Đông vai một hướng dẫn viên du lịch Thuyết minh về một danh lam Thắng cạnh ở Hà tĩnh

Khu di tích Đền Hùng:

- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương , thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

- Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

- Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,…. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết. đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.

- Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như: cổng đền, đền hạ, đền trung, đền thượng và Lăng Hùng Vương, đền Tổ mẫu Âu Cơ...

- Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!

Khu di tích thành Cổ Loa:

- Thành Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.

- Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 24km, thế nên di tích thành Cổ Loa là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần. Muốn ghé thăm thành Cổ Loa, các bạn đi theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Sau khi qua cầu sẽ tới thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi thêm 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Nhìn từ góc độ địa lý, vị trí của thành Cổ Loa có ý nghĩa rất lớn. Đây là nơi có hai dòng sông huyết mạch giao nước gần Cổ Loa, là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng. 

- Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Thành Nội chu vi 1600m, thành Ngoại chu vi 15km, hình dáng khúc khuỷu, bao gồm vô số những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc,tượng Cao Lỗ, am Mị Châu,….

Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất và có quy mô, cấu trúc lớn nhất là cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong số những thành cổ ở nước ta. Là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN, hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia. Trong khu di tích có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương,… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người tham quan.

                                                                                                                                                   Chúc bạn học tốt .

Bạn đang gặp khó khi làm bài vănThuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Tĩnh? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Tĩnh - Mẫu số 1

Đến Thạch Hải, du khách sẽ được ngắm nhìn bãi biển phẳng lỳ, nước trong vắt, cát trắng tinh khôi, sóng vỗ nhẹ nhàng hòa vào tiếng vi vu của rừng phi lao xanh ngắt rộng 60 – 70 m, chạy dài trên 10 km.

Từ bãi tắm, du khách có thể tản bộ dọc theo bãi biển, dạo chơi trong rừng phi lao hoặc sử dụng các phương tiện cơ giới theo đường nhựa để đến với những điểm du lịch hấp dẫn trong quần thể khu du lịch.

Đi ngược về phía bắc, du khách sẽ đến điểm du lịch sinh thái Quỳnh Viên với nhiều khe suối, hang động đẹp như: khe Mưa Dông, ao Tăm, hang ông Duông, hang Lòn, hang Hớp, đền thờ vọng Lê Khôi,… Qua Quỳnh Viên là đền thờ Chiêu Trưng Đại vương, một di tích văn hóa nghệ thuật nổi tiếng đã được nhà nước xếp hạng.

Du khách sẽ được thưởng ngoạn kiến trúc độc đáo của đền Lê Khôi được xây dựng từ thế kỷ XV [năm 1447] và thăm các đền Liễu Hạnh, Cá Ông, mũi Long Ngâm,… trong một không gian biển trời, non xanh, nước biếc hòa quyện, đền miếu hài hòa cổ kính mà thơ mộng. Tại khu lâm viên này, du khách có thể tham gia các loại hình giải trí như leo núi, câu cá và ngắm cảnh.

Đi ngược về phía nam, du khách có thể đến với bãi biển Thiên Cầm, tham quan di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc. Đêm xuống, du khách có thể chiêm ngưỡng “thành phố ánh sáng” được tạo nên bởi hàng trăm ngọn đèn đánh cá mực của ngư dân trên biển. Với những ai có tính hiếu kỳ, có thể đóng vai người dân chài, theo thuyền của ngư dân ra biển để có được những cảm giác mới mẻ, lý thú khi câu cá, mực về đêm.

Khu du lịch Thạch Hải không chỉ thu hút du khách bằng vẻ đẹp tự nhiên mà còn bằng sự tiện lợi đối với mọi loại hình và đối tượng du lịch. Bãi biển Thạch Hải cách thị xã Hà Tĩnh 10 km. Khoảng cách đó thật là lý tưởng, không quá gần đô thị để bị mất đi tính hồn hậu, hoang sơ và cũng không quá xa cho nhu cầu đi lại, giao dịch.

Khách du lịch sang trọng có thể vào nhà nghỉ Điện Lực với các tiện nghi hiện đại, tắm biển, thưởng thức đặc sản biển, chơi ten-nít, cầu lông, bóng chuyền,… Những ai chỉ quen với cuộc sống đô thị có thể thuê khách sạn ở thị xã và đi về chỉ trong vài chục phút.

