Giá trị thực tiên của Cương lĩnh chính trị đầu tiên

CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thứ bảy, 16.01.2021 10:18

ThS. Nguyễn Thị Hồng Hường
Khoa Xây dựng Đảng




Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc ta. Cương lĩnh chính trị đầu tiên thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã xác định những vấn đề chiến lược, sách lược, định hướng đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam, trong đó có chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sau khi bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp vào năm 1858, các phong trào yêu nước, ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Dù diễn ra liên tục, quy mô lớn, tính chất ngày càng mới mẻ nhưng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp, các phong trào đấu tranh đều đi đến tan rã, bế tắc.

Sự lạc hậu của hệ tư tưởng là nguyên nhân sâu xa khiến phong trào giải phóng dân tộc không thể xác định được đường lối cứu nước đúng đắn; không xây dựng được tổ chức cách mạng tiên phong; không tập hợp, quy tụ được mọi giai cấp, tầng lớp, lực lượng vào cuộc đấu tranh - tức không xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ở giai đoạn cuối thể kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương do tầng lớp sĩ phu phong kiến lãnh đạo diễn ra mạnh mẽ ở trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ nhưng đều mang tính chất cục bộ, thiếu sự liên kết, hỗ trợ; lực lượng nghĩa quân chủ yếu là nông dân địa phương. Bước sang đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân chủ đã đem lại cho phong trào yêu nước ở Việt Nam màu sắc mới. Hoạt động tích cực của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đã lôi cuốn sự tham gia của các giai cấp, tầng lớp ở nhiều địa phương. Các đảng chính trị ra đời cũng đã thúc đẩy phong trào đấu tranh ở đô thị và các trung tâm kinh tế, chính trị lớn. Tuy nhiên, trong việc tập hợp lực lượng, chủ yếu hướng đến đối tượng là địa chủ phong kiến giàu có, giai cấp tư sản, trí thức tiểu tư sản, học sinh, viên chức hay một số đối tượng khác không phải là thành phần cơ bản của xã hội. Trong khi đó, hai giai cấp chiếm số lượng đông đảo là nông dân và công nhân lại không được chú trọng tập hợp.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là Đảng chính trị của giai cấp công nhân, khác hẳn về chất so với các đảng chính trị đã từng xuất hiện ở Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thể hiện sự tiếp thu chọn lọc, vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, giải quyết triệt để nhu cầu độc lập và phát triển của dân tộc Việt Nam.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định con đường giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản1. Mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành quyền độc lập dân tộc, sau đó thực hiện các quyền tự do, dân chủ, phát triển kinh tế đất nước.

Để thực hiện các mục tiêu đó, Đảng phải thu phục giai cấp mình, thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo2. Công nhân và nông dân được xác định là lực lượng nòng cốt của cách mạng. Đồng thời, Đảng chủ trương xây dựng khối đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước và các tổ chức cách mạng, chỉ đánh đổ những lực lượng và đảng phái phản cách mạng: Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, tân việt... để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp3.

Cơ sở của sách lược đoàn kết rộng rãi đó vì mục tiêu thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trên cơ sở đánh giá một cách độc lập, sáng tạo về tính chất xã hội Việt Nam thuộc địa, địa vị kinh tế - xã hội và thái độ chính trị của các giai tầng, Cương lĩnh đã chỉ ra mâu thuẫn chủ yếu nhất trong lòng xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, phong kiến. Dù mỗi giai cấp có lợi ích khác nhau, nhưng đều là người dân của một nước thuộc địa, chịu chung nỗi nhục mất nước, quyền tự do của các giai cấp, tầng lớp nhân dân bị thủ tiêu, phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước bị cản trở. Chỉ trừ những phần tử cam tâm làm tay sai cho chính quyền thuộc địa, toàn thể đồng bào, dân tộc đều thiết tha đấu tranh giành độc lập, tự do. Chủ nghĩa yêu nước là nền tảng cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt nhằm tập hợp lực lượng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.

Với chiến lược đã được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, không lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trải qua 91 năm, sự đúng đắn của Cương lĩnh đã được khẳng định qua thực tiễn đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước. Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cách mạng Việt Nam; trở thành động lực, nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đường lối chiến lược đó luôn được thể hiện, cụ thể hóa qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với vai trò là liên minh chính trị, cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, phối hợp và thống nhất hành động của toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng qua từng giai đoạn.

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng, phần chủ đề Đại hội nêu rõ: phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, đại đoàn kết tiếp tục được Đảng ta khẳng định là chiến lược, phương hướng, nguồn lực quan trọng giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, tầm nhìn của Đảng.

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về chiến lược đại đoàn kết của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong từng chi bộ, đảng bộ, tạo hạt nhân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác:
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHUYÊN MÔN RÚT KINH NGHIỆM DỰ GIỜ NĂM 2020 VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH DỰ GIỜ NĂM 2021
CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ ĐẦU TIÊN NĂM 1946 VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý NHẰM NÂNG CAO TÍNH THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN Ở CƠ SỞ"
CHI BỘ KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ KIỂM ĐIẾM, ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TÔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN NĂM 2020
TÌM HIỂU MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC CỦA TỈNH PHÚ THỌ
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÀ LÀNG, TRƯỞNG BẢN VÀ NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
VẬN DỤNG CÁC CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY PHẦN HỌC NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LLCT - HC
SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM
CHI BỘ KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Video liên quan

Chủ Đề