Em mong đợi một môi trường E-learning như thế nào và cần phải có những hoạt động gì

Sử dụng hệ thống E-learning [LMS – Learning Managament System] là một giải pháp phù hợp với xu hướng giáo dục trực tuyến ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Với đa dạng lựa chọn về LMS hiện nay, các cơ sở giáo dục, đặc biệt là bậc giáo dục Đại học, khi cần một hệ thống E-learning phù hợp, cần xét tới 5 tính năng phải có sau đây.

1. Nhập môn

Có thể tùy chỉnh theo ý và linh hoạt

Để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển, hệ thống E-learning LMS trên đám mây phải cung cấp được các giải pháp có thể tùy chỉnh và theo yêu cầu cao để tạo các khóa học và truy cập tài liệu học tập mọi lúc, mọi nơi để thúc đẩy việc tiếp nhận, tham gia và hoàn thành của sinh viên tốt hơn.

Học tập tương tác qua hệ thống E-learning

Với những tiến bộ trong công nghệ như Augmented Reality, thực tế ảo [Virtual Reality] và chơi game, sinh viên thường mong đợi các yếu tố tương tác trong các khóa học. Hệ thống E-learning cloud-based cung cấp trải nghiệm học tập tuyệt vời cho các khóa học phức tạp thông qua video, âm thanh, hình ảnh tương tác, chatbot,….

Tích hợp liền mạch

Hệ thống E-learning cho phép các tổ chức tích hợp liền mạch LMS với các ứng dụng khác để mang lại trải nghiệm người dùng cũng như hiệu quả học tập tốt hơn.

Xem thêm: Hệ thống phần mềm E-learning đã cải thiện nhược điểm của đào tạo truyền thống như thế nào?

2. Về khóa học thực hiện trên hệ thống E-learning

CO/PO Mapping

Các công cụ lập bản đồ chương trình và khóa học cho phép giảng viên xây dựng lộ trình học tập cũng kết quả khóa học và chương trình học, sau đó điều chỉnh các hoạt động giảng dạy và học tập, các mục đánh giá học sinh với kết quả học tập. Hệ thống E-learning cần có tính năng tạo và theo dõi các giáo trình hoặc kế hoạch bài học và giúp sinh viên truy cập các tài nguyên để cải thiện kết quả và tương tác học tập.

Xây dựng khóa học

Có thể linh hoạt và dễ sử dụng các công cụ để tạo, phân phối, quản lý và đánh giá các khóa học bao gồm video, tệp PDF, thậm chí các câu đố và khảo sát đánh giá học sinh trong các thiết bị trực tuyến và di động và đồng bộ hóa dữ liệu của người học ngay lập tức. LMS cloud-based cần sở hữu hệ thống đánh giá khóa học tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tối đa hóa tỷ lệ phản hồi của sinh viên. Các biểu mẫu và khảo sát tùy chỉnh cung cấp độ tin cậy, độ chính xác và hiệu lực cao nhất cho các quyết định dựa trên dữ liệu.

3. Đánh giá khóa học

Các công cụ tạo và lên lịch đánh giá trực tuyến bao gồm các bài giảng, thảo luận, kiểm tra, bài tập, trò chơi, câu đố,..v.v… cho các nhóm khác nhau và sử dụng các bảng đánh giá để đo lường tiến bộ của sinh viên trong một khóa học cụ thể, từ đó cải thiện việc học và vẫn đáp ứng thời hạn của bạn.
Hệ thống E-learning cho phép sinh viên truy cập thuận tiện tất cả các bài tập với tệp đính kèm và liên kết web với lời nhắc tự động.

=> 3 MẸO KHI SO SÁNH HỆ THỐNG E-LEARNING

Có thể tạo khảo sát, feedback, bầu chọn

Có hệ thống chấm điểm tự động

Giảng viên không còn mất nhiều thời gian để tính toán điểm số cũng như nhận xét phù hợp với mỗi sinh viên như cách giảng dạy truyền thống.

4. Lộ trình học tập

Cá nhân hóa hệ thống E-learning theo người học

Lộ trình học tập nên được tùy chỉnh theo từng cá nhân để người học có thể tiếp nhận kiến thức và đạt được những mục tiêu học tập qua các phương thức phù hợp.

Có thể tương tác xã hội

Hệ thống E-learning nên có tính năng cho phép sinh viên chia sẻ tài liệu học tập với bạn bè trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,… cũng như động viên sinh viên thảo luận về khóa học trên các forum và nhận được nhận xét.

