Giáo an Tin học lớp 6 Kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án một tiết mẫu. Bạn có thể tải giáo án cả năm ở cuối bài viết này.

Loading...

Tải giáo án full cả năm 

Xem thêm các giáo án các môn học khác tại đây

Please follow and like us:

Nếu quý thầy cô bấm vào nút Tải xuống không được vui lòng , click vào nút như hình ở trên bản xem thử giúp em. Xin lỗi quý thầy cô về sự bất tiện này, web sẽ cập nhật lại.

Hôm nay Giáo viên Việt Nam xin gửi đến các thầy cô, phụ huynh và các em học sinh giáo án Tin học lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là bộ sách đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt để trở thành sách giáo khoa mới cho khối lớp 6 năm 2021.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Giáo án rất đầy đủ chi tiết cho các thầy cô tham khảo lên kế hoạch cho bài dạy. Cũng như chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao. SGK Tin học gồm có 6 chủ đề với 17 bài học. Các bài học được xây dựng với cấu trúc thống nhất.

Nội dung giáo án

Làm thế nào để các em sử dụng sách một cách hiệu quả hơn. Mục tiêu là giúp các em biết sẽ đạt được gì sau bài học. Nhận biết ý nghĩa của bài học bằng cách kết nối những tình huống xuất hiện trong cuộc sống với nội dung bài học.

Nội dung bài học là giúp các em dễ tiếp thu, chủ động hơn trong quá trình nhận thức. Hướng dẫn cũng như cung cấp thông tin chính của bài học. Từ đó giúp các em đạt được mục tiêu bài học. Ngoài ra giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi, bài tập để học sinh củng cố lại kiến thức đã học.

Có thể bạn quan tâm:  Đề thi Tin học lớp 6 học kì 1 năm 2020

Vậy với bộ giáo án chuẩn chúng tôi gửi đến vẫn gồm có 3 phần chính đó là: mục tiêu; thiết bị dạy học và học liệu và phần cuối cùng là tiến trình dạy học. Sẽ giúp thầy cô rất nhiều phương án hay trong quá trình soạn bài. Chúc các thầy cô sẽ có những buổi dạy học đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp cho thầy cô giáo án một số bộ môn khác thuộc chương trình Lớp 6 nằm trong bộ sách Kết nối tri thức như: Giáo án môn Toán lớp 6- Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Giáo án môn Lịch sử lớp 6- Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Hải Anh

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH [TIẾT 1]

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kiểu kí hiệu 0 và 1

- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin

- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin

- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,...

  1. Năng lực
  2. Năng lực tin học:

- Hình thành tư duy về mã hóa thông tin

- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ

  1. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
  2. Phẩm chất: Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
  3. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  4. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, hình vẽ thể hiện quy tắc chuyển chữ, hình, tiếng thành dãy bit như trong sgk. Với chữ có thể mở rộng bảng mã hóa để HS mã hóa một âm tiết như FACE, HOCSINH hay TINHOC,...
  5. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề: Trong bài học trước, chúng ta đã biết rằng máy tính có thể xử lí được thông tin nhưng làm thế nào để máy tính có thể hiểu được những dữ liệu chúng ta chuyển cho nó xử lí?

Con người dùng các chữ số, chữ cái và kí hiệu để diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu, tuy nhiên máy tính thông dụng hiện nay chỉ làm việc với hai kí hiệu là 0 và 1. Cụ thể chúng ta cùng đến với hoạt động 1: Mã hóa

- Gv hướng dẫn hoạt động 1: Cho các số từ 0 đến 7 được viết thành dãy tăng dần từ trái sang phải. Em hãy quan sát hình 1.3 và đọc hướng dẫn để biết cách mã hóa số 4.

Cách thực hiện như sau:

- Bước 1. Thu gọn dãy số bằng cách sau

  • Chia dãy số thành 2 nửa [trái, phải] đều nhau
  • Kiểm tra xem số 4 thuộc nửa trái hay nửa phải
  • Ghi lại vị trí của số 4 [trái hoặc phải]
  • Bỏ đi nửa dãy số không chứa số 4. Giữ lại nửa dãy số chứa số 4
  • Sau mỗi lần thực hiện, dãy số được thu gọn còn một nửa. Thực hiện thu gọn dãy số ba lần cho đến khi còn lại số 4.

- Bước 2: Chuyển dãy vị trí thu được [phải, trái, trái] thành 0,1 theo quy tắc: trái thành o, phải thành 1. Như vật số 4 được mã hóa thành 100.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy mã hóa số 3 và số 6 theo cách như trên. Hai dãy kí hiệu nhận được có giống nhau không?

- HS thảo luận, trả lời: Hai dãy kí hiệu nhận được không giống nhau. Số 3 mã hóa thành 011. Số 6 mã hóa thành 110

=> GV dẫn vào bài học mới, bài 3: Thông tin trong máy tính.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2.1: Biểu diễn thông tin trong máy tính – Biểu diễn số

  1. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn được thông tin con số dưới dạng dãy bit.
  2. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nhắc lại cách chuyển đổi trong hoạt động 1.

Mỗi số từ 0 đến 7 có thể chuyển thành một dãy gồm 3 kí hiệu 0 và 1 như sau:

0

1

2

3

4

5

6

7

000

001

010

011

00

101

110

111

GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời:

+ Bằng cách mã hóa như trên thì với dãy đã cho dài gấp đôi thì mỗi số sẽ được chuyển thành dãy có bao nhiêu kí hiệu 0 và 1. Lấy một số bất kì để chứng minh câu trả lời đó?

+ Theo em, như thế nào gọi là dãy bit? Kí hiệu của dãy bit là gì?

+ Chúng ta có thể chuyển một số bất kì thành một dãy bit được không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

a. Biểu diễn số

- Với dãy số dài gấp đôi thì mỗi số sẽ được chuyển thành dãy có 4 kí hiệu 0 và 1.

- Mỗi dãy các kí hiệu 0 và 1 như vậy được gọi là dãy bit. Kí hiệu là một bit.

- Người ta có thể chuyển một số bất kì thành một dãy bit bằng cách tương tự như đã thực hiện ở trên.

Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin trong máy tính – Biểu diễn văn bản

  1. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn được thông tin văn bản dưới dạng dãy bit.
  2. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS đọc nội dung Sgk và hướng dẫn HS cách thực hiện mã hóa từ “CAFE”.

+ B1: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự C - 01000011

+ B2: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự A - 01000001

+ B3: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự F - 01000110

+ B4: tìm dãy bit biểu diễn của kí tự E - 01000101

Kết quả hiển thị:

Như vậy:

+ Văn bản được chuyển thành dãy bit bằng cách nào?

+ Hãy chuyển từ “DA CA” thành dãy bit?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

b. Biểu diễn văn bản

- Văn bản gồm các chữ cái [cả chữ hoa và chữ thường], các chữ số, dấu câu, kí hiệu, ... được gọi chung là các kí tự.

- Văn bản được chuyển thành dãy bit bằng cách chuyển từng kí tự một.

- Chuyển từ “DA CA” thành dãy bit như sau:

+ dãy bit biểu diễn của kí tự D -01000100

+ dãy bit biểu diễn của kí tự A - 01000001

+ dãy bit biểu diễn của kí tự C - 01000011

+ dãy bit biểu diễn của kí tự A - 01000001

Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính – Biểu diễn hình ảnh

  1. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn được thông tin hình ảnh dưới dạng dãy bit.
  2. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS đọc nội dung Sgk và hướng dẫn HS cách thực hiện mã hóa từ ảnh.

Ví dụ: Ta cần chuyển hình ảnh chữ A trong một lưới 8 x 8 thành dãy bit. Ta kí hiệu màu đen là 1 và màu trắng là 0. Khi đó, hình ảnh đen trắng của chữ A được chuyển thành dãy bit trong hình dưới đây.

Tương tự như vậy, GV yêu cầu HS chuyển hình ảnh chữ 0 thành dãy bit

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS lên bảng trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

c. Biểu diễn hình ảnh

- Hình ảnh kĩ thuật số được tạo thành từ các điểm ảnh [pixel]. Mỗi pixel trong một ảnh đen trắng được biểu thị bằng 1 bit.

- Kết quả chuyển đổi chữ O thành dãy bit như sau:

Hoạt động 4: Biểu diễn thông tin trong máy tính – Biểu diễn âm thanh

  1. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn âm thanh dưới dạng dãy bit.
  2. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk và trả lời câu hỏi:

+ Âm thanh được phát ra từ đâu?

+ Làm cách nào để chuyển âm thành thành dãy bit?

Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV đưa ví dụ để giải thích cụ thể cho HS nắm rõ hơn.

Ví dụ:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận thông tin.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS ghi chép nội dung vào vở

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV chuẩn kiến thức cần ghi nhớ của tiết học.

1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

d. Biểu diễn âm thanh

- Âm thanh được phát ra nhờ sự rung lên của màng loa, của dây đàn, dây thanh quản... Khi dây đàn rung lên, nó rung càng nhanh âm thanh phát ra sẽ càng cao.

- Tốc độ rung được ghi lại dưới dạng giá trị số, từ đó chuyển thành dãy bit.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập hoạt động 2.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 trong sgk:

Trong hình vuông mỗi chiều 8 ô, vẽ hình một trái tim như hình 1.6

  1. Em hãy chuyển đổi mỗi dòng trong hình vẽ thành một dãy bit
  2. Em hãy chuyển cả hình vẽ thành dãy bit băng cách nối các dãy bit của các dòng lại với nhau [từ trên xuống dưới].

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:

  1. Chuyển đổi mỗi dòng trong hình thành 1 dãy bit
  2. Chuyển cả hình thành 1 dãy bit: 01100110 10011001 10000001 01000010 01000010 00100100 00111100 00011000

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Dãy bit là gì?

  1. Là dãy những kí hiệu 0 và 1
  2. Là âm thanh phát ra từ máy tính
  3. Là một dãy chỉ gồm 2 chữ số
  4. Là dãy những chữ số từ 0 đến 9

Câu 2: Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?

  1. Biểu diễn các số
  2. Biểu diễn văn bản
  3. Biểu diễn hình ảnh, âm thanh
  4. Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh

- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đáp án A

Câu 2: Đáp án D

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 
  1. HỒ SƠ DẠY HỌC [Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....]

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH [TIẾT 2]

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kiểu kí hiệu 0 và 1

- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin

- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin

- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,...

  1. Năng lực
  2. Năng lực tin học:

- Hình thành tư duy về mã hóa thông tin

- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ

  1. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
  2. Phẩm chất: Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
  3. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  4. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, hình vẽ thể hiện quy tắc chuyển chữ, hình, tiếng thành dãy bit như trong sgk. Với chữ có thể mở rộng bảng mã hóa để HS mã hóa một âm tiết như FACE, HOCSINH hay TINHOC,...
  5. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước cho HS, giúp học sinh củng cố lại kiến thức thông qua bài tập nhanh.
  3. Nội dung: Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về các cách biểu diễn thông tin trong máy tính, hs trao đổi trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

Câu 1: Ở tiết học trước, chúng ta đã được học mấy cách biểu diễn thông tin trong máy tính? Đó là những cách nào?

Câu 2: Hai học sinh lên bảng chuyển đổi mỗi dòng trong hình dưới đây thành dãy bit?

- Hs tiếp nhận câu hỏi, xung phong trả lời

Câu 1: Có 4 cách biểu diễn thông tin trong máy tính: Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.

Câu 2:

=> GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS vào tiết học mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động : Đơn vị đo thông tin

  1. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn âm thanh dưới dạng dãy bit.
  2. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk và trả lời câu hỏi:

+ Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng nào? Và được lưu trữ trong các thiết bị nào?

+ Để đo dung lượng thông tin người ta dùng đơn vị nào?

+ Hãy nêu một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin mà em biết?

+ Ngoài bộ nhớ trong, dung lượng máy tính còn trao đổi dữ liệu ở đâu?

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1. Em hãy quan sát hình sau và cho biết thông tin về dung lượng của từng ổ đĩa?

Câu 2. Em hãy quan sát hình sau và cho biết dung lượng của mỗi tệp

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận thông tin, trả lời câu hỏi

+ GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trả lời câu hỏi

+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ HS ghi chép bài đầy đủ vào vở

2. Đơn vị đo thông tin

- Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng tệp.

- Đực lưu trữ trong các thiết bị như thẻ nhớ, đĩa cứng...

- Để đo dung lượng thông tin người ta thường dùng đơn vị byte [dãy 8 bit liên tục].

- Một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin khác:

+ Ngoài bộ nhớ trong, dung lượng máy tính còn trao đổi dữ liệu với các bộ nhớ ngoài như thẻ nhớ, đĩa quang, đĩa cứng, ...Trong đó, thẻ nhớ là loại được sử dụng ưa thích vì nhỏ gọn mà lưu trữ được nhiều dữ liệu.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Dung lượng của từng ổ đĩa

  • Ổ đĩa C: 109 GB
  • Ổ đĩa E: 111 GB
  • Ổ đĩa F: 169 GB
  • Ổ đĩa G: 186 GB

Câu 2: Dung lượng của từng tệp

  • IMG_0013.jpg : 372 KB
  • IMG_0014.jpg : 408KB
  • IMG_0023.jpg : 482 KB
  • IMG_0024.jpg : 512 KB
  • IMG_0038.jpg : 372 KB
  • IMG_0039.jpg : 372 KB
  • IMG_0041.jpg : 372 KB
  • IMG_0046.jpg : 372 KB
  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 trong sgk:

Câu 1. Một GB xấp xỉ bao nhiêu byte?

  1. Một nghìn byte
  2. Một triệu byte
  3. Một tỷ byte
  4. Một nghìn tỉ byte

Giáo án Tin học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu ở trên
  • Chuyển phí xong là nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
  • Bước 1: Chuyển phí vào số tài khoản: 10711017 - Chu Van Tri - Ngân hàng ACB [QR]
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo : 0386 168 725 để nhận tài liệu

=>Ngoài ra, hệ thống có đầy đủ giáo án các môn trong bộ kết nối, cánh diều, chân trời. Và đầy đủ giáo án 5512 các môn THCS

Video liên quan

Chủ Đề