Riêng với người dân thị xã Hà Tĩnh và các vùng lân cận, Thạch Hải là điểm thư giãn lý tưởng cho cả gia đình vào các kỳ nghỉ cuối tuần, thậm chí mỗi ngày trong suốt cả mùa hè. Vì thế, dù mới đưa vào khai thác 4 năm, nhưng khu du lịch sinh thái này đã thu hút trên 5 vạn lượt người trong và ngoài tỉnh đến tắm biển và du lịch vào mỗi mùa hè.

Một khu du lịch bãi biển có núi, rừng và quần thể di tích, bãi biển sạch đẹp, giao thông thuận tiện như Thạch Hải không có nhiều ở Việt Nam. Do đó, sau nhiều năm bị lãng quên, Thạch Hải đã được đánh giá đúng vị thế và tiềm năng vốn có. Việc phê duyệt quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái biển Thạch Hải của Uỷ ban nhân dân tỉnh vào tháng 2-2002 đã đưa vùng biển này lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư.

Cùng với sự phát triển đô thị ở thị xã và khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê cũng như sự phát triển của đời sống xã hội trong tương lai, tiềm năng của Khu du lịch sinh thái biển Thạch Hải đã và đang thức dậy với sức vươn tích tụ từ hàng nghìn năm để trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong tương lai.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Tĩnh - Mẫu số 2

Chùa thường được gọi là chùa Hương, tọa lạc ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trên đỉnh Ngàn Hông, núi Hương Tích thuộc dãy Hồng Lĩnh. Hồng Lĩnh là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tĩnh đã được chạm khắc vào Anh đỉnh, một trong 9 đỉnh đồng lớn ở cố đô Huế năm Minh Mạng thứ 17 [1836].

Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, đi khoảng 5km về hướng Đông thì tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây, chúng ta đi bộ ven triền núi đến miếu Linh Sơn hoặc đi thuyền trên lòng hồ Nhà Đường khoảng l,5km tới miếu Cô thì dừng lễ trình trước khi lên chùa.

Chùa được dựng từ thời Trần, nhưng đã gắn với truyền thuyết xa hơn, đó là sự tích Bà Chúa Ba tức Công chúa Diệu Thiện, con gái Sở Trang Vương, đến tu hành và đắc đạo ở đây.

Quần thể chùa Hương được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết, am Thánh Mẫu là nơi Công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật Quan Âm. Chung quanh chùa còn có nhiều cảnh quan như: động Tiên Nữ, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên Tắm…

Tác giả Bảo Ngọc trong báo Du lịch Việt Nam [số 10, ngày 07-03- 2003] cho biết Lưu Công Đao năm 1811 đã mô tả chùa Hương Tích trong Thiên Lộc huyện phong thổ chí như sau: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng gọi là nền Trang Vương… Người ta lấy đá xây thành am, trong am dặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái chùa cỏ đền thờ Đại vương núi Hồng.

Trong đền có tấm biển vua ban chữ thếp vàng… Một dãy suối xanh, sóng vùng vạn khoảnh, theo bậc đá đến, mỗi bước lại một cảnh sắc khác nhau, lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi tháng cảnh đệ nhất ở miện Hoan Châu”.

Chùa còn giữ một số di vật cổ như: gạch thời Trần, chuông thời Lê…

Hằng năm, lễ hội chùa từ đầu tháng giêng đến 19 tháng 2 âm lịch, đã đón tiếp đông đảo khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Chùa đã được Bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Tĩnh - Mẫu số 3

Đến Hà Tĩnh, vùng đất nổi tiếng với những địa danh văn hóa độc đáo của nước nhà, các tín đồ du lịch sẽ có cơ hội khám phá ngôi chùa cổ mang một cái tên vô cùng bay bổng - Chùa Hương Tích.

