốt truyện: Mọi biến cố đều xuất hiện trên cấu trúc khơng có biếncố. Ví dụ: “Cây tre trăm đốt”:- Nếu anh Khoai thông minh, nghe phú ông hứa gả con gái cho, liền khơng tin?khơng có truyện.- Nếu phú ơng giữ lời hứa thì cũng khơng có truyện.- Ở đây có 2 hướng lệch chuẩn gây nên chuyện: 1/ anh Khoai nghe nói tưởng thật,bập vào. Đó là sự ngờ nghệch làm cho truyện hàm chứa một nụ cười chế nhạo. 2/ Phú ôngnuốt lời hứa, gây tức tối cho anh Khoai và cho những ai ghét hạng người lừa dối như phúơng và đồng tình với giải pháp của Bụt.Vậy muốn hiểu ngữ nghĩa của truyện, trước hết phải tìm hiểu cấu trúc khơng có cốttruyện [tính thứ nhất]. Cấu trúc cốt truyện mang tính thứ hai. Nhưng một khi hành độngcốt truyện được thực hiện thì ý nghĩa của tình trạng khơng có chuyện được thay đổi.13 Ví dụ: “Tấm Cám” là xung đột trong gia đình, mẹ ghẻ con chồng, sau thành truyệntranh chồng hại chị.Đây là truyện cậy mạnh hiếp yếu, thủ đoạn lừa dối trắng trợn, tàn bạo mang tínhchất một mất một cịn. Truyện được tạo thành bởi một chuỗi gây hại [lấy giỏ tép, giết cábống, bắt nhặt thóc, giết người, giết chim, chặt cây, đốt khung cửi]. Biện pháp gây hại thơthiển, trần trụi khơng có phép thuật gì. Kẻ bị hại được cứu vớt nhờ lòng thương của bụt,nhờ quy luật hóa sinh của tự nhiên [giỏ tép cịn bống, bống chết cịn xương, chim chết cịnlơng, khung cửi đốt còn tro…].Truyện thể hiện niềm tin vào sự sống bất diệt và thái độ khơng thể dung hịa củathiện và ác.Truyện có 3 giai đoạn: 1/ Tấm chỉ khóc; 2/ Tấm liên tiếp bị hại, Tấm căm thù; 3/Tấm trả thù.5.2. Thi pháp kết cấu5.2.1. Khái niệm thi pháp kết cấu- Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm nhằm phản ánh đờisống, biểu hiện sự cảm nhận trước đời sống và thức tỉnh những thái độ, tình cảm nhấtđịnh đối với thực tại. Cụ thể là xây dựng nhân vật, tính cách, biểu hiện quan niệm về conngười, về không gian, thời gian, sắp xếp chi tiết để tạo thành bức tranh sống động, tạo khảnăng cảm thụ cuộc sống ấy sao cho có thể rút ra được những ý nghĩa nhân sinh, nhữngphản ứng tình cảm như tác giả mong đợi.- Mục đích của kết cấu là tạo thành một thế giới nghệ thuật mang nội dung kháiquát của tác giả. Đưa thế giới hình tượng mà người đọc có thể cảm nhận được bằng trítưởng tượng vào dịng liên tục của phương tiện ngôn từ [từ ngữ, câu, đoạn, liên kết, chỗngừng, nhịp điệu, vần, trùng điệp…].- Về bản chất, có thể nói kết cấu cũng có nghĩa là tổ chức cho người đọc conđường đi vào tác phẩm, tổ chức cho họ một trường nhìn, một cái nhìn để thấy được hìnhtượng nghệ thuật với tất cả chiều sâu và chiều rộng.- Kết cấu bao gồm các phương diện:a] Hệ thống hình tượng nhân vật, sự kiện và chi tiết nghệ thuật: sắp xếp sao cho các nhânvật, sự kiện, chi tiết có thể tương phản, đối chiếu bổ sung cho nhau.Ví dụ: Anđrây chết – Natasa rơi vào khủng hoảng tinh thần vậy truyện tiếp diễnnhư thế nào? Nhà văn đưa cái chết của Pêchia vào… [Anna Karenina, Lev Tolstoy]b] Hệ thống điểm nhìn và tổ chức văn bản: [tức là hiện tượng đời sống được nhìn theo conmắt của ai, chủ thể nào: người kể chuyện – nhân vật, nhân vật trữ tình, nhân vật chính haynhân vật phụ… Cuộc sống ấy được nhìn theo điểm nhìn thời gian và khơng gian nào…].Hệ thống điểm nhìn quy định cách thức tổ chức văn bản [văn bản được bắt đầu từ đâu, từkhi sự việc phát sinh hay kể từ giữa rồi hồi tưởng lại quá khứ…].Vậy hệ thống các nguyên tắc kết cấu của tác phẩm, thể loại tạo thành thi pháp kết14 cấu của văn học.5.2.2. Phân tích thi pháp kết cấu [SV tập phân tích]6. THI PHÁP GIỌNG ĐIỆU VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT6.1. Khái niệm giọng điệu- Trong đời sống hàng ngày giọng điệu là giọng nói, lời nói biểu thị một thái độ nhất định.