Học mọi lúc, mọi nơi

Sinh viên có thể kết nối với khóa học, bài giảng, kế hoạch học tập, điểm số,… từ mọi nơi, mọi thiết bị với trải nghiệm người dùng hoàn thiện nhất.

Vừa chơi vừa học với hệ thống E-learning LMS

Game hóa những kiến thức học tập cũng là một phương pháp hữu hiệu để giúp sinh viên hiểu sâu vấn đề hơn theo một cách phấn khởi cũng như so sánh kết quả học tập với bạn học.

Xem thêm: LMS, 5 dấu hiệu bạn nên đầu tư ngay một hệ thống phần mềm elearning trực tuyến

5. Insights hệ thống E-learning

Phân tích, đánh giá và báo cáo

Hệ thống E-learning LMS phù hợp với trường Đại học phải tích hợp các tính năng như bảng biểu, báo cáo cũng như phân tích về xu hướng học tập của sinh viên, theo dõi tiến độ và tối ưu hóa sự quan tâm và gắn kết của sinh viên dành cho bài giảng.

Thông báo và tin nhắn

Thông báo giúp cả sinh viên và giảng viên được cập nhật thường xuyên với những thông tin mới, từ đó đảm bảo sự kết nối và sẽ không ai bị bỏ lỡ thông tin cần biết. Tin nhắn, đặc biệt là tin nhắn tự động cũng là một cách hiệu quả trong việc giao tiếp online.

=> Cấu trúc một Hệ thống E-learning điển hình

Trên đây là 5 tính năng cần có của mỗi hệ thống E-leanring LMS đối với hệ thống các trường Đại học. Qua bài viết này, hy vọng nhà trường đã nắm được những thông tin cần thiết để lựa chọn được hệ thống LMS phù hợp và tiếp tục con đường triển khai E-learning tại cơ sở giáo dục, xây dựng những bài giảng online bổ ích và có hiệu quả cao!

Quý Nhà trường có thể tìm hiểu thêm về hệ thống phần mềm E-learning tại đây

Liên lạc với OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam qua //oes.vn/ để được tư vấn triển khai E-learning tại trường Đại học, doanh nghiệp và tổ chức!


Học tập trực tuyến [e-learning] mang nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đang được quan tâm chú ý và đưa vào triển khai trong nhiều trường đại học ở Việt Nam với phạm vi, mức độ khác nhau.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung giảng dạy trực tuyến được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học. Người học có thể khai thác nội dung học tập trực tuyến từ thiết bị di động, hay học tập trong mô hình trường đại học ảo…

Viện Đại học Mở Hà Nội là đơn vị tiên phong, bắt đầu nghiên cứu về đào tạo trực tuyến từ năm 2005, và chính thức triển khai tuyển sinh những lớp đầu tiên đào tạo theo phương thức trực tuyến vào năm 2008. Đến năm 2013, Viện Đại học Mở Hà Nội đã xây dựng được hệ thống công nghệ đào tạo trực tuyến, trở thành trường đại học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp phương thức e-learning toàn phần cho đào tạo đại học. Với nhiều hoạt động đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại cho đào tạo trực tuyến, đến nay, Viện Đại học Mở Hà Nội đã có bước tiến dài trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến, hướng tới từng bước trở thành trường đại học ảo đầu tiên ở Việt Nam.

Xu hướng cá nhân hóa hoạt động học tập của con người trong môi trường hiện đại

PV: Thưa TS Trương Tiến Tùng, môi trường học tập e-learning đã tạo sự chuyển biến như thế nào đối với sinh viên hệ không chính quy? So với những hình thức đào tạo truyền thống, hình thức đào tạo này có gì khác biệt?

