Đề xuất giải pháp để cải tiến chương trình giáo dục thể chất học đường

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GDTC và thể thao trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các phòng giáo dục, các đơn vị, trường học thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từ đó giúp cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm trong việc phát triển GDTC và thể thao trường học.

Đặc biệt, để tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn học, các đơn vị trường học đã xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học. Việc triển khai thực hiện xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học được các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ. 100% trường học đều có sân tập, sân chơi, đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

Cùng với đó, hằng năm, ngành đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể dục trong các đơn vị trường học; tạo điều kiện cho giáo viên được nâng cao trình độ. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dậy bộ môn GDTC không ngừng được nâng lên. Đến nay, toàn tỉnh có trên 500 giáo viên giảng dạy môn GDTC được đào tạo đúng chuyên ngành và đều đạt trình độ đại học trở lên. Lực lượng này đã đáp ứng nhu cầu giảng dạy và tổ chức hoạt động GDTC tại các nhà trường, nhất là việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Trong đó, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao trường học đã được thực hiện theo hướng đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, chú trọng việc giữ gìn, nâng cao sức khoẻ, thể lực cho học sinh. Ở mỗi cấp học, mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển thể chất và chương trình môn học GDTC đều phù hợp với từng độ tuổi.

Thầy Hoàng Việt Hà, giáo viên dạy Thể dục, Trường THCS Nguyễn Du [T.P Thái Nguyên] chia sẻ: Bộ môn thể dục nằm trong chương trình học chính khóa được bố trí với thời lượng 2 tiết/tuần. Để học sinh có hứng thú với môn học này, chúng tôi đã tổ chức cho các em tham gia trò chơi nhảy lò cò tiếp sức, chạy tiết sức, nhảy vòng tròn tiếp sức… Ngoài ra, các em còn được tham gia các môn thể thao yêu thích như: bóng rổ, bóng đá, cầu lông… Các hoạt động này đã lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tập thể để rèn luyện sức khoẻ, phát huy sự nhanh nhẹn, tập trung, tinh thần đồng đội.

Bên cạnh chất lượng bộ môn giáo dục trong nhà trường được nâng lên, chất lượng các giải thi đấu thể thao của ngành Giáo dục - Đào tạo [từ cấp phòng đến cấp sở] cũng từng bước được nâng lên, khẳng định vai trò của hoạt động GDTC và phong trào rèn luyện thể dục thể thao trong các nhà trường. Đáng nói là, từ các giải đấu này đã tạo được sân chơi bổ ích cho học sinh và giáo viên các nhà trường, đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những học sinh có năng khiếu thể thao. Trong đó, nổi bật nhất là Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện và tỉnh [do các phòng Giáo dục – Đào tạo và Sở Giáo dục – Đào tạo tổ chức]. Chỉ riêng Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh năm 2020, đã thu hút được gần 500 vận động viên ở các lứa tuổi từ Tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh tham gia. Thầy Nguyễn Đình Huy, Bí thư đoàn Trường THPT Đại Từ cho biết: Bên cạnh việc dạy tốt học tốt các bộ môn văn hóa thì các hoạt động thể dục thể thao giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Có thể thấy, nhờ những giải pháp cụ thể mà chất lượng GDTC, thể thao trong các nhà trường được nâng lên, giúp học sinh rèn luyện sức khỏe thể lực, hình thành các kỹ năng cần thiết cho bản thân, góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Hiện nay, gần 90% số học sinh tham gia tập luyện thể dục thể thao và đạt tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực theo tuổi; 100% các nhà trường đều thực hiện đúng quy định giảng dạy môn học GDTC trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cuối tuần qua, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo nghiên cứu khoa học toàn quốc 2022 về giải pháp nâng cao giáo dục thể chất và thể dục thể thao [TDTT] Việt Nam, với sự tham dự của hơn 50 đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng, trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.