- Trong văn học giọng điệu là thái độ, tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện tượngđược miêu tả mà người đọc có thể cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm lời văn.Ví dụ: + Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau+ Lạ gì bỉ sắc tư phong. Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen[Biểu hiện thái độ khinh bỉ, chì chiết, căm ghét của Nguyễn Du đối với “thuyết tài mệnhtương đố”; “cái thói” ghanh ghét vơ lý nghiệt ngã, ngang trái của cuộc đời].+ “Bài tiếng chổi tre’ dùng từ “em” thể hiện giọng điệu tâm tình mang màu sắc độcthoại.- Giọng điệu được bộc lộ qua nhiều yếu tố, phương diện khác nhau của lời văn nghệ thuậtnhư cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa – gần, thân – sơ,thành kính hay suồng sã, gợi ca hay châm biếm…Ví dụ: + “Chí Phèo” giọng điệu suồng sã, đay nghiến.+ “Dế Mèn phiêu lưu kí” giọng điệu hóm hỉnh.- Trong văn chương, giọng điệu không phải được thể hiện ở chỗ nói cái gì [nội dung nói]mà là ở chỗ nói như thế nào [hình thức nói]. Tuy nhiên giữa nội dung và hình thức có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau. Chính nhờ đó mà từ giọng nói có thể nhận ra người nói, từgiọng điệu có thể xác định được tác giả. Giọng điệu có vai trị rất lớn trong việc tạo nênphong cách nhà văn. Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tácphẩm mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp hệ thống nhân vật. Ví dụ: “Trăm năm cô đơn”của G.Macket [Mỹ la tinh] 5 năm sau mới tìm được giọng điệu: mượn cách kể của một bàgià nói về những chuyện hoang đường siêu nhiên, khơng khí huyền thoại đầy hấp dẫn.- Giọng điệu thường thể hiện ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm [ví dụ].- Trong một tác phẩm văn học thường có giọng điệu chủ yếu và những giọng điệu khác.Giọng điệu chủ yếu tạo thành âm hưởng chung bao trùm lên tồn bộ tác phẩm. Nó quyếtđịnh nhiều khâu, nhiều yếu tố trong việc xây dựng tác phẩm, kể cả phương thức, cáchthức xây dựng nhân vật.Ví dụ: Nam Cao ngồi giọng điệu buồn thương da diết cịn có giọng khách quanlạnh lùng tàn nhẫn bên ngồi mà cảm thơng thương xót bên trong [một cách ngụy trangcủa Nam Cao nhằm tái hiện cuộc sống theo nguyên tắc chủ nghĩa hiện thực – phản ánhcuộc sống với tất cả sự trần trụi, làm rõ bản chất vốn có của nó. Tsêkhơp nhận xét “Chỉ cósự lạnh lùng mới nhìn được sự việc một cách tỏ tường”].+ “Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bàlại hờ con. Làm như chính tại con bà nên bây giờ bà phải đói” [Một bữa no].15 + “Thế là xong. Anh chết rồi đấy nhỉ? Không lẽ tôi lại vui khi được cái tin như thế.Nhưng thật tơi cũng khơng biết có nên buồn khơng đây” [Điếu văn].- Phân tích tác phẩm văn học mà bỏ qua giọng điệu, tức là tước đi cái phần rất quan trọngtạo nên bản sắc độc đáo của tác phẩm. Ví dụ: “Tướng về hưu” [Nguyễn Huy Thiệp] giọngđiệu rời rạc, cộc lốc qua cách kể rời rạc, nhát ngừng kiểu “ông bảo, cô bảo, tôi bảo, chatôi bảo…”, thể hiện mối quan hệ lỏng lẻo, rời rạc không giao cảm. Tác phẩm là tiếngchuông cảnh tỉnh về sự rạn vỡ của truyền thống đạo lý.- Không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu [là phương tiện của biểu hiện của lời nói thểhiện qua cách lên giọng xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu, chỗ ngừng…- Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó địi hỏi người trần thuật,kể chuyện hay nhà thơ phải có khẩu khí, có giọng và có điệu.6.2. Khái niệm lời văn nghệ thuật6.2.1. Khái niệm- Dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngơn từ của văn bảnnghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học [lời thơ, lời trần thuật,lời nhân vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lờivăn nghệ thuật].- Khác với lời nói thường, lời văn nghệ thuật có tính cố định, tính độc lập hồn chỉnhtrong bản thân nó, có tính vĩnh viễn, tính hình tượng và tính tổ chức cao.- Thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật là: lời gián tiếp [người kể chuyện], lời trựctiếp [của nhân vật] được tổ chức theo cách thức hoạt động gián tiếp [đối thoại, độc thoại]và theo loại hình [tự sự, trữ tình, kịch], cách tư duy nghệ thuật [lãng mạn, hiện thực,tượng trưng…], loại hình văn hóa nghệ thuật [dân gian, thành văn], ý thức nghệ thuật[một giọng, hai giọng, nhiều giọng…].6.2.2. Các phương tiện ngôn ngữ của lời văn nghệ thuật- Để xây dựng ngôn ngữ nghệ thuật, nhà văn nhà thơ khai thác các phương tiện biểu hiệnvốn có của ngôn ngữ tự nhiên như vần, giọng điệu, bằng trắc, các phương thức tu từ, cáckiểu lặp lại, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, các biểu tượng, các thành ngữ, cách chơichữ …- Phương tiện của lời văn nghệ thuật là từ ngữ, cụm từ, câu [các kiểu câu, lời phát ngônvới giọng điệu lập trường chủ thể trong câu đó: lời độc thoại, độc thoại nội tâm, lời quêkệch, suồng sã hay tao nhã, quý phái, trau chuốt…], văn bản [với các nguyên tắc liên kếtnhư phép lặp câu, phép chiếu ứng, sự tương ứng đoạn mở đầu và đoạn cuối…].6.2.3. Thi pháp lời văn nghệ thuật là cách sử dụng các phương tiện lời văn để tạo ra tínhhình tượng, theo những ngun tắc nhất định. Các nguyên tắc sử dụng, tổ chức ngôn ngữthành văn bản nghệ thuật là thi pháp lời văn.- Thi pháp học lời văn nghệ thuật là chỉ ra nguyên tắc dùng từ, dùng câu trong tác phẩm.Khám phá tính nội dung, tính quan niệm của các phương tiện ấy trong tác phẩm.16 6.2.4. Phân tích thi pháp lời văn nghệ thuật trong một số tác phẩm- Thăng long thành hoài cổ [Bà huyện Thanh Quan], Tùng [Nguyễn Trãi]- Mời trầu [Hồ Xuân Hương].CHƯƠNG 2NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠIVĂN HỌC DÂN GIAN1: THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN1.1. Khái niệm thi pháp Văn học dân gian- Ở Việt Nam, thuật ngữ thi pháp vhdg được sử dụng khá muộn [1980]- Theo chu Xuân Diên:“Thi pháp vhdg là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thứcvà thủ pháp miêu tả, biểu hiện; về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xâydựng hình tượng con người…”.Như vậy, việc nghiên cứu thi pháp vhdg bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố thipháp riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mơ típ và cách cấutạo cốt truyện, cách mơ tả diện mạo bên ngồi và tâm lý bên trong của nhân vật… đếnviệc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại, và cuối cùng là việc nêulên những đặc điểm phổ thông và những đặc điểm dân tộc của thi pháp vhdg nói chung.1.2. Nghiên cứu thi pháp Văn học dân gian:Văn học dân gian là nghệ thuật ngôn từ. Vì thế thành phần ngơn từ là chủ yếu. Dođó, đối tượng nghiên cứu chính của vhdg là ngơn từ [cái hồn] tồn tại trong tác phẩm[chỉnh thể nghệ thuật] cụ thể thuộc thể loại cụ thể. Điều này có nghĩa là:- Phân tích tác phẩm vhdg là phải nắm được đặc trưng thể loại của tác phẩm được phântích.1.2.1. Khái niệm thể loại:Thể loại là tổng thể các tác phẩm cùng có chung mấy dấu hiệu [tiêu chí] sau:a] Hệ đề tài [mỗi thể loại vhdg, trên thực tế, đều chú trọng khai thác một số phạm vi nhấtđịnh những hiện tượng cuộc sống – đó là hệ đề tài của nó].* Đề tài là phạm vi những hiện tượng cuộc sống được phản ánh và lý giải trong tác phẩmnghệ thuật từ những lập trường, quan điểm tư tưởng nhất định. Đề tài không tách rời tưtưởng của tác phẩm.Vậy có thể hiểu: Đề tài là vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm và thể hiện,trình bày giải thích nó bằng chất liệu cuộc sống.