Chùa Hương Tích hay còn được biết đến với cái tên là Hương Tích Cổ Tự hay là chùa Thơm, là ngôi chùa cổ được mệnh danh là "Hoan đệ nhất thắng danh thắng" với thứ hạng 21 trong danh sách những thắng cảnh nước Nam xưa kia. Không một ai là có thể đoán được thời gian mà chùa được xây dựng nên, chỉ thông qua những dấu tích, tàn dư còn sót lại, các nhà sử học, nhà nghiên cứu phần nào dự đoán chùa được xây dựng vào khoảng những năm của thế kỷ 13.
Chùa Hương Tích vốn được biết đến gắn liền với sự tích về Thần Hổ và công chúa Diệu Thiện trốn chạy. Theo như tương truyền, Hổ Thần được giao sứ mệnh bảo vệ và che chở cho nàng công chúa Diệu Thiện đến núi Hồng Lĩnh để dựng am và tu tập. Bạch Hổ được Phật Tổ sai đưa nàng công chúa trốn sang đất Việt Thường Thị.Khi đến núi Ngàn Hống, Thần Hổ đã cõng công chúa đến suối Hương Tuyền, sau đó đưa lên động cao Đá Đôi để sống ẩn thân. Cuối cùng đưa xuống động Hương Tích.

Điểm nổi bật nhất của chùa có lẽ là do lối kiến trúc cổ điển, mang đậm dấu ấn tôn giáo của dân tộc ta thông qua những dấu tích còn sót lại theo thời gian. Mặc dù sau trận hỏa hoạn năm 1885, tất cả những công trình và các hiện vật của chùa đề bị thiêu rụi nhưng vẫn còn lại một vài kiến trúc đơn lẻ, gạch lát thời Trần và chuông thời Lê.Với danh hiệu là quần thể di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, chùa Hương Tích sở hữu nhiều ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần cùng nhiều ngôi đền khác mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam.Bên cạnh đó, nằm cách chùa chừng 500m còn có một ghềnh đá cũ kỹ mang tên gọi là nền Trang Vương, là nơi được Diệu Thiện dâng tay - mắt làm thuốc, giúp Sở Trang Vương khỏi bệnh hoàn toàn. Ngày nay, nơi này chỉ còn lại một số dấu tích như nền đá, gạch vỡ bị chìm lấp sau những tán cỏ tranh và lau lách rêu phong. Tuy vậy, với cách bài trí mới mẻ, nơi này vẫn thu hút khách du lịch ghé đến. Nhất là khi bước vào mùa thu thì nơi này đã ngập trong sương mờ vô cùng huyền ảo.

Lễ hội chính của chùa được diễn ra vào ngày 18/2, là ngày công chúa Diệu Thiện hóa Phật với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao truyền thống với quy mô lớn vô cùng hấp dẫn, nhộn nhịp.

Đến Hà Tĩnh du lịch, du khách nên một lần ghé qua chùa Hương Tích. Không chỉ là cơ hội tuyệt vời để ngắm nhìn lối kiến trúc huyền ảo, thanh tịch, cổ kính của chùa mà còn là dịp để nhìn ngắm lại những vẻ đẹp văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam ta.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Tĩnh - Mẫu số 4

Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại Hành [980 – 1005] nhưng phải đến 500 năm đầu thì Hoành Sơn – Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong.

Từ thời vua Lâm ấp đã xây luỹ Lâm ấp để chống giữ quân Tấn thì đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng một hệ thống đôn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh.

Kể từ khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc. Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung.

Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan [cửa Hoành Sơn] ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.

Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước.

Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển.

Và hình như ít nơi có được, suốt từ Đèo Ngang ra tận Đèo Con là một bãi thật đẹp, cát trắng mịn màng, trời cao, đèo cao và biển mênh mông… Theo quốc lộ 1 A đến với Đèo Ngang, Đèo Con bạn sẽ được ngắm nhìn non nước kỳ vĩ quê tôi và nghe kể chuyện một địa danh mà sử sách từ hơn ngàn năm trước đã ghi.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Tĩnh - Mẫu số 5

Mặt trời dần lên, nơi làng chài Cửa Nhượng thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh nhộn nhịp người bán, mua hải sản đánh bắt được sau những chuyến lênh đênh trên biển của ngư dân. Với ngư dân Nhượng Bạn, những câu chuyện về nghề, về biển, về những niềm vui, nỗi buồn cùng biển cả mênh mông tưởng chừng như bất tận.