Trận thi đấu bóng rổ của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: ĐHCT

Mặc dù giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong trường học; nhưng do nhiều nguyên nhân, sinh viên chưa thật sự chú trọng, nhiều người học cho rằng TDTT chỉ là môn phụ nên có tâm lý xem nhẹ. Vì thế, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT là hết sức cần thiết trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần sinh viên. Trong đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng các vấn đề đang tồn tại trong công tác giáo dục thể chất để có các biện pháp, giải pháp khắc phục là một trong những việc cần được quan tâm tại các trường đại học, cao đẳng.

Theo nhóm nghiên cứu của TS. Lê Tiền Đề, ThS. Huỳnh Minh Tâm [Trường Đại học Nam Cần Thơ] và ThS. Phạm Đức Hòa [Trường Đại học Đà Nẵng] các trường đại học, cao đẳng có sự đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT của sinh viên, phát triển hiệu quả giáo dục thể chất, nâng cao sức khỏe toàn diện cho sinh viên. Tuy nhiên, tình trạng chung là trong giờ học thể dục chính khóa thì nhu cầu và thái độ tập luyện của sinh viên chưa thật sự tích cực. Mục đích phát triển kỹ năng cho sinh viên khó có thể đạt được. Vì vậy, mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tìm giải pháp hợp lý nhằm khắc phục được những tồn tại, giúp sinh viên hứng thú với giờ học thể dục.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của TS. Trương Hoài Trung [Đại học Nha Trang], có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia học các học phần giáo dục thể chất là cơ sở vật chất, công tác tổ chức quản lý đào tạo, khả năng phục vụ, chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên. Nghiên cứu đưa ra những thông số đánh giá hiệu quả mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố trên, qua đó đóng góp những căn cứ khoa học về lý thuyết, cũng như ứng dụng thực tiễn đối với công tác đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất.

Nhấn mạnh yếu tố công nghệ trong khoa học thể thao, GS.TS Lâm Quang Thành, nguyên Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục TDTT, cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, các nhà nghiên cứu, các tổ chức khoa học trong lĩnh vực TDTT cần có sự chủ động để có thể đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp TDTT. Đổi mới sáng tạo không chỉ nằm trong tư duy mà còn bao gồm việc ứng dụng tư duy đó vào thực tế. Nếu cố gắng thực hiện đổi mới sáng tạo, đội ngũ cán bộ, nhà khoa học của ngành TDTT hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt và phát triển vượt bậc. Trong tương lai, khi quá trình số hóa và tự động hóa ngày càng được ứng dụng nhiều vào các mặt đời sống xã hội, thể thao sẽ trở thành nhu cầu quan trọng của tất cả mọi người.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT ở các trường đại học, cao đẳng vùng ĐBSCL đã có những bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, hội thảo khoa học về công tác giáo dục thể chất chính là cơ hội để tổng kết, đánh giá thực trạng và giải pháp giảng dạy, giúp rút ra những bài học kinh nghiệm, hướng tới những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục thể thao từ các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.

NGUYỄN MINH

Giáo dục thể chất [GDTC] đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp học sinh, sinh viên phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể lực. Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ, giáo viên ở các cơ sở giáo dục, GDTC và thể thao trong trường học vẫn còn một số hạn chế, cần có giải pháp đổi mới để nâng chất hoạt động này.

Học sinh Trường Tiểu học Mỹ Khánh 1, huyện Phong Điền trong giờ học thể dục.

Ngày 17-6-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1076/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Quyết định có mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC và thể thao trong trường học, nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên của trẻ em, học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao tầm vóc người Việt Nam. Sau 5 năm triển khai, GDTC và thể thao trong trường học của cả nước đạt được những bước tiến đáng kể về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị... So với năm 2015, số trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả GDTC tăng 87,4%; học sinh tham gia hoạt động thể dục thể thao năm học 2019-2020 tăng 15,8%-31%; trường lớp ở các cấp học mầm non, phổ thông có nhà tập thể chất tăng 10%-15%...

