Giá trị đợt quyết toán lường lấy bao nhiêu năm 2024

Hiện tại có rất nhiều Kế Toán chưa xác định được việc hạch toán Doanh Thu trong lĩnh vực xây dựng, Vì vậy Dịch Vụ Kế Toán Tại Nhà xin được hưởng dẫn“Cách hạch toán doanh thu trong kế toán xây dựng mới nhất theo TT200”

Để hạch toán doanh thu trong kế toán xây dựng , kế toán cần thực hiện qua 3 bước sau

Bước 1 – Hoàn thành hồ sơ thanh quyết toán

1.1. Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành giai đoạn và quyết toán A-B

  1. Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành giai đoạn

– Đặc điểm của hoạt động xây dựng là công trình trải qua nhiều giai đoạn, hạng mục Mỗi giai đoạn, mỗi hạng mục nhỏ, trước khi chuyển sang thi công giai đoạn tiếp theo nhà thầu phải trình Chủ đầu tư nghiệm thu và ký bảng KLHT và giá trị của giai đoạn đó, gọi là “Bảng thanh toán KTHT” đợt 1; 2; 3… cho đến đợt cuối

  1. Bảng quyết toán khối lượng hoàn thành công trình A-B

– Khi công trình được nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo “Biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng”, nhà thầu [bên B] trình Chủ đầu tư [Bên A] bảng quyết toán này để thống nhất KLHT và giá trị công trình.

– Nếu thống nhất được [thường phải qua rất nhiều lần chỉnh sửa] hai bên A và B cùng ký và đóng dấu, vì thế gọi là Bảng quyết toán A-B [Đầy đủ là: Bảng quyết toán khối lượng hoàn thành công trình]

1.2. Phê duyệt quyết toán A-B

– Đối với các công trình sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư, Chủ đầu tư mới có quyền phê duyệt quyết toán, hoặc bản Thanh lý hợp đồng.

– Đối với các công trình sử dụng vốn Ngân sách thường là sở Tài Chính, hoặc từ UBND từ cấp huyện, thành phố trở lên mới có quyền phê duyệt quyết toán. Kết quả phê duyệt làm Công trình có thể tăng hoặc giảm [thông thường là bị cắt giảm] so với quyết toán A-B mà hai bên Nhà thầu và Chủ đầu tư đã ký trước đó.

Bước 2 – Xác định doanh thu trong kế toán xây dựng

Xác định doanh thu trong kế toán xây dựng

Thời điểm ghi nhận doanh thu trong lĩnh vực xây dựng được xác định theo Biên bản nghiệm thu công trình hoặc hạng mục công trình.

*** Trình tự tiến hành như sau :

– Trước khi làm bạn cần chú ý xuất hóa đơn cùng với biên bản ngiệm thu

  1. Đối với “Bảng thanh toán KLHT đợt 1; 2; 3.. :
  • Căn cứ giá trị khối lượng hoàn thành được A ký xác nhận đồng ý thanh toán trong bảng này thì xuất hóa đơn GTGT cho chủ đầu tư
  1. Đối với bảng quyết toán KLHT công trình:

– Đối với các công trình sử dụng vốn tự có của Chủ đầu tư, đến đây coi như xong phần xác định doanh thu. Nhưng nếu bị Kiểm toán, thanh tra, thì sẽ phải điều chỉnh DT theo kết quả của hai cơ quan này.

– Căn cứ vào bảng Quyết toán KLHT công trình [phải là bảng đã được hai bên A-B ký đóng dấu đầy đủ]

– Đối với các công trình sử dụng vốn Ngân sách: Khi có Quyết định phê duyệt quyết toán A-B của cấp có thẩm quyền, kết quả thanh tra, kiểm toán thì sẽ phải điều chỉnh DT theo quyết định PDQT này và kết quả của hai cơ quan thanh tra, kiểm toán một lần nữa.

– Tổng hợp giá trị hóa đơn đã xuất từ đợt 1 đến đợt cuối, so với giá trị quyết toán A-B: còn bao nhiêu xuất nốt.

Bước 3- Hạch toán doanh thu xây dựng mới nhất theo TT 200 [ Doanh nghiệp hạch toán theo PP khấu trừ ]

Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch

– Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:

+ Nợ các TK 111, 112, …

+ Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

– Kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành [không phải hoá đơn] do nhà thầu tự xác định tại thời điểm lập BCTC ghi:

+ Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

+ Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [5111].

kế toán phải lập Hoá đơn GTGT, ghi:àCăn cứ vào Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình

+ Nợ các TK 111, 112, 131, …

+ Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [5111]

+ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

– Căn cứ vào Hoá đơn GTGT được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:

Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh, TP. Hải Phòng trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN:

- Tại Khoản 2 Điều 2 quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

"2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

  1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

… c] Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác…".

- Tại Điều 25 quy định về khấu trừ thuế như sau:

"Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

… i] Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động [theo hướng dẫn tại Điểm c, d Khoản 2, Điều 2 Thông tư này] hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba [03] tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu [2.000.000] đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân…

… 2. Chứng từ khấu trừ

  1. Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
  1. Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

b.1] Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba [03] tháng: Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế…".

Căn cứ Điểm d.2 Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, trong đó quy định về ủy quyền quyết toán thuế TNCN;

Căn cứ Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ như sau:

"Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

… 2. Khi khấu trừ thuế TNCN, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN.

Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế".

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

"1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên [giá đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT.

... 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

… 2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ [không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo Mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC] nhưng không lập bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

- Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

... Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế…".

Từ các căn cứ nêu trên, trường hợp công ty của ông Đỗ Thanh Tùng ký hợp đồng với cá nhân [không có đăng ký kinh doanh] để thi công các công trình xây dựng thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công.

Theo đó, công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân hoặc cho đại diện của nhóm cá nhân. Đồng thời, công ty cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Để các khoản chi phí thuê nhân công phục vụ cho các công trình xây dựng nêu trên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì công ty của ông cần có những hồ sơ liên quan như sau:

- Hợp đồng ký với các cá nhân hoặc đại diện nhóm cá nhân;

- Bảng chấm công;

- Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo Mẫu số 01/TNCN;

- Chứng từ thanh toán tiền nhân công;

- Bản sao Chứng minh nhân dân [thẻ Căn cước công dân] của các cá nhân;

- Chứng từ khấu trừ thuế TNCN và các hồ sơ có liên quan khác [nếu có].

Công ty phải kê khai nộp thuế TNCN đối với khoản khấu trừ thuế TNCN 10% nêu trên cùng tờ khai thuế TNCN tháng [quý] và tờ khai quyết toán thuế TNCN năm của công ty. Công ty không thực hiện quyết toán thay thuế TNCN đối với những cá nhân này do không thuộc trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế TNCN.

Chủ Đề