Giải vô địch bóng bàn đông dương-campuchia, việt nam tham gia và thành tích tốt nhất đạt được là?

THẾ NGUYỄN KIM HẰNG VÀO GIỜ CHÓT

Năm 1942 khi cùng gia đình sinh sống tại Kompong Cham [Campuchia], Mai Văn Hòa đã thắng được vô địch Đông Dương Adi Trần Liên Lợi để giành chức vô địch Campuchia khi mới 15 tuổi. Đến năm 1947, ông về Sài Gòn và trong hơn 10 năm sau đó tiếp tục đạt nhiều thành tích đáng nể phục như: 2 HCV đơn nam Á châu [1953, 1954], 2 HCV đôi nam Á châu [với Trần Cảnh Được – năm 1953, 1957], HCV đồng đội nam châu Á 1957, hạng 5 đồng đội nam thế giới 1957… Tuy vậy, những trận đấu của ông diễn ra ở Á vận hội lần 3 tổ chức tại Tokyo [Nhật Bản] cuối tháng 5.1958 mới thật sự là “điểm son” đặc biệt với bóng bàn toàn cầu. Lúc đó, ông và các đồng đội trong đội tuyển miền Nam Việt Nam chiến thắng đội ĐKVĐ thế giới Nhật Bản ngay tại đất nước hoa anh đào của họ để đoạt HCV đồng đội nam và đôi nam. Chính Mai Văn Hòa đã làm khán giả nhà thực sự buồn đau khi anh thắng ĐKVĐ đơn nam thế giới Tanaka 2-0 [21/17, 21/18] ở trận đấu thứ 8 [theo thể thức Swaythling] để giúp đội Việt Nam thắng chung cuộc đội Nhật Bản với tỷ số 5-3.

Có điều, ít người biết rằng trước đó Mai Văn Hòa không có tên tham dự Á vận hội Tokyo 1958. Mỗi lần xuất ngoại, Tổng cuộc bóng bàn [TCBB] miền Nam đều cho thi đấu trong các VĐV có đẳng cấp để tuyển chọn người tham dự. Lê Văn Tiết là người duy nhất được ưu tiên chọn mà không cần thi đấu vì anh là đương kim vô địch quốc gia [năm 1957], 3 người có thứ hạng cao nhất qua tuyển chọn năm 1958 là Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu và Nguyễn Kim Hằng được đưa vào danh sách chính thức. Khi biết danh sách không có Mai Văn Hòa – thời điểm đó làm việc ở Tổng Nha Thanh niên [cơ quan quản lý nhà nước, tương tự Tổng cục TDTT hiện nay] - vì kết quả thi đấu tuyển chọn của ông Hòa xếp sau Nguyễn Kim Hằng, lãnh đạo Tổng Nha Thanh niên lúc đó là Cao Xuân Vỹ đã gây áp lực, buộc TCBB phải ghi tên Mai Văn Hòa vào.

Trong hồi ký của mình, ông Đinh Văn Ngọc - Chủ tịch TCBB miền Nam lúc đó - kể lại: “Thế là sóng gió bùng lên. Tổng Nha tìm mọi cách ngăn cản để đoàn tuyển thủ bóng bàn không được lên đường, nếu không có mặt Mai Văn Hòa. Cuối cùng để tránh sự đổ vỡ, tôi khuyến cáo anh em trong ban chấp hành tạm thời nhượng bộ, tuy nhiên danh nghĩa đi thi đấu của Mai Văn Hòa là "vớt thêm" chứ không phải là do tuyển chọn".

Khi có mặt đầy đủ tại Tokyo, ông Ngọc duyệt lại một lần nữa, cân nhắc từng cá nhân từ tâm lý thi đấu, tài ba đến kinh nghiệm và phải còn ăn ý khi đánh đôi. Nguyễn Kim Hằng tuy xếp cao hơn trong thi tuyển, nhưng về kinh nghiệm quốc tế bị nhận xét là yếu hơn nhiều so với Mai Văn Hòa. Thế là ông Ngọc bàn với thủ quân Chu Văn Sáng, thay vì ý định trước là chọn ông Hằng thì để ông Hòa đánh chính thức. Quyết định này bị ông Hằng phản ứng rất mạnh, nhưng “Vì danh dự của đất nước, tôi vẫn giữ nguyên quyết định mới này”, ông Ngọc đã viết trong hồi ký như thế.

Mai Văn Hòa [thứ hai từ phải] trong doàn bóng bàn miền Nam Việt Nam vô địch Asiad 1958

Tư liệu

Đúng như nhận định của ông Ngọc, đội Việt Nam đoạt vô địch đồng đội nam, trong đó có công lớn của Mai Văn Hòa. Cũng ở Á vận hội 1958, đôi nam Mai Văn Hòa – Trần Cảnh Được còn đoạt thêm HCV thứ hai sau khi thắng đôi Li Kou Tin – Son Yin [Trung Quốc] ở chung kết. Rõ ràng thực tài của Mai Văn Hòa đã hóa giải tất cả. Chính ông Đinh Văn Ngọc cũng thừa nhận “Sự thay đổi của tôi, được hầu hết tuyển thủ cũng như ghi nhận là đúng như sự lượng định, để đạt được chiến thắng vẻ vang cho đất nước chứ không phải do áp đặt của Tổng Nha”.

MỞ CỬA VÀO ĐẤU TRƯỜNG THẾ GIỚI

Với lối cắt bóng phòng thủ kiên trì, ngay từ năm 1948 tại Sài Gòn, Mai Văn Hòa đã có trận thắng 3-2 trước tay vợt số 2 của Pháp là Amouretti. ó lẽ nhờ chính trận thắng này nên cánh cửa vào đấu trường thế giới đã mở toang cho bóng bàn Việt Nam. Dù chưa gia nhập TCBB quốc tế [năm 1952 mới là thành viên chính thức] nhưng chính phủ Pháp có cảm tình qua trận thắng nói trên của Mai Văn Hòa đã quyết định tài trợ và cho đội tuyển nam VN thi đấu dưới màu cờ… nước Pháp.

Cuối tháng 1.1950, lần đầu tiên các tay vợt Việt Nam như Mai Văn Hòa, Trần Quang Nhụy, Phó Đức Huy, Mai Văn Chất và Trần Văn Liễu đã có mặt tại Budapest [Hungary] để dự tranh ở Giải vô địch thế giới [VĐTG] lần 17. Sau lần đầu không có thành tích, ở giải lần 18 tại Vienne [Áo] vào năm 1951, đội nam Việt Nam đã có thứ hạng 7/24 nước. Tám năm sau, đội tuyển miền Nam Việt Nam với Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Được và Trần Văn Liễu vươn lên mạnh mẽ và đoạt HCĐ ở giải VĐTG 1959 tại Tây Đức. Cũng từ thành tích này, Lê Văn Tiết được xếp hạng 6 và Mai Văn Hòa hạng 12 của TCBB thế giới.

Ông Mai Văn Quang và Mỹ Trang [trái] cùng Xuân Hằng và ông Mai Văn Minh [phải]

Nhựt Quang

Năm 1961, Mai Văn Hòa còn được tay vợt người Anh Richard Bergmann [4 lần VĐTG] mời tham dự đoàn bóng bàn nhà nghề đi thi đấu biểu diễn khắp nơi trên thế giới. Cùng tham dự đoàn này còn có các danh thủ Satoh [Nhật Bản – VĐTG 1952], Leach [Anh – VĐTG 1949, 1951], Ogimura [VĐTG 1954, 1956]… Rất tiếc, sau gần 20 năm cầm vợt đem lại nhiều thành tích vang dội cho bóng bàn Việt Nam, ông Mai Văn Hòa đã ra đi vĩnh viễn vì một tai nạn giao thông trong tháng 5.1971, khi ông mới 44 tuổi.

Tuy đã giã từ cõi trần 49 năm, danh thủ Mai Văn Hòa vẫn còn được người hâm mộ tiếp tục nhắc nhở với niềm kính phục khi ông và các đồng đội trong đội tuyển miền Nam VN đã làm vang danh bóng bàn VN ra thế giới. Đến nay, các thế hệ họ Mai tiếp nối ông Hòa đều là những tay vợt nổi tiếng trong làng banh nhựa đất nước.

Đầu tiên là người cháu Mai Văn Minh kêu ông Hòa bằng cậu đã từng ở trong tuyển quốc gia trước năm 1975, cùng với danh thủ Huỳnh Văn Ngọc vào bán kết đôi nam tại Asiad 1974. Các em ruột của ông Minh là Mai Văn Giót, Mai Văn Quang, Mai Văn Lê đều có công đào tạo con cháu mình giữ vững truyền thống họ Mai như Mai Xuân Hằng [con ông Minh] thắng Ngô Thu Thủy 4-1 để lên ngôi vô địch đơn nữ quốc gia năm 2005 và nhiều năm sau đó có trong đội tuyển quốc gia, Mai Hoàng Mỹ Trang [con ông Quang] với hơn 10 lần vô địch đơn nữ quốc gia, Mai Tú Uyên [con ông Lê] với thành tích mới nhất là vào bán kết đơn nữ [thua Mỹ Trang] và á quân đôi nữ quốc gia 2020.

Ông Mai Văn Minh huấn luyện cho VĐV trẻ

Nhựt Quang

Mai Tú Uyên [trái] và Nguyễn Thị Xuân Mai á quân đôi nữ quốc gia 2020

Nhựt Quang

Tay vợt Mai Xuân Hằng

Nhựt Quang

Mai Hoàng Mỹ Trang [trái] và Lê Đình Duy vô địch đôi nam nữ quốc gia 2020

Nhựt Quang

Tin liên quan

Bóng bàn hay còn gọi Table tennis là môn thể thao quần chúng được phát triển rộng rãi tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Nhưng đa số người chơi bóng bàn nói chung và tại Việt Nam nói riêng chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về lịch sử quá trình phát triển môn bóng bàn tại Việt Nam như thế nào?




Có nhiều tài liệu khác nhau về sự ra đời của môn bóng bàn. Tuy nhiên, căn cứ vào nhiều tài liệu tổng hợp lại thành các ý kiến như sau:


– Biểu tượng bắt đầu từ thập niên 1880 bắt nguồn từ nước Anh là một môn thể thao giải trí sau khi ăn tối trong thời gian cao điểm nhất. Môn thể thao này gắn liền với tên tuổi của kỹ sư James Gibb. Năm 1889, ông cùng với gia đình sử dụng bàn gia đình của mình và những bộ đồ gỗ bằng gỗ, quả bóng [chất liệu bound] để giải trí và nhanh chóng được chú ý bởi chúng ta nước Anh lúc bấy giờ .


– ý kiến ​​cho rằng, vào cuối thế kỉ XIX ở nước Anh, môn quần vợt đã khá phát triển trong lưu vực hạng cao. Trong lần tổ chức thi đấu quần vợt, các trận đấu diễn ra gay go, xác định các mục, bỗng trời mưa mưa, và các cầu thủ phải tạm dừng, những người tham gia phải ở trong 1 trận chung kết. Nhưng trời mưa to và kéo dài, vì thế bạn phải quan sát lưới giữa 2 bàn ăn và bóng đánh dấu lại giữa hai bàn. Từ trò chơi này, họ nghĩ ra cách thức mới, chơi bóng trên bàn để có được tốc độ bóng đá trong nhà, bóng bàn và đồ chơi từ trò chơi này.