Cách thị trấn Cẩm Xuyên khoảng 15 km về phía Ðông, Cửa Nhượng được hình thành cách đây hơn 600 năm. Cư dân vùng biển Cửa Nhượng lập nên làng Nhượng Bạn, cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề khai thác, đánh bắt hải sản, cung cấp cho thị trường nhiều thứ đặc sản biển nổi tiếng. Đây là vùng biển cửa sơn thủy hữu tình với những sinh hoạt văn hóa tinh thần như đánh cờ người, hội chèo bơi, hò chèo cạn, hò đẩy thuyền… mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, hấp dẫn du khách muôn phương.

Cơ La, Kỳ La hải khẩu, Thiên Cầm và Nhượng Bạn là một địa danh mà từ rất xa xưa đã được nhắc đến nhiều trong những cuốn cổ sử và truyền thuyết của dân tộc. Mảnh đất này từng chứng kiến và khắc ghi lại dấu ấn của nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử, trong đó có những dấu ấn được xem là bước ngoặt lịch sử quan trọng đối với đất nước ta.

Tọa lạc trên một doi cát hình bán nguyệt, phía Bắc Cửa Nhượng giáp núi Thiên Cầm gắn với câu chuyện lịch sử về Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ thời Minh thuộc. Phía Đông nam có núi Voi chắn gió. Tên gọi Nhượng Bạn xuất phát từ việc bà Hoàng Càn, là cung phi thời nhà Trần đến đây thương lượng với dân làng lân cận nhượng lại cho dân làng chài vùng Cẩm Nhượng một rẻo đất để ở và lập kế sinh nhai. Tưởng nhớ công ơn bà, người dân lập đền thờ tại làng chài và ngày nay người ta gọi làng chài này là Cửa Nhượng.

Ban đầu, làng chài chỉ lơ thơ mấy con thuyền độc mộc. Sau dần, thấy nguồn hải sản ở đây phong phú, người ở các vùng miền khác, trong tỉnh có, ngoài tỉnh có, đến đây sinh cơ lập nghiệp hoặc ghé thuyền đánh bắt. Làng chài trở nên tấp nập thuyền bè. Ðời sống ngư dân cũng khá dần. Nhiều nhà sắm thêm thuyền. Thuyền bè cũng được cơ giới hóa, phục vụ những chuyến đánh bắt dài ngày.

Tầm gần 5 giờ sáng, mặt trời lửng lơ phía xa vời, bình minh nhuộm rực mặt biển. Thương lái đổ về, huyên náo, tấp nập trên bãi cát mà người dân vẫn gọi là bến cá Cồn Gò. Xe ô tô, xe kéo, xe máy nhan nhản để chờ đợi những chiếc thuyền chở đầy ắp cá tôm. Thuyền cập bến, ngư dân sau những đêm dài trên biển vẫn khỏe khoắn, nhanh nhẹn đến lạ. Họ xuống bờ, nhanh tay kéo thừng đưa thuyền vào bãi. Những tiếng hò của đám bạn thuyền vang lên cùng tiếng người mua kẻ bán râm ran náo động một vùng.

Không chỉ là nơi của những loài hải sản tươi ngon, mặn mòi mùi biển. Làng chài cổ nhượng Bạn từ bao đời nay hàng năm, đến tháng 6 âm lịch, có những đàn chim cù kỳ bay về rợp trời. Đó là loài chim mỏ đỏ, thịt chắc và thơm lừng. Cù kỳ và rắn biển là đặc sản của vùng này, ai được nếm một lần sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon của nó.

Làng chài Cửa Nhượng được hình thành như ngày nay đó là kết quả của cả một quá trình lâu dài của bao thế hệ, từ thủa khai sơn phá thạch, xây ấp lập hàng, mở mang nghề nghiệp dựng xây cuộc sống. Đi đến làng chài Cửa Nhượng, du khách không chỉ được đắm mình trong khung cảnh yên bình của một làng chài lãng mạn, mà còn thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp biển Thiên Cầm nơi sẽ mang lại những cảm xúc thăng hoa sau những ngày mỏi mệt.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Tĩnh doTop lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề