Em thu hoạch được gì qua môn giáo dục học đại cương

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

1. Trình độ [dành cho sinh viên năm thứ 2 khoa Giáo dục]

2. Phân bổ thời gian: 45 tiết

3. Điều kiện tiên quyết:  Sinh viên có kiến thức cơ bản về Tâm lý học Đại cương và Triết học.

4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp cho sinh viên những tri thức khoa học và các khái niệm cơ bản của giáo dục học; vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người và xã hội; những vấn đề lý luận về triết lý, nguyên lý giáo dục, mục tiêu giáo dục; quan điểm, chiến lược phát triển giáo dục và việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

5. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học:

5.1. Mục tiêu

Sinh viên được trang bị những kiến thức khoa học có liên quan đến giáo dục và giáo dục học; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển con người, hệ thống giáo dục quốc dân; triết lý, mục tiêu, chiến lược giáo dục đồng thời rèn luyện cho người học kỹ năng phân tích, tổng hợp và nhận định mang tính khoa học những vấn đề thực tế giáo dục nói chung. Bên cạnh đó, qua môn học này SV cũng được hình thành thái độ và niềm tin chân chính vào vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người.

5.2. Chuẩn đầu ra

Về kiến thức:

  • Nắm được 1 cách có hệ thống những khái niệm khoa học, những phạm trù cơ bản của giáo dục học cũng như nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu của khoa học này;
  • Hiểu và phân biệt  chính xác, đầy đủ đối tượng của giáo dục và giáo dục học;
  • Nhận thức đúng đắn về tính chất, chức năng, vai trò của giáo dục đối với tiến trình phát triển của cá nhân cũng như đối với xã hội nói chung;
  • Nhận biết được các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người và biết được những con đường tổ chức hoạt động giáo dục có hiệu quả.

Về kỹ năng:

  • Rèn luyện kỹ năng phát hiện đựơc những vấn đề đặt ra cho hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay cũng như xu thế phát triển của giáo dục học trong giai đoạn mới.

Về thái độ, hành vi:

  • Có được thái độ đúng đắn về vai trò quan trọng của việc nghiên cứu lý luận giáo dục học đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục trong thực tiễn;
  • Tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cũng như vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong công tác giáo dục hiện nay;
  • hứng thú trong việc nghiên cứu và học tập Giáo dục học, giúp sinh viên xác định được trách nhiệm của mình trước các vấn đề của giáo dục đặt ra hiện nay mà sau này họ phải đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

6. Tài liệu phục vụ môn học

6.1- Tài liệu chính

1.Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức: Giáo dục học đại cương, tập 1, NXB Giáo dục, 2000.

2.Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: Giáo dục học, NXB Giáo dục, 1987

3.Trần Thị Tuyết Oanh [chủ biên]: Giáo trình giáo dục học, tập 1, NXB Đại học sư phạm, 2006.

6.2-  Tài liệu tham khảo

4.Đặng Quốc Bảo [chủ biên]: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – vấn đề và giải pháp, NXB CTQG, 2004

5.Đặng Bá Lãm: GDVN những thập niên đầu thế kỷ XXI, chiến lược phát triển, NXB GD, 2003

6.Thái Duy Tuyên: Những vấn đề cơ bản của Giáo dục hiện đại, NXB GD, 1998.

7.RaJa Roy Singh: Nền Giáo dục cho thế kỷ 21– những triển vọng của Châu Á Thái Bình Dương, Hà Nội, 1994

8.Alvin Toffler: Cú sốc tương lai: NXB Thanh Niên, 2002

9.Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam: Chiến lược PTGD 2011-2020.