* Hệ đề tài: là toàn bộ, là tổng thể những đề tài được đề cập trong những tác phẩm thuộcmột thể loại [hoặc của một nghệ sĩ…].Ví dụ: Truyền thuyết lịch sử đều kể về những sự kiện, những nhân vật lịch sử thời quákhứ hoặc về nguồn gốc các địa danh.17 b] Thi phápc] Chức năng [chủ yếu là chức năng sinh hoạt, tức là sự sử dụng theo phong tục tập quáncác tác phẩm thuộc mỗi thể loại trong sinh hoạt nhân dân].d] Phương thức diễn xướng [tức là hình thức trình diễn các tác phẩm1.2.2. Thi pháp thể loại:Là tổng thể các yếu tố thuộc về hình thức và thủ pháp nghệ thuật mà các tác phẩmthuộc cùng một thể loại đều thống nhất sử dụng. Xét chung những yếu tố này gồm:- Thể văn: bao gồm các thể thơ ca, văn xi, câu nói vần vè.- Kết cấu: bao gồm các kiểu kết cấu tác phẩm gắn với các thể văn nói trên của nghệ thuậttruyền miệng.- Thủ pháp nghệ thuật: bao gồm các thủ pháp xây dựng hình tượng nhân vật, cấu tạo hìnhảnh và chi tiết nghệ thuật, biểu đạt không – thời gian nghệ thuật, v.v…Tóm lại: thi pháp thể loại là tồn bộ hệ thống nghệ thuật của một thể loại.1.3. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp thể loại- Giúp ta khai thác sâu hơn giá trị thẩm mỹ của vhdg, một giá trị ít được chú ý hơn so vớigiá trị nhận thức và giá trị giáo dục.- Mỗi thể loại vhdg có cách nói riêng của nó nhằm biểu đạt nội dung riêng của nó – thipháp thể loại chính là cách nói riêng ấy. Vì thế, có nắm được thi pháp thể loại mới có khảnăng giải mã được các tác phẩm thuộc thể loại vhdg.- Trong nhà trường, kể cả nhà trường tiểu học, dạy tác phẩm khơng chỉ là truyền đạtnhững gì người giáo viên cảm nhận được, nhận thức được ở tác phẩm. Do đó, cần quycách thức giải mã tác phẩm ấy thành một hệ thống thao tác hợp lý. Và những thao tác nàyphải được thực hiện một cách nhất quán đối với các tác phẩm cùng một thể loại. Như vậyviệc nghiên cứu thi pháp thể loại giúp người giáo viên khơng những có khả năng tự mìnhhiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm vhdg trong chương trình mà cịn có khả năng hồn thiện hệthống thao tác phân tích tác phẩm nhằm luyện cho HS cách thức đọc – hiểu tác phẩmngay chính trong q trình các em được hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm.2. THI PHÁP TRUYỆN DÂN GIAN2.1. Đặc điểm thi pháp của thể loại thần thoạiTrong hệ thống phân loại vhdg, thần thoại được xác định là một thể loại.2.1.1. Hệ đề tài: Có 2 nhóm đề tàia] Thần thoại suy nguyên: là những thần thoại giải thích nguồn gốc của một số sự vật,hiện tượng tự nhiên và xã hội mà con người thời cổ nói chung và cộng đồng tộc ngườichủ nhân của mỗi “hệ” thần thoại nói riêng cho là có quan hệ đến sự sống cịn của họ.Ví dụ: truyện kể về trời đất, núi sơng, lồi người, vạn vật,… như: Thần trụ trời, Đi sanmặt đất, Cóc kiện trời, Kinh và Ba na là anh em, Đẻ đất đẻ nước, Quả bầu mẹ.18 b] Thần thồi sáng tạo văn hố: là những thần thoại giải thích nguồn gốc của những sựvật, hiện tượng tạo thành “thiên nhiên thứ hai” của con người [tức là nền văn hố]. Đó lànhững chuyện kể về những “anh hùng văn hoá” – những vị thần đã lập nên những kỳ tíchkhai phá địa bàn sinh tụ và chế ngự những quái vật gây hại cho cộng đồng [như Lạc LongQuân diệt ngư tinh, mộc tinh và hồ tinh; Sơn Tinh Thuỷ Tinh; Thần sắt; Âu Cơ dạy cáchtrồng lúa, dệt vải, làm bánh; Thần Kim Quy và Cao Lỗ chế nỏ thần…].- Một bộ phận lớn thần thoại sáng tạo, về sau đã được lịch sử hoá biến thành nhữngtruyền thuyết về thời các Vua Hùng hoặc truyền thuyết địa danh như: Lạc Long Quân –Âu Cơ [Truyền thuyết con rồng cháu tiên], Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Truyền thuyết về HồTây,… Một số biến thành truyện cổ tích hoặc để lại những mảnh võ trong truyện cổ tíchnhư: Bánh trưng bánh dày, sự tích dưa hấu,…- Chức năng cơ bản của thần thoại là nhận thức và “giáo dục phổ cập” của cộng đồng[người nguyên thuỷ khi sáng tạo thần thoại không phải là để làm nghệ thuật mà là để cấtgiữ những tri thức kinh nghiệm để phổ biến cho mọi người hoặc cho đời sau] và chínhchức năng này quy định đặc trưng về phương thức diễn xướng của thể loại này.2.1.2. Đặc điểm thi pháp của thần thoạiCác nhà thần thoại học chú ý đến việc giải mã ý nghĩa bí ẩn của thần thoại hơn là đi sâuvào việc tìm hiểu nguyên nhân của sức hấp dẫn về mặt thẩm mỹ của thần thoại đối vớichúng ta ngày nay. Hơn nữa nguồn tư liệu mà ta hiện có thì khoảng cách so với thần thoạiđích thực cịn xa hơn nhiều. Cho nên, khơng có cơ sở để nói về “thi pháp của thần thoại”như với các thể khác. Ở đây, chỉ có thể nêu ra một vài nét chung nhất về mặt thi pháp thầnthoại như sau:a] Về kết cấu:Thần thoại không phải là những tác phẩm có cốt truyện hồn chỉnh và ổn định màthường chỉ là những mẩu truyện hoặc tình tiết mà người kể hoặc người biên soạn có thểtuỳ ý sắp xếp theo những hệ thống ít nhiều khác nhau. Cũng vì vậy mà tuy có thể căn cứvào nội dung đề tài phân thành 2 nhóm, song những đề tài ấy vẫn thường xen kẽ nhautrong cùng một truyện.Ví dụ: Sơn Tinh Thuỷ Tinh vừa phản ánh hiện tượng lũ lụt, vừa gắn với các sựkiện lịch sử thời Hùng Vương. Truyện ơng Dóng kể chiến cơng của người anh hùng bảovệ bộ lạc, lại có khá nhiều mẫu đề thần thoại suy nguyên…Trong quá trình lưu truyền về sau, thần thoại thường trải qua nhiều sự thay đổithêm bớt. Điều đó làm cho kết cấu của thần thoại thường rất phức tạp về chủ đề và về cáctầng lịch sử văn hoá.b] Về nhân vật:Trong thần thoại thế giới là thế giới các thần, “nhân vật” trong đó là các vị thần.Con người chưa có vai trị gì [đến sử thi, lần đầu tiên con người mới thật sự xuất hiện vàlà nhân vật trung tâm; tuy thế thế giới các thần vẫn ngự trị].19 Các vị thần trong thần thoại là sản phẩm của quan niệm vạn vật đều có linh hồn,quan niệm “thần” và người đồng hình, đồng tính… của tư duy vốn mang những nét đặcthù của người thời cổ. [chữ thần đặt trong ngoặc kép là để tránh nhầm lẫn với khái niệmthần thánh, ngọc hồng của các tơn giáo đời sau. Hai là để có tên gọi chung cho cả họ nhàthần].Các vị thần trong thần thoại đều chưa có tính cách [như các nhân vật cổ tích]. Họkhác nhau ở chức năng.Ví dụ: Thần trụ trời chỉ có chức năng phân chia trời đất, tạo ra núi đồi, sông biển.Cịn các vị thần khác có nhiệm vụ làm tiếp cơng việc đó, mỗi người một việc.Những nét miêu tả, kể cả miêu tả tính tình, nếu khơng phải do người đời sau hoặcnhà biên soạn thêm thắt vào, đều chỉ có ý nghĩa giải thích sự vật hiện tượng. Ví dụ: Thầnsét [Thiên lơi, ơng sấm] là một người mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội, tínhrất nóng nảy… đều liên quan đến sự giải thích hiện tượng sét. Thần biển là một con rùa tokhi thở ra… lúc hít vào… là hiện tượng thuỷ triều.Tóm lại, thần thoại khơng biết đến nghệ thuật xây dựng chân dung. Con ngườitrong thần thoại chỉ quy về một bình diện, một năng lực, làm một việc nào đó.c] Thời gian và khơng gian nghệ thuật trong thần thoạic.1] Thời gian nghệ thuật trong thần thoại là:- Thời gian tĩnh tại, khơng đầu khơng cuối, khơng có trật tự và người ta không bao giờcảm thấy thiếu thời gian, không bao giờ phải hồi hộp.- Các yếu tố dàn hàng ngang, khơng có thứ tự trước sau [đó là cách tư duy của người cổđại – giống như trẻ thơ chưa ý thức được thời gian].c.2] Không gian nghệ thuật trong thần thoại:Khơng gian định tính. Đó là không gian các thần tồn tại [không ai biết thần ở đâu].Không gian ấy gắn liền với phép lạ. Cho nên nhân vật tồn tại trong không gian mà nhưtồn tại ngồi khơng gian. Ví dụ: Thần trụ trời sinh ra từ một khối hỗn mang [ta gọi là vậtchất]. Khối hỗn mang đó khơng biết có tư bao giờ. Thần tách đôi khối hỗn mang đẩy mộtnửa lên cao, nửa còn lại, thần ra sức đào bới để đắp cột chống nửa trên, tạo thành địa hìnhnhư ngày nay… [câu chuyện này thể hiện một quan niệm về vũ trụ, về mối quan hệ giữavật chất và ý thức].2.2. Đặc điểm thi pháp của truyền thuyết lịch sửTruyền thuyết ra đời sau thần thoại, khi xã hội phân chia giai cấp, khi nền kinh tếđã khá phát triển. Con người lúc này khơng chỉ có nhu cầu nhận thức tự nhiên mà cịn cónhu cầu nhận thức xã hội.