– Lại ý kiến ​​cho rằng khoảng năm 1895, cũng giống như chơi bóng nhưng bóng thay bóng bóng nhựa và bóng đèn pha trộn bóng trắng. Tiếng “” “” “”

2. Lịch sử bóng bàn

Bóng bàn bắt đầu được phát triển và phổ biến từ những năm 1900 khi các cuộc đấu bóng bắt đầu được tổ chức, những luật thi đấu đã được đặt gia và nhữn hướng dẫn chơi bắt đầu được phổ biến. Giải vô địch thế giới đầu tiên được tootr chức vào năm 1902 nhưng đó không phải chính thức. Đến năm 1921 tại nước Anh khi đó Tổ chức Bóng bàn được thành lập và Liên đoàn Bóng bàn Thế giới viết tắt là ITTF cũng đã được thành lập vào năm 1926. 1927 tại London đã mở giải vô địch thế giới chính thức. Bóng bàn đã được là môn thể thao chính thức của thế vận hội năm 1988.


Trước những năm 50 của thế kỷ 20 các VĐV châu Âu hầu như làm mưa làm gió trên các giải bóng bàn thế giới, giành phần lớn ngôi vị quán quân là điều dễ hiểu.

Thời kỳ này, với lối đánh chủ đạo về chiến thuật của các VĐV là coi trọng phòng thủ là chính, lấy phòng thủ chắc chắn làm nguyên tắc cơ bản, do vậy những trận đấu kéo dài, mất hứng thú của khán giả.

Để thay đổi tình trạng này thì liên đoàn bóng bàn thế giới ITTF đã quyết định sửa đổi luật: tăng chiều rộng của bàn bóng bàn, hạ thấp chiều cao lưới, quy định thời gian thi đấu của mỗi ván đấu… Biện pháp này đã hạn chế được cách đánh phòng thủ tiêu cực dẫn đến các trận đấu kịch tính và tăng hứng thú cho khán giả hơn.


Vào những năm 50 của thế kỷ XX, người đã cải thiện và sử dụng các phím xẻ trên mặt. Loại vợt bàn này có tính năng hồi và phản hồi tốt, tốc độ đánh bóng tăng lên rất phù hợp cho tấn công lối đánh tấn công.

Năm 1952, VĐV Nhật Bản đã sử dụng loại này trong giải thi đấu với cách đánh bóng bóng nhanh hơn với khả năng đánh bại HCV 4 lần và đẩy bóng cầu môn phù hợp With Á.

Thời gian bóng Trung Quốc bùng nổ


Phát triển bóng bàn đã trở thành quốc sách vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Nhờ việc tổng kết, tích lũy kinh nghiệm, nghiêm túc huấn luyện kỹ thuật cơ bản và thể lực nên trình độ các VĐV bóng bàn của họ nhanh chóng tiến bộ vượt bậc.


Bóng bàn Hoa lục xuất hiện thế hệ vàng và lần lượt đánh chiếm mọi thành trì của bóng bàn thế giới. Trung Quốc giành ưu thế áp đảo và hiện nay họ đã trở thành một cường quốc bóng bàn được cả thế giới thừa nhận từ đó đến nay


Môn bóng bàn được du nhập vào việt nam vào khoảng năm 1920.Ở miền bắc do các thương gia Hoa Kiều, ở miền Nam do thực dân Pháp du nhập vào, đây cũng là môn thể thao giải trí dành cho giới thượng lưu.Đến năm 1924 bóng bàn đã phát triển mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hài Phòng, Huế, Sài Gòn.Lúc này đã tổ chức các giải bóng bàn theo miền là Bắc kỳ, Nam Kỳ, Trung kỳ.Lối đánh chủ yếu của thời kỳ này là dùng kỹ thuật cắt bóng gò lỳ,thỉnh thoảng có cơ hội bóng bổng thì vụt một quả,sau đó lại cắt tiếp.


– Tháng 3 năm 1938 đã tổ chức thi đấu quốc tế tại Việt Nam giữa vận động viên Hungary [cựu vô địch bóng bàn thế giới] với 2 vân động viên Việt Nam, mỗi vận động viên của ta thắng được 1 ván. Sau đó đội Việt Nam đi Campuchia thi đấu giải vô địch bóng bàn Đông Dương. Kết quả vận động viên Lý Ngọc Sơn đạt chức vô địch đơn nam, cặp đôi Lý Ngọc Sơn và Mai Duy Dưỡng đạt chức vô địch đôi nam. Môn bóng bàn đã mang lại thành tích thi đấu quốc tế sớm nhất cho thể thao Việt Nam


– Năm 1953 tại Tokyo, Nhật Bản, đội tuyển bóng bàn Việt Nam gồm có Trần Cảnh Được, Mai Văn Hòa và Nguyễn Kim Hằng đoạt giải [chương trình Mai Văn Hòa], đôi nam Mai Văn Hòa], và toàn đội [huy chương bạc].


– Năm 1955 tại Singapore Giải Châu Âu Trần Cảnh Được và Mai Văn Hòa thắng huy chương đôi nam.


– Năm 1957 tại Manila, Philippines giải quyết Á châu, đội tuyển Việt Nam đã giành huy chương toàn quyền [Trần Cảnh Được, Mai Văn Hòa, Trần Văn Liễu] và huy chương vàng [Trần Cảnh Mươi và Mai Văn Hòa].


– Năm 1958 tại Á Vận hội tại Nhật Bản, đội tuyển Việt Nam hòa bình toàn bộ chương trình [Trần Cảnh Được, Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiết].


– Năm 1959, thi đấu tại Giải vô địch thế giới ở Dortmund, Tây Đức, giải quần vợt nam việt nam hạng thứ 3, đồng hạng với nước Trung Quốc.



Có thể nói, ở thập niên 50, Lê Văn Tiết cùng các danh thủ như Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Ðược, Trần Văn Liễu… đã đưa bóng bàn Việt Nam lên đỉnh cao nhất là một trong những cường quốc của bóng bàn thế giới..


– Sau năm 1975, đất nước bị ảnh hưởng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà bóng bàn Việt Nam đã trở nên ít hơn rất nhiều và đang tụt hậu.


– Năm 1993, Việt Nam trở lại khu vực đấu trường, SEA Games 17 với mục tiêu nghiên cứu và đã nhận được huy chương vàng của chương trình [Trần Thu Hà và Nhân Danh Quân].


– Năm 1995, 1997, 1999, 2001 và 2003, bóng bàn Việt Nam có danh hiệu nam cực Đông Nam Á trong SEA Games


– Từ năm 2002 đến nay, với sự tiến bộ của các tay vợt Indonesia, Philippines, Thái Lan, đồng thời với đội tuyển quốc gia cho các vận động viên Trung Quốc – một cường quốc bóng bàn – Của Singapore, Malaysia đã khiến cho bóng bàn Việt Nam gần như là vị trí ngay tại khu vực đấu trường nhỏ nhất. Tại SEA Games 23 [Bacalod, Philippines], Singapore đã đoạt giải và tay trắng về tay trắng. Năm 2004 Vận động viên Tập đoàn Kiến Thức đã đoạt vé tham dự khu vực Đông Nam Á tham dự hội chợ Athen nhưng cũng không thành công.


Rõ ràng để không phụ lòng người hâm mộ, môn bóng bàn Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa mới duy trì được những thành tích đã có, từng bước nâng dần trình độ bóng bàn nước ta ngang tầm hâu lục và thế giới. Để được như thế thì mỗi chúng ta, những con người yêu thích và đam mê bóng bàn hãy cùng nhau chia sẻ kiến thức và tập luyện hằng ngày để cùng phát triển bộ môn bóng bàn như trong lịch sử bóng bàn Viêt Nam chúng ta đã từng đạt được.

Video liên quan

Chủ Đề