10. BCH Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn bản đổi mới căn bản- toàn diện GD-ĐT [Nghị quyết 29]….

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Đề bài: Bằng kiến thức giáo dục học đại cương, phân tích câu thơ sau của Hồ ChíMinh “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,Phần nhiều là do giáo dục mà nên.”Giáo dục có thể được hiểu là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổchức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục vàngười được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quátrình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lýtưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vaitrò của yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bàithơ “Nửađêm” [Nhật ký trong tù] “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”.Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về sự phát triển con người. Qua haicâu thơ này ta thấy, trước tiên Bác đã phủ nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người lànhững gì mang tính sẵn có [tính sẵn]. Theo Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bảnchất là tốt, sau đó, do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rènluyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Người xưa cócâu nói “Nhân chi sơ, tính bản thiện” cũng đã phần nào nói lên bản chất con người lúcsinh ra là như nhau, đều là tính tốt. Do đó nhân cách con người từ mức không có gì lúcsinh ra được hình thành và phát triển theo thời gian trong suốt cuộc đời.22Nhân cách có thể được định nghĩa là toàn bộ các thuộc tính tâm lý, tạo nên giá trịvà nét riêng duy nhất của một con người. Nói đến nhân cách là nói đến bộ mặt tinh thần,đời sống tâm lí của mỗi cá nhân. Do đó ở những đứa trẻ mới sinh thì chưa có nhân cách,nhân cách chỉ hình thành khi con người tham gia vào đời sống xã hội, khi sự phát triển vềmặt tâm lí và mặt xã hội đến mức độ nhất định. Có thể nói nhân cách là sản phẩm của xãhội. Khi con người mất đi thì nhân cách vẫn còn tồn tại. Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15tháng 5 năm 2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh là một minh chứng cho những nhân cách cao đẹp của Bác vẫn còn trường tồnmãi với thời gian và là một tấm gương sáng cho các thế hệ sau học tập.Nhân cách không được sinh ra, không có sẵn mà nó được hình thành và phát triểntrong quá trình phát triển con người, là sản phẩm của quá trình phát triển con người. Theoquan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân cách được hình thành dưới sự tác động củabốn yếu tố chính bao gồm bẩm sinh di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân.Các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động đồng bộ của chúng sẽ tạora những điều kiện cần và đủ cho sự phát triển nhân cách.Yếu tố đầu tiên là di truyền, di truyền mang lại những tư chất, những năng lực,những phẩm chất, để con người tham gia tốt vào một hoạt động nào đó. Đây cũng là nhântố quan trọng đối với giáo dục. Quan điểm của chủ nghĩa Mác khẳng định yếu tố ditruyền là tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách nhưng không có tính chất quyết địnhsự phát triển đó. Những đứa trẻ có gen di truyền về một lĩnh vực hoạt động nào đó sẽ sớmbộc lộ những thiên hướng về lĩnh vực hoạt động đó, nhưng để trở thành một tài năng cầnphải có môi trường thuận lợi và sự hoạt động tích cực của cá nhân. Di truyền không quyết33định sự phát triển nhân cách vì những tư chất do di truyền mang lại chỉ là cơ sở là tiền đềcho sự phát triển nhân cách. Để cho những tư chất di truyền trở thành năng lực thực sự,có kết quả trong những lĩnh vực tương ứng thì còn phụ thuộc vào những yếu tố như điềukiện sống, điều kiện giáo dục và hoạt động cá nhân.Yếu tố thứ hai là môi trường, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác, môi trường làyếu tố ảnh hưởng quan trọng đến nhân cách con người. Sự hình thành và phát triển nhâncách chỉ được thực hiện trong một môi trường nhất định, đặc biệt là môi trường xã hội,như Mác đã nhận định "Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Táchkhỏi xã hội loài người, không sống và giao tiếp với cộng đồng loài người thì không thểhình thành và phát triển nhân cách. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ,phương tiện và điều kiện cho hoạt động và giao lưu của cá nhân nhờ đó cá nhân chiếmlĩnh được sức mạnh bản chất của loài người để hình thành và hoàn thiện nhân cách củamình. Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển nhân cách tuỳthuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với ảnh hưởng đó cũng như phụthuộc vào xu hướng năng lực và mức độ của cá nhân tham gia vào việc cải tạo môitrường.Môi trường có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách.Tuy nhiên cũng không thể tuyệt đối hóa vai trò của môi trường hay còn gọi là thuyết địnhmệnh do hoàn cảnh. Thuyết này khẳng định môi trường quyết định hoàn toàn sự pháttriển nhân cách, phủ nhận tác động của các yếu tố khác có thể cải tạo nhân cách. Một sốcâu ca dao tục ngữ như "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" hoặc "Gần mực thì đen, gần đèn thìrạng" hay "Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa" chỉ đúng ở một chừng44mực nhất định vì nó đã tuyệt đối hóa vai trò của môi trường và phủ định đi những yếu tốkhác. Sự phát triển nhân cách có tư chất, đặc điểm di truyền bẩm sinh là tiền đề, điều kiệnvề mặt vật chất, ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như giáo dục, hoạtđộng cá nhân.Ngược lại có một số quan điểm hạ thấp, phủ nhận vai trò của môi trường trong sựphát triển nhân cách. Đây là sai lầm về nhận thức luận, mầm mống của thuyết giáo dụcvạn năng - thuyết phủ định vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách. Theoquan điểm này, môi trường hoàn toàn không có ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách màchỉ có giáo dục mới đem lại sự phát triển nhân cách ["Trẻ em như tấm bảng bằng sáptrắng mà nhà giáo dục muốn vẽ lên đó cái gì thì nó thành cái đó"]. Nhìn chung, môitrường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách song không quyết định hoàntoàn vì sự phát triển nhân cách vì còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác.Yếu tố thứ ba là giáo dục, giáo dục được đánh giá là giữ vai trò chủ đạo đối với sựhình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục không chỉ vạch phương hướng cho sự pháttriển nhân cách mà còn làm rõ chiều hướng phát triển nhân cách, đồng thời tổ chức, dẫndắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó. Giáo dục đem lại nhữngyếu tố mà bẩm sinh di truyền, môi trường hoàn cảnh không thể đem lại được. Nếu mộtem bé sinh ra có đầy đủ các đặc điểm do di truyền mang lại, được sống trong xã hội loàingười nhưng nếu không được bố mẹ dạy, không được tới trường thì em sẽ không bao giờcó thể biết viết, biết đọc sách, làm tính và càng không thể có tri thức, kỹ năng kỹ xảonghề nghiệp.55Giáo dục dựa trên cơ sở di truyền mà tác động vào các cá nhân, góp phần làm nảysinh và phát triển những nhân cách tốt, những tài năng xuất sắc. Giáo dục có tác động đếnyếu tố bẩm sinh di truyền. Giáo dục phát hiện ra các tư chất do bẩm sinh di truyền manglại, tổ chức, điều khiển, định hướng bồi dưỡng cho các tư chất ấy phát triển theo chiềuhướng tốt nhất. Những trường chuyên, lớp chọn, năng khiếu…được hình thành cũng vớimục đích phát hiện sớm và bồi dưỡng những trẻ có khả năng đặc biệt hoặc trội hơn so vớiđồng trang lứa nhằm tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ. Bên cạnh đó giáo dục cóthể bù đắp, khắc phục những thiếu hụt của con người do bệnh tật gây ra hay do bẩm sinh,di truyền như những trường