TS Trương Tiến Tùng: Đào tạo e-learning tạo ra những đột biến quan trọng. Trước đây, khi chúng ta đào tạo không chính quy [thường được gọi là không chính quy truyền thống, chủ yếu đào tạo từ xa] thì sự tiếp xúc của sinh viên với giảng viên rất ít. Học tập theo e-learning làm cho người thầy xuất hiện, cùng làm việc nhiều hơn so với trò so với mô hình truyền thống. E-learning cùng với hình thức học liệu rất hay đó là học liệu điện tử [bao gồm: Sách điện tử -EBook; Bài giảng điện tử; Bộ câu hỏi ôn tập và phần kiểm tra đánh giá quá trình tự học của sinh viên] do chính những giảng viên xây dựng, được tích hợp trên môi trường công nghệ internet đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Trước đây khi học không chính quy truyền thống thì người dạy buộc lòng phải co gọn lại vì thời lượng ít, bây giờ người thầy vô tư thực hiện bằng thời gian thực. Ví dụ, trước đây chúng tôi giảng một học phần 60 tiết cho chính quy thì với e-learning tôi có thể chuyển thành 90 tiết, hệ số là 1,5. Bởi khi lên phòng studio giảng bài, sau đó được ghi lại và chuyển đổi sang chuẩn [SCOM] sau đó đẩy cho người học thông qua môi trường mạng.

Về phía người học mỗi khi lên lớp có 30-35 phút giảng, được nghe giảng viên, và cũng có tương tác. Tương tác ở chỗ học viên nghe xong thì phải trả lời các bài tập hoặc giải quyết các tình huống để hệ thống ghi lại. Lúc ấy là người giáo viên không có mặt nhưng hệ thống ghi nhận tất cả những gì sinh viên làm được, chứ không phải lên lớp nữa. Môi trường này giúp cho chúng ta một việc đang muốn hướng tới đó là cá nhân hóa cho mọi hoạt động của con người trong môi trường hiện đại. Trong một lớp học có nhiều trình độ khác nhau, có thể có bạn tốt nghiệp đại học rồi, nhưng có bạn mới tốt nghiệp cao đẳng hoặc vào đó chỉ để học một vài môn thôi, người ta vẫn có thể nhóm lại thành một lớp môn.

Việc ứng dụng CNTT đã làm cuộc cách mạng trong việc cá nhân hóa ước mơ học tập của người Việt Nam. Họ có thể tiếp xúc, tham gia học tập với bất cứ giáo sư đầu ngành nào, trong bất cứ lĩnh vực nào,…đó chính là việc huy động xã hội hóa nguồn lực trí tuệ của xã hội tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động cho xã hội.

Cùng với công nghệ, chưa bao giờ việc học dễ dàng như hiện nay và mang lại cho người dân cơ hội tiếp cận, học tập để đổi mới tư duy làm việc, đổi mới nơi làm việc, giúp chúng ta xây dựng và bảo vệ được đất nước.

PV: Việc triển khai xây dựng môi trường e-learning có những đặc thù gì? Các đơn vị đào tạo e-learning ngoài trường đại học có sự khác biệt nào không?

TS Trương Tiến Tùng: Sự khác biệt giữa các trung tâm, đơn vị đào tạo e-learning với các trường đại học là ở chỗ người thẩm định nội dung, chương trình. Cần có hội đồng thẩm định nội dung của người dạy thì mới có thể đưa ra giảng dạy.

Hình thức này khi triển khai cũng có những khó khăn, đó chính là khối lượng đầu tư. Chúng ta muốn có môi trường đào tạo e-learning thì phải đầu tư công nghệ khá tốn kém. Người ta hay nói đây là bài chơi công nghệ. Bởi công nghệ lạc hậu và thay đổi rất nhanh, thường chỉ sau vài ba năm là phải tìm cách đầu tư tiếp. Đây chính là rào cản, thách thức rất lớn. Như vậy, chúng ta chỉ thu được lợi ích khi có nhiều người tham gia, tức là lượng sinh viên phải lớn. Hay nói một cách khác là chỉ phù hợp và phục vụ cho xã hội học tập.

PV: Theo thống kê của Trung tâm Đào tạo E-learning-Viện Đại học Mở Hà Nội, hiện đang có gần 7.000 sinh viên theo học bằng phương thức đào tạo E-learning tại đây, hơn 4.000 sinh viên đã ra trường? Ông nhìn nhận số liệu này ra sao?

TS Trương Tiến Tùng: Con số 7.000 là ít. Ở các nước hiện nay, như Malaysia, đào tạo đại học mở - công việc học làm giống chúng tôi thì hiện đang đào tạo cả triệu người. Triệu người này không phải học chỉ để lấy bằng, học những gì mà cá nhân mỗi người cần. Chính vì vậy Chính phủ Malaysia mạnh dạn tuyên bố rằng họ có tiềm năng để tạo nên nền kinh tế số và là một trong những nước đứng đầu khu vực trong lĩnh vực số hóa nền kinh tế. Điều này đỏi hỏi phải có nguồn nhân lực. Đặc biệt trong kinh tế số hoá hiện thực thì lợi ích vô cùng lớn vì người dân có thể thực hiện mua sắm, học tập, hành chính công … mà không cần ra khỏi nhà và rõ ràng sẽ tiện lợi, giảm ách tắc giao thông...

Với việc học tập bằng phương pháp e-learning, ngoài nội dung kiến thức tích lũy được thì vô hình chúng chúng ta còn xây dựng được hai kỹ năng, đó là kỹ năng sắp xếp thời gian hay nói cách khác là cá nhân hóa kế hoạch và kỹ năng sử dụng, khai thức đa mục đích với các phương tiện thông minh [máy tính, điện thoại, vô tuyến …].

PV: Nguyên nhân do đâu mô hình đào tạo trực tuyến của chúng ta chưa thu hút?

TS Trương Tiến Tùng: Trước đây mọi người hiểu về học tập suốt đời chưa đầy đủ, cứ nghĩ là học chỉ để giải quyết công việc, để bổ nhiệm hay làm gì đó…Dần dần, sau nhiều năm, Đảng và chính phủ có chính sách tuyên truyền, hỗ trợ phát triển giáo dục mở hợp lý, đến giờ người ta mới bắt đầu nhìn thấy là học để kiếm sống và đối với những người lớn tuổi thì học là để làm trẻ lại bộ não của mình, học để chung sống với con cháu. Bây giờ mọi người mới hình thành tư duy này. Và số lượng mới bắt đầu đông người tham gia.

Ngoài ra, nguyên nhân còn nằm ở chỗ, loại hình đào tạo này không phải chỉ cần có sự ủng hộ của người dân, mà còn là sự ủng hộ của chính quyền các cấp. Đầu tiên là về mặt tuyên truyền, đừng kỳ thị. Internet, công nghệ mạng có tính hai mặt. Một thông tin xấu có thể lan truyền rất nhanh, nhưng nếu người ta khai thác nó cho mục đích học tập cho chính cá nhân trong xã hội vươn lên thì rất hay, cần huy động mặt mạnh ấy để cho mọi người có quyền tiếp xúc.

Cam kết về chất lượng đó là việc của cơ sở đào tạo, còn cần phải khuyến khích người dân tham gia thì dân trí mới tăng lên, chúng ta mới có thể hiện đại hóa đất nước.

Xu hướng đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

PV: Có sự chênh lệch về độ tuổi của những người tham gia học trực tuyến hay không, thưa ông?

TS Trương Tiến Tùng: Tỷ lệ chênh độ tuổi học trực tuyến không lớn, chỉ một vài phần trăm. Trước đây người học trực tuyến phải trẻ. Bởi khi học trực tuyến họ phải có công nghệ, biết sử dụng máy tính. Đến giờ, càng ngày, việc phổ cập các thiết bị công nghệ đã dần xóa đi khoảng cách tuổi tác.

PV: Cùng với công nghệ, môi trường học tập trực tuyến, quan điểm về học tập suốt đời cũng thay đổi?

TS Trương Tiến Tùng: Có thay đổi khá mạnh. Nếu trước đây người ta nghĩ đi học là việc dành cho độ tuổi thanh niên, thì giờ độ tuổi ấy đã bị xóa bỏ. Trước đây độ tuổi 20 mới nghĩ việc học đại học, dưới 36 tuổi mới nghĩ việc đi làm nghiên cứu sinh. Bây giờ có những sinh viên tuổi thậm chí 70, họ học hoàn toàn vì sở thích của bản thân và muốn làm cho con cháu hiểu nhu cầu tri thức trong xã hội là rất cao.

Chúng tôi rất vui vì có những sinh viên ở nhiều lứa tuổi. Hơn nữa khi đầu tư ban đầu dù có tốn nhưng nếu như có một cộng đồng khai thác, đồng thời với việc Viện Đại học Mở Hà Nội đầu tư hạ tầng và công nghệ, các trường khác cùng tham gia nội dung nội dung thì sẽ đạt hiệu quả rất tốt.