Tuy nhiên, tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1076 của Thủ tướng Chính phủ diễn ra ở TP Cần Thơ mới đây, bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT], cho rằng: “Công tác GDTC và thể thao trong trường học vẫn còn nhiều hạn chế; hoạt động thể thao học đường có chất lượng hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện, nâng cao sức khỏe và thể lực; nguồn lực cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thể dục còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các bộ ngành về việc sử dụng cơ sở vật chất công trình thể thao trên địa bàn chưa hiệu quả”.

Để nâng cao hiệu quả GDTC và thể thao học đường, nhiều cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục đề xuất xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác GDTC; vận dụng cơ chế hợp tác đầu tư công tư đối với các công trình GDTC và thể thao trong trường học; tổ chức thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế; tăng cường phối hợp giữa ngành thể thao với ngành giáo dục...

Tại TP Cần Thơ, nhiều năm qua, các trường học đã thực hiện tốt hoạt động GDTC, nâng cao thể lực cho học sinh. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT thành phố, để triển khai hiệu quả hoạt động GDTC và thể thao trong trường học, các nhà quản lý giáo dục từ cơ sở đến trung ương cần quan tâm, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền và thu hút nhiều phụ huynh cùng tham gia, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nhà trường và phát triển toàn diện của người học; hợp tác phối hợp với các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường với phương châm “Đôi bên cùng có lợi” vì lợi ích chung của cộng đồng và phải cam kết mang lại lợi ích cho giáo dục, nhà trường và những người tham gia... Thầy Nguyễn Phúc Tăng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, cho rằng để thực hiện hiệu quả GDTC và thể thao học đường, lãnh đạo đơn vị cần tâm huyết đối với công tác GDTC và được hội đồng trường đồng thuận, thống nhất cao đối với định hướng phát triển GDTC của nhà trường. Minh bạch công khai về tài chính công tác xã hội hóa từ các tổ chức xã hội và các mạnh thường quân trong thực hiện các công trình.

Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, một số quận, huyện của thành phố như Ô Môn, Ninh Kiều, Thới Lai... đã đẩy mạnh hoạt động GDTC và thể thao trong trường học. Từ năm 2017, với nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, huyện Thới Lai đã xây dựng được 6 hồ bơi tại 6 trường tiểu học [tổng kinh phí bình quân 300 triệu đồng/hồ] nhằm nỗ lực xóa mù bơi ở các trường học. Theo lãnh đạo ngành GD&ĐT huyện Thới Lai, do nhu cầu bức thiết xóa mù bơi trong học sinh tiểu học và tình hình đuối nước ở học sinh luôn diễn ra phức tạp, ngành tham mưu UBND huyện xây dựng hồ bơi tại các trường. Hoạt động của hồ bơi được duy trì hiệu quả, thu hút học sinh tham gia và có sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh.

Ở góc độ đào tạo cán bộ, giáo viên GDTC cho các trường phổ thông, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Trưởng Bộ môn GDTC, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng cần tiếp tục rà soát định kỳ 5 năm cải tiến một lần chương trình đào tạo sinh viên ngành GDTC. Phải dựa trên cơ sở tiếp thu ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng, ý kiến cựu sinh viên để cải tiến chuẩn đầu ra và công tác đánh giá phù hợp, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Tiếp tục điều tra vị trí việc làm, tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, ngày hội tư vấn việc làm; từ đó làm cơ sở đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp… Ngoài ra, để các phong trào thể dục thể thao tại nhà trường phát triển, phải tiếp tục duy trì việc tuyên truyền, tổ chức các hoạt động truyền thống cho cán bộ và sinh viên; tham gia các giải khu vực, tỉnh, thành, ngành và giao lưu kết nghĩa với các trường đại học phía Nam; tiếp tục làm tốt khâu tuyển dụng và đào tạo giảng viên đáp ứng công tác đào tạo của trường; làm tốt việc quản trị cơ sở vật chất…

Mong rằng cùng với việc đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông, những giải pháp thiết thực, phù hợp từ các chuyên gia giáo dục góp phần nâng chất GDTC và thể thao học đường.

Bài, ảnh: B.KIÊN

Video liên quan

Chủ Đề