hợp trẻ khuyết tật [mù, câm, điếc...] nhưng nhờ có giáo dục,trẻ khuyết tật vẫn biết đọc, biết viết, am hiểu tri thức khoa học và giao lưu với mọi ngườibằng ngôn ngữ riêng.Giáo dục còn tác động đến yếu tố môi trường. Trong môi trường, đặc biệt là môitrường xã hội ngoài những ảnh hưởng tích cực có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sựphát triển nhân cách. Giáo dục có vai trò lựa chọn những tác động tích cực, góp phần hạnchế những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường đến giáo dục. Giáo dục góp phần uốn nắnnhững phẩm chất tâm lí xấu, làm cho những phẩm chất này phát triển theo hướng mongmuốn của xã hội. Những trại cải tạo, những trường giáo dưỡng và phục hồi nhân phẩm…được hình thành với mục đích uốn nắn những người lầm lỗi để có thể trở thành công dâncó ích cho xã hội. Đó chính là hiệu quả của công tác giáo dục lại đối với trẻ em hư hoặcnhững người phạm pháp.Vai trò của giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự phát triển nhân cách củangười học và thúc đẩy quá trình hình thành nhân cách theo chiều hướng đó. Giáo dục chỉ66tạo ra sự phát triển nhân cách tốt nhất khi có sự kết hợp của các yếu tố khác. Do đó cầnđánh giá đúng vai trò của giáo dục, đây là yếu tố giữ vai trò chủ đạo nhưng không quyếtđịnh đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy không nên tuyệt đối hoá hoặccoi nhẹ vai trò giáo dục.Yếu tố thứ tư là hoạt động cá nhân và tự giáo dục, yếu tố này là con đường quyếtđịnh trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của chính cá nhân. Điều nàyhoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên trong của sự pháttriển nói chung. Động lực bên trong của sự phát triển chính là mâu thuẫn giữa trình độcủa cá nhân với yêu cầu, đòi hỏi của bên ngoài, của xã hội. Khi giải quyết được mâuthuẫn đó, nhân cách phát triển. Nhưng những mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi conngười tham gia vào các hoạt động, chiếm lĩnh tri thức, nâng cao trình độ cho phù hợp vớiyêu cầu đòi hỏi bên ngoài tạo ra sự phát triển nhân cách. Sự tham gia ở các mức độ khácnhau sẽ dẫn tới sự chiếm lĩnh tri thức ở mức độ khác nhau.Mỗi hoạt động đều đề ra cho con người những yêu cầu nhất định về mặt phẩm chấtvà năng lực. Do vậy quá trình tham gia hoạt động sẽ hình thành và phát triển ở cá nhânnhững phẩm chất năng lực tương ứng. Không có hoạt động, nhất là hoạt động xã hội thìkhông có sự phát triển nhân cách. Nếu muốn biết đọc, biết viết mà không tham gia vàohoạt động học tập, học đọc, học viết thì không thể có những kỹ năng đó. Nhờ hoạt độngcá nhân mà yếu tố bẩm sinh di truyền phát huy được thế mạnh của mình. Hoạt động cánhân giúp cho các tư chất di truyền được phát triển tối đa. Mặt khác, bằng hoạt động cánhân, với ý chí và nghị lực, con người có thể khắc phục những thiếu hụt do bệnh tật gâyra do bẩm sinh mà có, đồng thời có thể đạt đến những thành công nhất định trong lĩnh77vực nghề nghiệp nào đó. Như vậy, hoạt động cá nhân có vai trò rất quan trọng đối với sựhình thành và phát triển nhân cách. Con người hoạt động như thế nào nhân cách sẽ pháttriển như thế ấy. Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển khi con người tham gia vàohoạt động, và tích cực chiếm lĩnh tri thức do hoạt động đem lại.Qua việc phân tích về bốn yếu tố bẩm sinh, di truyền, môi trường, giáo dục, hoạtđộng cá nhân và vai trò của chúng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thấysự hình thành và phát triển nhân cách diễn ra dưới sự tác động đồng bộ của cả bốn yếu tố.Mỗi một nhân tố đều có vai trò riêng trong sự phát triển nhân cách, nếu yếu tố bẩm sinhdi truyền được coi là tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách thì yêu tố môi trườngđược coi là điều kiện, yếu tố giáo dục được coi là giữ vai trò chủ đạo, hoạt động cá nhânđược coi