Ngoài ra còn có sự tham gia đóng góp nội dung từ các cơ quan muốn bồi dưỡng cho cán bộ của mình. Như trường hợp chúng tôi đã làm việc với UNESCO để cung cấp hạ tầng cơ sở cho cán bộ UNESCO để họ tuyên truyền về thảm họa thiên nhiên, dạy cho các giáo viên và học sinh tiểu học các kỹ năng ứng phó khi gặp thảm họa thiên nhiên như lụt…UNESCO đã sử dụng công nghệ của chúng tôi để thiết lập các bài giảng, sau đó, ai cũng có thể vào học được.

Hay Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đang dự kiến cùng chúng tôi xây dựng hệ thống dành cho công nhân nâng cao kỹ năng an toàn lao động do có thực trạng là các khu công nghiệp tuyển lao động phổ thông không qua đào tạo, không có kỹ năng tự bảo vệ mình.

PV: Theo ông trong giai đoạn tới đào tạo trực tuyến đóng vai trò thế nào ở Việt Nam?

TS Trương Tiến Tùng: Hiện nay Có một lực lượng lao động không ít ở các khu công nghiệp được tuyển dụng là lao động phổ thông vậy 10 đến 15 năm nữa, khi mà sức lao động phổ thông bị vắt kiệt, đồng lương thì không thể tăng mãi, gia đình con cái làm cho năng suất lao động kém đi…thì họ sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường lao động. Khi đó cuộc sống của họ sẽ rất bấp bênh bởi xuất phát của họ là không được đào tạo, trong tay họ không có nghề gì cả, đã thoát ly khỏi nông thôn giờ quay về làm nông dân cũng gặp khó khi công cụ, đất đai không có. Nông nghiệp bây giờ cũng là nông nghiệp hữu cơ, đòi hỏi có tri thức.

Chỉ có giáo dục hiện đại, thông qua giáo dục trực tuyến mới giúp họ được đào tạo lại. Và giáo dục phổ cập muốn rẻ nhất, nhanh nhấ thì phải sử dụng công nghệ. Chúng tôi đầu tư cho cái này và nghĩ rằng sẽ lôi kéo được cộng đồng ủng hộ tham gia, với ý nghĩa là làm lợi cho xã hội.

Gần đây chúng ta hay nói đến Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – Công nghiệp thế hệ 4.0; Cách mạng trí tuệ; Nền kinh tế tri thức…Với nền kinh tế tri thức thì gắn liền với Xây dựng xã hội học tập – Đào tạo học tập suốt đời. Nếu trong thời kỳ hội nhập hiện nay không có một sự gợi mở, gắn kết để tạo nên xã hội học tập thì công tác phát triển của mỗi địa phương, mỗi đất nước đều gặp khó khăn. Bởi cuộc cách mạng trí tuệ làm thay đổi cơ bản nền kinh tế chúng ta đang có, đó là nền kinh tế tri thức - gắn liền với đào tạo và học tập suốt đời.

23 năm qua với triết lý là mang cơ hội học tập đến cho mọi người, Viện Đại học Mở Hà Nội đã làm được một số vấn đề liên quan đến xây dựng xã hội học tập và liên quan đến sử dụng công cụ đào tạo từ xa. Trong thời kỳ đổi mới còn có một nhiệm vụ quan trọng nữa đó là đẩy mạnh công nghệ hóa trong giáo dục, mang lại nguồn thông tin về giáo dục đến mọi người, ở mọi miền khác nhau khi có nhu cầu học tập.

PV: Vậy cụ thể tiếp theo đây, Viện Đại học Mở Hà Nội có hướng đi thế nào đối với mô hình đào tạo trực tuyến?

TS Trương Tiến Tùng: Chúng ta thường nói rằng giáo dục phải đi trước một bước. Viện Đại học Mở Hà Nội không chỉ sử dụng máy tính cho công tác đào tạo trực tuyến, mà đã tiến đến bước sử dụng mobile-learning, tức là giúp người học tiếp cận dễ dàng hơn. Với môi trường phủ sóng 3G, 4G chúng tôi đón đầu xu hướng học trên mobile. Thiết bị mobile sẽ làm giản tiện hơn nữa việc học trực tuyến và sẽ làm tăng số lượng người học lên nữa.Viện chú trọng đầu tư để nâng cấp công nghệ giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đã lắp đặt 8 phòng học đa năng được kết nối với trung tâm đào tạo tại Hà Nội sử dụng công nghệ mới, đưa vào khai thác đào tạo trực tuyến với mạng lưới liên kết rộng khắp trong cả nước.

Video liên quan

Chủ Đề