Ở nước ta truyền thuyết bắt đầu phát triển từ thời các Vua Hùng dựng nước. Theođặc trưng tiêu biểu nhất của truyền thuyết là gắn với lịch sử, phản ánh lịch sử cách riêngcủa mình, trong đó thể hiện sự đánh giá của nhân dân. Tuy nhiên truyền thuyết chưa baogiờ nói sự thật một trăm phần trăm. Ở giai đoạn đầu tiên, những yếu tố hoang đường kỳ20 diệu rất nhiều, về sau có giảm đi nhưng vẫn khơng rũ bỏ hết được. Như vậy ở đây cịn cóxu hướng thứ hai, xu hướng kỳ ảo hố sự thật lịch sử. Con đường kỳ ảo hoá sự thật là conđường của sáng tạo nghệ thuật [lịch sử không trần trụi mà đã được nhào nặn thêm thắt].2.2.1. Hệ đề tài: Có 3 nhóma] Truyền thuyết địa danh [phản ánh quá trình chung của của lịch sử]Là truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lý khác nhauhoặc về nguồn gốc của bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lý ấy. [giải thích tênđất]. Ví dụ: Sự tích hồ Tây [Lạc Long Quân đánh Hồ tinh], Sự tích hồ gươm, Sự tích núingũ hành, Sự tích đầm nhất Dạ và bãi tự nhiên…b] Truyền thuyết phổ hệLà những truyện kể dân gian về nguồn gốc của các thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làngxã, thành thị, xưởng máy… cùng các đại biểu tài năng nhất của các nghề thủ cơng mỹnghệ … [giải thích cội nguồn]. Ví dụ: căn cứ vào khái niệm trên thì chuỗi truyền thuyếtvề thời các Vua Hùng là truyền thuyết phổ hệ. Nhưng đây là một trường hợp đặc biệt vàduy nhất [vừa là truyền thuyết phổ hệ vừa là truyền thuyết lịch sử mang màu sắc sử thicủa thời đại dựng nước].c] Truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử [truyền thuyết lịch sử]Là những truyện kể có mục đích tái hiện chính bản thân sự thật lịch sử. Đây là biếnthể tiêu biểu nhất của truyền thuyết Việt Nam.Truyền thuyết lịch sử được chia thành 2 nhóm: 1/ Những truyền thuyết về thời cácVua Hùng [nhóm truyện này gồm những nhân vật thần thoại về anh hùng văn hoá thời cổđại đã được lịch sử hoá và nhất loạt quy về thời đại Hùng Vương. Nhằm suy tôn các VuaHùng và ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng trong buổi bình minhcủa lịch sử dân tộc], 2/ Những truyền thuyết đời sau [nhằm chỉ những toàn bộ truyềnthuyết lịch sử sau thời các Vua Hùng. Vì thế truyện khơng phản ánh những q trìnhchung của lịch sử thời dựng nước mà hướng hẳn vào những sự kiện và nhân vật lịch sử cụthể. Do đó nó bao quát một phạm vi rộng lớn những sự kiện và nhân vật lịch sử đượcnhân dân quan tâm].Chức năng cơ bản của truyền thuyết là vừa làm sử vừa gắn với thực hành tínngưõng, nghi lễ thờ cúng.2.2.2. Đặc điểm thi pháp của truyền thuyếta] Về cốt truyệnCốt truyện đơn giản [đơn điệu] mang dáng dấp của lược đồ 3 phần:Hoàn cảnh xuất hiệnSự nghiệp củaChung cục thân thếNhân vật chínhnhân vậtnhân vật[con người nhân vật chính][chiến cơng][vinh phong, hiển thánh]b] Về nhân vật21 - Là nhân vật lịch sử [có chọn lựa] được tái tạo lại, được dựng lại diện mạo, tầm vóc rồi lýtưởng hố những việc, những người mình muốn ca ngợi.- Hành động trong sự kiện lịch sử, nên không có phép màu nào có thể đảo ngược được sựthật lịch sử. [truyện cổ tích có thể đảo ngược nhờ yếu tố thần kỳ].- Tìm hiểu nhân vật truyền thuyết nhất thiết phải lý giải được thái độ và cách đánh giá củanhân dân đối với nhân vật và sự kiện mà nhân vật này là trung tâm.c] Xung đột trong truyền thuyết- Ở những truyền thuyết thời cổ [nhân vật trung tâm là những anh hùng văn hóa] xung độtchính là xung đột giữa con người với thiên nhiên [Truyện thần Tản Viên – một trong Tứbất tử của người Việt].- Trong những truyền thuyết đời sau, xung đột nổi bật, trước hết là xung đột giữa dân tộcvà xâm lược.- Giai đoạn TKXV đến nửa đầu XIX là xung đột giữa nhân dân và chính quyền phongkiến [do mâu thuẫn xã hội gay gắt đặc biết là mâu thuẫm giữa nhân dân và địa chủ phongkiến]. Phản ánh xung đột này có những thái độ và cách đánh giá khác hẳn chính sử củanhà nước phong kiến].- Những truyền thuyết về danh nhân văn hóa khơng miêu tả những xung đột dữ dội, quyếtliệt như truyền thuyết về anh hùng chồng xâm lược và chồng áp bức phong kiến. Ở đây cóphần tương tự như ở truyện cổ tích sinh hoạt về nhân vật tài trí và đức hạnh.d] Không gian thời gian nghệ thuật- Không gian thường gắn với các chiến trường, các địa danh làng xã.- Thời gian là thời gian quá khứ tuyệt đối [đối với người nghe], là thời gian khép kín.e] Lịch sử và hư cấu trong truyền thuyết- Truyền thuyết dân gian là sự thật lịch sử đã được lý tưởng hóa theo trí tưởng tượng củadân gian. Nghĩa là “sự thật lịch sử” là những sự kiện và nhân vật lịch sử có tên tuổi hẳnhoi. Nhưng sự thật lich sử là đối tượng phản ánh, là “cái lõi” chứ không phải là bối cảnh,là đường viền. Nhân vật và sự kiện được phản ánh trong truyền thuyết cũng không trầntrụi mà còn bao hàm cả cách đánh giá của nhân dân.- Hư cấu trong truyền thuyết không phải là yếu tố chỉ tô điểm thêm cho sự thật lịch sử mànó can thiệp cả vào sự thật lịch sử: nó có thể thêm chi tiết, tình tiết, nhân vật phụ,… vàthậm chí nhào nặn lại sự thật lịch sử trong chất “thơ và mộng”, trong chất kỳ ảo, nhằm lýtưởng hóa những con người làm nên lịch sử và thể hiện tâm tình của nhân dân đối vớinhững con người anh hùng của quê hương.f] Lời kể của truyền thuyết- Kém điêu luyện về mặt nghệ thuật.- Sử dụng một số thủ pháp [dẫn ra một vài chi tiết cụ thể về hoàn cảnh, sự việc, hành độngkể cả lời nói cơ đúc của nhân vật chính…] nhằm tơ đậm tính chất xác thực của câuchuyện kể. Trong những chi tiết cụ thể nói trên, có loại chi tiết cũng được gọi bằng “cổtích” [tức là chứng tích xưa cịn lại]. Ví dụ: cả vùng trung Châu hiện vẫn cịn những dấu22 vết của Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân: chân ngựa thành ao, chuôm [Thuận Thành - QuếVõ]; roi sắt gãy cắm trên đỉnh Châu Sơn.- Nhưng “cổ tích” trong truyền thuyết là chứng tích [bằng chứng] về tính xác thực của câuchuyện kể. Cịn “cổ tích” trong truyện cổ tích chỉ là những chi tiết nghệ thuật nhằm đemlại cho câu chuyện tưởng tượng, khơng có thực một màu sắc có vẻ như thật, được ngườinghe tiếp nhận với nụ cười ý nhị hóm hỉnh hơn là với một niềm kính tín hồn nhiên.2.3. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích2.3.1. Hệ đề tàiTruyện cổ tích là một thể loại lớn gồm ba nhóm đề tài [ba tiểu loại]: Cổ tích thầnkỳ, cổ tích về lồi vật, cổ tích sinh hoạt [cổ tích thế sự]. Những biến thể này của truyện cổtích có sự khác nhau đáng kể về mặt thi pháp. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự tươngđồng về những đặc trưng cơ bản, kể cả ở đặc trưng thi pháp đó là thế giới cổ tích.Thế giới cổ tích là một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian: từ nhữngyếu tố của thực tế trí tưởng tượng dân gian đã cải biến thành một thứ vật liệu, đem nhàonặn trong một chất “phụ gia” đặc biết gọi là “hư cấu” để xây dựng nên một thế giới khácvới thế giới thực tại, mà ta gọi là “thế giới cổ tích” – thế giới khơng có thực. Cố nhiên, khicần ta có thể dựa vào dân tộc học và khoa học tương cận, để quy nó về một thực tế, thựctại nào đó, xác định những phương diện nào đó của thực tế, của sinh hoạt [như tập tục, tínngưỡng, những quan hệ xã hội và xung đột xã hôi thời cổ…] đã làm nảy sinh những cốttruyện, những mẫu đề [mơtíp] ấy hoặc đã được phản ánh trong những câu chuyện kỳ lạấy.Điều hấp dẫn đối với người nghe truyện cổ tích, có ý nghĩa đối với họ chính là cáithế giới cổ tích ấy, chứ không phải ở chỗ thế giới ấy phản ánh thực tế nào.- Định nghĩa: Truyện cổ tích là truyện kể về những chuyện không thể xảy ra trong thựctế. Người kể và người nghe đều mơ ước về những điều “nên có và có thể có” diễn ra trongthế giới cổ tích, nhưng khơng ai, cả người kể lẫn người nghe, coi câu chuyện kể là có thật.Đây chính là điểm khác biết căn bản giữa thể loại cổ tích với thể loại truyền thuyết.2.3.2. Những đặc điểm thi pháp truyện cổ tíchCác phươngdiệnVề nhân vậtCác tiểu loại loại truyệnCổ tích thần kỳCổ tích sinh hoạtCổ tích lồi vậtChỉ có một số kiểu nhân vật chính nhất định đó Là các con vật.là:Nhằm hiểu biết về* Kiểu nhân vật bất hạnh, đức hạnh - [xấu xa]đời sống tập tính- Người em út [Bánh chưng…, Cây khế]của lồi vật, phát23 Về Xung đột- Người con riêng [Tấm Cám…]- Người mồ côi [Chử Đồng Tử…]- Người mang lốt vật [Sọ dừa…]- Người đi ở [Cây tre trăm đốt…]* Kiểu nhân vật kỳ tài, trí xảo - [khờ khạo]- Người dũng sĩ [Thạch Sanh…]- Nhóm người có tài lạ [Bốn anh tài…]Gọi là kiểu nhân vật là vì những nhân vật này cónhững nét tương đồng căn bản về tính cách, hànhđộng và số phận; thường xuất hiện trong cổ tíchthần kỳ và có cốt truyện đại thể giống nhau.Theo quan điểm xã hội học: phân loại nhân vậtchính của cổ tích theo tiêu chuẩn “nguồn gốcxuất thân”. Theo tiêu chuẩn này , nhân vật đượcphân thành 2 loại: Loại có nguồn gốc “thần kỳ”[gọi là nhân vật cao quý], Loại có nguồn gốc“tầm thường” [gọi là nhân vật thấp hèn]. Loại thứnhất được trời phú cho sức mạnh thần kỳ từ lúcra đời. Loại thứ hai [thường là nông dân, ngườinghèo khổ] chỉ bộc lộ tài trí phi thường, hoặcđược nhân vật trợ thủ thần kỳ [thần, phật, tiên,thánh…] ban cho sức mạnh thần kỳ khi gặp khókhăn, thử thách bất thường.Cách phân loại này có ý nghĩa: giúp ta nhận rõhơn mối quan hệ giữa nhân vật và kết cấu truyệncổ tích [kết cấu của truyện có nhân vật “thấphèn” thường phức tạp hơn so với truyện nhân vậtcó nguồn gốc “cao q”]. Ví dụ...Kiểu kết cấu này có ý nghĩa: thể hiện ước mơnêu cao tài trí của những “con người bé nhỏ”,“kẻ nghèo trở thành giàu”, thể hiện niềm tin vàochiến thắng cuối cùng của chính nghĩa.Hình tượng nhân vật “con người bé nhỏ” trongTCT là kết quả của lối tư duy NT mới hướng vàocuộc sống đời thường.Có 2 loại xung đột:- Xung đột xã hội.- Xung đột giữa con người và trở lực thiên nhiên.24triển tương ứng vớixã hội, mang tínhcách lồi người. Tiếp cận truyệnngụ ngơn.- Xung đột giữacon người và lồivật. Đây là sự tiếp nối hợp quy luật về đề tài cuộc đấutranh của con người nhằm tìm hiểu và chế ngựthiên nhiên trong thần thoại.Xung đột thường được giải quyết nhờ can thiệpcủa các lực lượng thần kỳ. Nhân vật chínhthường thụ động. [lực lượng thần kỳ có 2 loại: 1trợ giúp người bất hạnh – phía thiện, 2 trợ giúpcác thế lực đen tối – phía ác].Lực lượng thần kỳ về bản chất là những mơtípthần thoại. Chúng tạo nên cái lõi của cổ tích TK.Mơtíp XH tạo nên khung cảnh của câu chuyện.* Cổ tích sinh hoạt: Chủ yếu tập trung vào đề tàiXH. Cụ thể là- Đạo đức [= CTTK đề tài xung đột gia đình].- Trí khơn [= CTTK đề tài sức khỏe và tài lạ].Về kết cấuDấu vết ấy thểhiện:+ Ở những mơtíprất cổ gắn với tínngưỡng tơtem [vậttổ].+ Thể hiện giántiếp qua mơtíp gọilà “dư âm của cáithời con người bắtthú về nuôi. Qua thời gianđã chuyển hóathành xung đột sinhhoạt xã hội.- Xung đột giữa kẻyếu và kẻ mạnh [làxung đột nổi bật.Nhưng khơng có sựlý tưởng hóa nhânvật].Xây dựng theo một sơ đồ chung nhất định. Cơ sở Do đề tài đơn giảnđể xác lập sơ đồ kết cấu là hành động của nhân nên kết cấu phổvật chính.biến là hình thức kể1/ Xuất hiện : a] Thấp hèn,chuyện ngắn – đốib] thần kỳthoại. Vì thế, câu2/ Phiêu lưu : a] Ra đi [hoặc bướcchuyệnthườngvào tình huống khó khăn]mang dáng dấp mộtb] Gặp thử tháchhành động kịch.c] Chiến thắng- Có 2 kiểu kết cấu:3/ Đổi đời [thay đổi số phận]+ Đơn tình tiếta] Thưởng [phạt]+ Đa tình tiết [Cócb] Được đền bùkiện trời: 1 là đồn* Cổ tích SH: Kết cấu linh động.Tuy vậy có thể kết, 2 là giao đấu.phân biệt hai kiểu kết cấu:+ Kết cấu kể sự việc [kết cấu này được sử dụngrộng rãi trong đề tài đạo đức].+ Kết cấu xâu chuỗi [sử dụng rộng rãi trong đề25

Video liên quan

Chủ Đề