là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự phát triển nhân cách.Như vậy quay trở lại với câu thơ của Bác Hồ “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phầnnhiều do giáo dục mà nên”, Bác đã đề cao vai trò của giáo dục trong việc hình thànhnhân cách. Điều này hoàn toàn phù hợp, vì theo phân tích ở trên thì giáo dục đóng vai tròchủ đạo cho sự phát triển của nhân cách. Theo Người thì kẻ hiền, người dữ trên đời đềukhông phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xãhội, và quá trình giáo dục một con người là không phải trong sớm chiều mà cả một đời“….vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người không hoàn toàn tuyệt đối hoá vaitrò của giáo dục, vì thừa nhận nhân cách là sự tác động của nhiều yếu tố để hình thànhnên, tuy nhiên trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng, chủ đạo [phần nhiều do giáodục mà nên]. Ở đây cũng không hề có sự mâu thuẫn giữa giáo dục đối với các yếu tố khácnhư hoạt động cá nhân hay năng lực bẩm sinh, di truyền trong sự phát triển nhân cách.88Một đứa trẻ dù có bẩm sinh tư chất tốt hoặc nỗ lực tự thân lớn nhưng không được giáodục thì không thể hình thành nhân cách tốt được. Trong lịch sử đã có rất nhiều trường hợptrẻ em vô tình được những loài động vật hoang dã nuôi dưỡng và có cách ứng xử giốngvới chúng mà gần như không thể hòa nhập được với xã hội loài người. Năm 1930, nhàtâm lý học người Mỹ W.N. Kellogg đã thực hiện thí nghiệm nuôi một con tinh tinh nhỏvới chính con trai đẻ của mình, để chứng minh giả thuyết tinh tinh không nói được và cónhững hành vi cư xử không tốt là do chúng không được sống và nuôi dạy trong xã hộiloài người như những đứa trẻ. Dự định ban đầu của Kellogg thí nghiệm này sẽ được thựchiện trong 5 năm, nhưng thực tế nó đã buộc phải chấm dứt vào tháng thứ 9 vì con tinhtinh nhỏ quả thật có những hành vi, biểu hiện tốt và giống với con người hơn, nhưng contrai ruột của ông Donald thì hoàn toàn ngược lại, cậu bé giống như một con tinh tinhtrong cơ thể của con người.Mỗi cá nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện,khơi dậy và phát huy những năng lực ấy là một trong những mục đích cao cả của giáodục. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hìnhthành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xãhội. Câu ca dao “Con ơi muốn nên thân người, Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.”thêm một lần nữa khẳng định quan điểm trên. Bởi vậy, giáo dục được xem là yếu tố quantrọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất.Mặt khác, quá trình hình thành và phát triển nhân cách thực chất là sự tác động qualại giữa các nhân tố bên trong, bên ngoài. Vì vậy, cần có sự nỗ lực, tích cực, tự giác, ýthức vươn lên tự hoàn thiện mình của mỗi cá nhân. Như Edison đã chỉ ra: “Thiên tài chỉ99có 1% là may mắn, 99% còn lại là mồ hôi và nước mắt.” Do đó chẳng có ai sinh ra đã làthiên tài, những danh nhân được cả. Những danh nhân được cả thế giới ngưỡng mộ nhưMoraz, Beethoven hay Newton cũng đều phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ để cóthể đạt được thành tựu sáng tạo khiến người người đời sau kính nể.Hai câu thơ ngắn gọn, súc tích của Hồ Chủ Tịch trích “Nhật ký trong tù” cho đếnnay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Qua đó, đã làm sáng tỏ về vai trò của giáo dục đối với sựhình thành và phát triển nhân cách con người. Mỗi người chúng ta cần tích cực rèn luyện,tự hoàn thiện nhân cách để cái đẹp ngày càng lấn át cái xấu, hướng đến giá trị chân –thiện – mỹ, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn hơn, trở thành một conngười phát triển toàn diện, một công dân có ích cho xã hội trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc.Tài liệu tham khảo: Trương Thị Hoa. 2019: Giáo Dục Học Đại Cương [Tài liệu chuyên đềnghiệp vụ sư phạm]1010

Video liên quan

Chủ Đề